Monday, 15 October 2018

Trực khuẩn – Wikipedia tiếng Việt


Từ bacillus nhằm miêu tả hình dáng của một nhóm vi khuẩn khi được quan sát dưới kính hiển vi. Nó xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là hình que. Do đó, một số nơi gọi là khuẩn que hoặc trực khuẩn.

Tuy nhiên, Bacillus (viết hoa và in nghiêng) là tên của một chi gồm các vi khuẩn hình que, Gam dương, hiếu khí thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes.

Trực khuẩn có ở mọi nơi trong tự nhiên và khi điều kiện sống gay go, chúng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài. Loại sinh vật này có cực kỳ nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại.

Hai loài được xem là quan trọng về mặt y học là Bacillus anthracis (gây ra anthrax) và Bacillus cereus (có thể gây ra một dạng bệnh từ thực phẩm tương tự Staphylococcus). Hai loài nổi tiếng làm hỏng thức ăn là Bacillus subtilisBacillus coagulans. B. subtilis là một sinh vật hiếu khí sống ký sinh có bào tử có thể sống sót trong độ nóng cao thường thấy khi nấu ăn. Nó chính là tác nhân làm cho bánh mì hư. B. coagulans có thể phát triến đến tận mức pH 4.2 và gây ra vị chua nặng ở thức ăn đóng hộp bị ôi (bao gồm cả các thức ăn có tính acid mà bình thường có thể khống chế sự phát triển của đa số vi khuẩn ở mức thấp nhất). Ấu trùng Paenibacillus gây ra các chứng bệnh của ong mật ở ong mật.

Bacillus là vi khuẩn gam dương tính và catalase dương tính, sử dụng khí oxy làm chất nhận electron khi trao đổi khí trong quá trình trao đổi chất. Qua kính hiển vi Bacillus đơn lẻ có hình dạng giống những chiếc que, phần lớn những chiếc que này có bào tử trong hình oval có khuynh hướng phình ra ở một đầu. Thường thì người ta quan sát thấy tập đoàn của giống sinh vật này rất rộng lớn, có hình dạng bất định và đang phát triển lan rộng.

Có một cách dễ dàng để cô lập một loại trực khuẩn nào đó là cho đất tốt vào trong ống nghiệm cùng với nước, lắc đều, cho vào mannitol salts agar đã tan, và giữ ở nhiệt độ trong phòng ít nhất một ngày.





Tết (định hướng) – Wikipedia tiếng Việt



Tết trong tiếng Việt có thể được dùng để chỉ nhiều lễ hội cổ truyền của Việt Nam:


  • Tết Nguyên đán, hay thường gọi là Tết, là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt, nhằm mùng 1 tháng 1 âm lịch
    • Tết Trồng cây - một phần của Tết Nguyên Đán.

  • Tết Dương lịch, hay Tết Tây, vào ngày 1 tháng 1 của Dương lịch

  • Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên: rằm tháng riêng (15 tháng 1 âm lịch)

  • Tết Thanh minh: tháng ba âm lịch

  • Tết Hàn thực: mùng 3 tháng 3 âm lịch

  • Tết Đoan ngọ: mùng 5 tháng 5 âm lịch

  • Tết Thiếu nhi: 1 tháng 6 dương lịch

  • Tết Trung nguyên: rằm tháng bảy (15 tháng 7 âm lịch)

  • Tết Trung thu: rằm tháng tám (15 tháng 8 âm lịch)

  • Tết Trùng cửu: mùng 9 tháng 9 âm lịch

  • Tết Trùng thập: mùng 10 tháng 10 âm lịch

  • Tết Cơm mới hay Tết Hạ nguyên: 10 tháng 10 âm lịch hoặc Rằm tháng mười (15 tháng 10 âm lịch)

  • Tết Táo quân: 23 tháng chạp

Ngoài ra, trong nhiều ngôn ngữ khác, nhất là trong tiếng Anh dùng tại Hoa Kỳ, chữ Tết (nhiều khi viết là Tet, đôi khi viết là Têt) được dùng để chỉ sự kiện Tết Mậu Thân xảy ra vào năm 1968.


  • Tết Trung Hoa, hay còn gọi là Xuân tiết, Nông lịch tân niên.

  • Tết Triều Tiên, hay còn gọi là Cựu chính.

  • Tết Nhật Bản, hay còn gọi là Chính nguyệt.

  • Tết Lào, hay còn gọi là Tết té nước, Bun Pi May.

  • Tết Khơ-me, hay còn gọi là Chol Ch'năm Th'mây

  • Tết Thái, hay còn gọi là Songkran.

  • Tết Ba Tư, hay còn gọi là Nowrūz.


Đồ họa độc lập – Wikipedia tiếng Việt


Tranh khắc gỗ miêu tả sóng thần ở Kanagawa của họa sĩ Nhật Bản Katsushika Hokusai, từ thế kỷ 19

Đồ họa độc lập, hay còn gọi là Đồ họa giá vẽ, là một trong những bộ môn nghệ thuật tạo hình kinh viện. Trong ngành Mỹ thuật người ta thường dùng thuật ngữ "đồ họa" để chỉ Đồ họa độc lập như một khái niệm đồng nhất.

Người ta dùng các kỹ thuật in để thể hiện một tác phẩm đồ họa. Một tranh đồ họa đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hình, còn phải chú ý tới những ký thuật chế bản và in ấn.

Tuy nhiên, việc in tranh trong đồ họa độc lập có một vài điểm khác với đồ họa ấn loát. Mỗi tác phẩm được in riêng biệt, được đánh số và ký tên như một tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải một bản sao.

Mỗi tác phẩm đồ họa có thể được in bởi một hoặc nhiều bản in khác nhau. Việc tạo ra các bản in này gọi là chế bản. Có ba kỹ thuật chế bản là khắc nổi, khắc lõm và khắc phẳng, phụ thuộc vào phần tác động của bản in lên tranh.

Các nghệ sĩ đồ họa làm việc với nhiều chất liệu như mực in, màu nước, màu dầu, màu sáp vân vân... Bề mặt in thường là gỗ, kẽm, đá. Ngày càng có nhiều phương pháp mới hiện đại ứng dụng vào công nghệ in đồ họa làm cho chất liệu trở nên phong phú hơn, ví dụ kỹ thuật số.


Bốn kỹ thuật in chính trong ngành đồ họa là khắc gỗ, khắc kẽm (khắc kim loại), in đá và in lưới. Ngoài ra còn có chine-collé (kỹ thuật in trên chất liệu giấy mỏng), collography, in độc bản, khắc nguội, chấm và nét, khắc nạo, linocut (in trên ván lót sàn), aquatint (kỹ thuật rắc nhựa thông lên bản in) và in bằng sáp ong (như trên vải hoa của người Mông).


Khắc gỗ[sửa | sửa mã nguồn]


Đọc bài chính về khắc gỗ.
Chế bản in khắc gỗ

Khắc gỗ là kỹ thuật in khắc nổi cổ xưa nhất, có tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ 9. Phương pháp này phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 15 với việc phổ biến giấy và kỹ thuật in chữ rời.

Trong kỹ thuật khắc gỗ, người ta dùng gỗ xẻ ngang cây (ngang thớ) để khắc và in những hình ảnh chi tiết tinh xảo. Gỗ xẻ dọc thớ được dùng cho những bản in rộng, dễ khắc.

Quy trình khắc và in được thực hiện như sau: người nghệ sĩ vẽ phác lên tấm gỗ rồi dùng dao khắc đục hoặc khắc bỏ đi những phần không cần bắt mực. Đường nét và hình khối có trên bức tranh sẽ nổi lên. Các phần này được bôi mực bằng con lăn (ru-lô). Đặt một tờ giấy áp sát bề mặt bản in và vuốt tay, hoặc lăn ru-lô, hoặc in bằng máy rập nén chuyên dụng. Như vậy các bề mặt không bị khắc bỏ đi sẽ để lại hình vẽ trên tranh in gỗ.

Với tranh in gỗ màu, người ta dùng từng bản in riêng cho mỗi màu. Tiêu biểu cho loại hình này là các bản khắc cổ của tranh Đông Hồ tại làng Hồ, tỉnh Bắc Ninh.

Tranh khắc gỗ dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống là những di sản quý của nền mỹ thuật Việt Nam.


Khắc kim loại[sửa | sửa mã nguồn]


Khắc kim loại là một nhánh phổ biến của kỹ thuật in khắc lõm intaglio. Tranh khắc kim loại có khả năng diễn tả sự vật bằng phương pháp chấm, nét, tạo mảng một cách tinh vi, tỉ mỉ, chính xác để tạo nên vẻ hấp dẫn kì diệu. Kỹ thuật này ra đời vào thế kỷ 15 ở châu Âu, phần lớn là tranh in đen trắng, sau này mới phát triển thêm tranh in màu.

Bản in thường là một tấm kẽm, hoặc đồng. Bằng cách khắc nguội hoặc khắc nóng kết hợp với các kỹ thuật khác như khắc nạo (mezzotint), rắc nhựa thông (aquatint)..., người ta sẽ tạo ra các hình dáng, đường nét và các điểm lõm trên bề mặt bản in.


  • Khắc nguội: Dùng dao trổ có mũi nhọn tạo những nét và chấm trên bề mặt tấm kim loại.

  • Khắc nóng: Còn gọi là khắc axit. Phủ kín hai mặt của tấm kim loại bằng một loại sơn hay vecni để chống lại sự ăn mòn của axit. Dùng dao khắc có mũi nhọn để vạch, khía vào lớp phủ theo hình vẽ muốn có. Nhúng tấm kim loại vào dung dịch axit, những chỗ kim loại lộ ra sẽ bị axit ăn mòn. Tình thời gian cho đến khi sự thẩm thấu của axit vừa đủ độ sâu thì dừng lại. Rửa sạch lớp phủ trên tấm kim loại bằng dầu hỏa hoặc dầu thông, việc chế bản đã hoàn tất.

Người ta lăn mực vào bản in và dùng một cái giẻ chà mạnh để mực xuống đều trong các rãnh lõm. Lau sạch bề mặt tấm kim loại, những chỗ lõm đó sẽ giữ lại mực. Đặt giấy in đã được làm ẩm lên bản khắc, lót lên trên một lớp nỉ mềm rồi ép mạnh qua các máy in (có trục sắt lăn tạo lực rất mạnh). Giấy ẩm sẽ hút mực và in hình tranh lên mặt giấy.


In đá[sửa | sửa mã nguồn]


Đọc bài chính về in đá.

In đá (lithography) là loại hình in tiểu biểu cho phương pháp khắc phẳng. lithos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đá còn graphy là vẽ, viết. Được khám phá vào năm 1798 bởi Aloys Senefelder (1771-1834, nhà văn Đức) như một phương tiện rẻ tiền để in các vở kịch múa cho mình, tranh in đá ngay lập tức được phổ biến khắp châu Âu.

Ở Việt Nam, tranh in đá được sử dụng để in quảng cáo nhãn hiệu hàng hóa từ thời thuộc địa của Pháp, trước năm 1945. Kỹ thuật này được dạy tại trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam từ khi mở khoa Đồ họa vào năm 1977.


  • Kỹ thuật chế bản in đá: Người ta phủ một lớp vecni hoặc một loại sơn đặc biệt lên mặt phẳng của tấm đá litho. Dựa vào tính chất đối kháng của nước và mỡ trong mực in, người ta dùng bút chì mỡ (để tạo chất cứng) và dung dịch laque (để tạo chất mềm) vẽ lên mặt tấm đá litho đã mài phẳng và nhẵn. Sau đó, hình vẽ được định hình trong dung dịch keo arabic để cho nước bám chặt vào những phần còn nguyên vẹn mà không đụng chạm đến phần có hình vẽ đã phủ keo. Chờ cho lớp keo này khô hẳn (khoảng hơn 12 tiếng) việc chế bản đã hoàn tất.

  • Kỹ thuật in: Tiếp theo, người ta dùng nước rửa sạch tấm đá in, sấy khô mặt đá cho chắc cốt rồi tiếp tục xoa nước cho ướt đều. Lăn mực đều lên mặt đá, đặt giấy in, hạ tấm nén của máy vào giấy nằm trên bản đá và quay qua trục lăn của máy in chuyên dụng. Cuối cùng ta được một bản in có hình ngược với hình vẽ trên đá.

In lưới[sửa | sửa mã nguồn]


Trong Nam thường được gọi là in lụa. Đây là một phương pháp in thủ công nhưng sản phẩm đạt được tương đối chất lượng cao nhờ kỹ thuật ép mực bằng gạc su trực tiếp qua mặt lưới xuống sản phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in ofset... Kỹ thuật in lụa có thể in trên hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh và đặc biệt là vải.

QUY TRÌNH IN LỤA

Bạn phải chuẩn bị một khung in lụa phải phù hợp với sản phẩm mà bạn đang cần in, chất cảm nhận ánh sáng (là một chất muối hóa học có tên là amon), keo pva hoặc chất keo apumin như lòng trắng trứng gà hoặc chất apumin trích chiết ra từ vi cá, sơn, xăng, dầu tẩy để làm sạch tấm
lụa sau khi in xong. Trước hết người thiết kế sẽ thiết kế hình ảnh trên máy tính, rồi xuất phim bằng máy lase hoặc bằng máy xuất phim (phim dương bản hay âm bản tùy theo sản phẩm in)tiếp theo hòa chất muối amon cảm ánh sáng vào dung dịch keo, rồi quét lên tấm lưới (khung lụa) xong sấy khô, sau đó áp những hình mẫu tách màu lên khung và đem chụp ánh sáng mặt trời hoặc dùng dàn đèn neon. sau đó đem rửa bằng nước nơi nào không có màu đen ở phim ánh sáng sẽ xuyên qua và lớp keo sẽ bắt ánh sáng làm cho keo se lại rắn chắt và bám vào lụa, còn lớp keo nào bị màu đen trên miếng phim che lại thì không bắt được ánh sáng nên khi gặp nước sẽ bị tan rã và thông xuyên, khi rữa thật kỹ hoàn toàn keo thừa trôi đi ta đem phơi nắng hoặc xông khô đến đây hoàn tất công đoạn chụp bản. đến công đoạn in ta đem khuông in áp lên bề mặt sản phẩm rồi cho mực in vào dùng gạt in (giống như gạt chùi gương) gạt mực in qua lớp lụa để mực in lọt xuyên qua những nơi bản lụa thông không có keo chụp dính lại, sẽ lọt xuống dính vào trực tiếp trên sản phẩm. tùy thuộc vào nhiều màu hay ít màu các bạn làm bấy nhiêu khung in.

(hoài phúc)





Núi lửa – Wikipedia tiếng Việt



Volcano scheme.svg


Mặt cắt núi lửa
1. Magma chamber- Lò mácma

2. Country rock- đất đá
3. Conduit (pipe)- ống dẫn
4. Base- chân núi
5. Sill- mạch ngang
6. Branch pipe- ống dẫn nhánh
7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước
8. Flank- sườn núi


9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ trước

10. Throat- họng núi lửa
11. Parasitic cone- chóp "ký sinh"
12. Lava flow- dòng dung nham
13. Vent- lỗ thoát
14. Crater- miệng núi lửa
15. Ash cloud- mây bụi tro



Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.


Bản đồ thể hiện các ranh giới mảng phân kỳ (OSR – sống núi tách giãn đại dương) và các núi lửa hiện nay.

Ranh giới mảng phân kỳ[sửa | sửa mã nguồn]


Tại các sống núi giữa đại dương, hai mảng kiến tạo tách giãn xa nhau. Vỏ đại dương mới đang được thành tạo từ đá nóng chảy nguội lạnh từ từ và đang hóa đá. Lớp vỏ mỏng ở các sống núi giữa đại dương do lực kéo của các mảng kiến tạo. Sự giải phóng áp lực do sự mỏng dần của lớp vở gây ra sự giãn nở đoạn nhiệt, và sự tan chảy từng phần của manti gây ra hiện tượng núi lửa và tạo thành vỏ đại dương mới. Hầu hết ranh giới tách giãn nằm ở đáy của các đại dương, do đó hầu hết hoạt động núi lửa là dưới đáy biển và hình thành đáy biển mới. Black smoker là các mạch dưới biển sâu là ví dụ về kiểu hoạt động này dưới biển. Nới sống núi giữa đại dương ở trên mực nước biển, thì các đảo núi lửa được hình thành, ví dụ như Iceland.


Ranh giới mảng hội tụ[sửa | sửa mã nguồn]


Các đới hút chìm là những nơi mà hai mảng, thường là mảng lục địa và mảng đại dương, va nhau. Trong trường hợp này, mảng đại dương bị hút xuống bên dưới mảng lục địa. Trong quá trình tan chảy dòng? (flux melting), nước được giải phóng từ mảng nằm dưới, nhiệt độ tan chảy của nêm nằm trên manti, tạo thành magma. Mácma này có khuynh hướng rất nhớt do thành phần của nó có chứa nhiều silica, vì vậy chúng thường không lên đến bề mặt và nguội lạnh dưới sâu. Khi nó lên đến bề mặt, thì hình thành núi lửa. Các ví dụ điển hình cho kiểu này là núi Etna và các núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương.


"Điểm nóng"[sửa | sửa mã nguồn]


Các "điểm nóng" là tên gọi chung để chỉ các núi lửa hình thành từ mantle plume. Đặc điểm để nhận dạng chúng là các cột vật liệu nóng dâng lên từ ranh giới giữa manti-lõi. Chúng được cho là nóng do sự tan chảy với thể tích lớn, và được trộn lẫn trong không gian của chúng. Do các mảng kiến tạo di chuyển trên các cột magma này, mỗi núi lửa sẽ hình thành bên trên theo một chuỗi nhất định sau đó núi lửa di chuyển đến nơi khác và núi lửa mới lại hình thành ngay vị trí đó. Quần đảo Hawaii được cho là hình thành theo kiểu này, cũng như đồng bằng sông Snake, với Yellowstone Caldera là một phần của bảng Bắc Mỹ hiện nằm trên điểm nóng. Tuy nhiên, thuyết này hiện đang bị chỉ trích.[1]


Hai núi lửa Bromo và Semeru đang bốc khói tại đảo Java, Indonesia.

Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt Trái Đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ.

Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính ít nhất 500 triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt động,[2] tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ XVII.[cần dẫn nguồn]

Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người. [cần dẫn nguồn]


Núi lửa Mauna Loa tháng 5/2009, nhìn từ trên trực thăng

Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương.[3]
Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.

Hiện tại (2014) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên trong lịch sử, cùng với vận động vỏ Trái Đất trong khu vực (Đông Dương, Đông Nam Á) đã có nhiều đợt núi lửa phun trào còn để lại vết tích trong kiến trúc địa lý[cần dẫn nguồn]. Ngày 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa[4].


Núi lửa Tvashtar trên vệ tinh Io của Sao Mộc.
Hình ảnh động tổng hợp từ 5 bức hình do tàu New Horizons của NASA chụp trong vòng 8 phút từ lúc 23h50 ngày 1/3/2007 theo giờ UT

Mặt Trăng của Trái Đất hiện không quan sát thấy núi lửa nào lớn đang hoạt động.[5] Núi lửa Tvashtar trên vệ tinh Io của Sao Mộc là một trong những núi lửa còn hoạt động lớn nhất hệ Mặt Trời và do đó, lớn nhất vũ trụ hiện quan sát được.


Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.Động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa.

Quan sát từ thực địa nhiều vùng và suy luận rằng: Núi lửa, động đất, đứt gãy đều do sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.Quan sát thấy núi lửa luôn nằm tại giao điểm của 4 đứt gãy. Do đó có thể nói: Núi lửa sinh ra động đất và đứt gãy. Đến lượt mình, các đứt gãy lại tạo điều kiện cho núi lửa chui ra mặt đất tại điểm yếu nhất của vỏ quả đất: nơi giao điểm của 4 đứt gãy. Động đất sẽ có cường độ mạnh nhất tại giao điểm của 4 đứt gãy và trên nóc của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ giàu quặng kim loại. Nhờ đó có thể dùng các phương pháp địa vật lý hàng không (từ và trọng lực hàng không bằng máy bay và vệ tinh) để xác định tâm của các khối xâm nhập nông á núi lửa - cũng đồng thời là tâm chấn động đất đã xảy ra hoặc có thể tái hoạt động.


Phân loại núi lửa[sửa | sửa mã nguồn]


Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành ba loại


  • Núi lửa đang hoạt động

  • Núi lửa đang hồi dung nham

  • Núi lửa không hoạt động nữa





Dưới đây là 16 ngọn núi lửa đáng chú ý theo IAVCEI:




  • Avachinsky-Koryaksky, Kamchatka, Nga

  • Nevado de Colima, Jalisco và Colima, México

  • Mount Etna, Sicilia, Ý

  • Galeras, Nariño, Colombia

  • Mauna Loa, Hawaii, Mỹ

  • Núi Merapi, Central Java, Indonesia

  • Núi Nyiragongo, Cộng hòa Dân chủ Congo

  • Núi Rainier, Washington, Mỹ

  • Sakurajima, Kagoshima, Nhật

  • Santa Maria/Santiaguito, Guatemala

  • Santorini, Cyclades, Hy Lạp

  • Taal Volcano, Luzon, Philippines

  • Teide, Canary Islands, Tây Ban Nha

  • Ulawun, New Britain, Papua New Guinea

  • Mount Unzen, Nagasaki Prefecture, Nhật

  • Vesuvius, Naples, Ý



  1. ^ Foulger, G.R. (2010). Plates vs. Plumes: A Geological Controversy. Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-6148-0. 

  2. ^ Volcano

  3. ^ Mauna Loa núi lửa lớn nhất trên Trái Đất

  4. ^ Bao giờ núi lửa sẽ phun ở Việt Nam?

  5. ^ M. A. Wieczorek, B. L. Jolliff, A. Khan, M. E. Pritchard, B. P. Weiss, J. G. Williams, L. L. Hood, K. Righter, C. R. Neal, C. K. Shearer, I. S. McCallum, S. Tompkins, B. R. Hawke, C. Peterson, J, J. Gillis, B. Bussey (2006). “The Constitution and Structure of the Lunar Interior”. Reviews in Mineralogy and Geochemistry 60 (1): 221–364. doi:10.2138/rmg.2006.60.3. 


  • Marti, Joan and Ernst, Gerald. (2005). Volcanoes and the Environment. Cambridge University Press. ISBN 0-521-59254-2. 

  • Macdonald, Gordon and Agatin T. Abbott. (1970). Volcanoes in the Sea. University of Hawaii Press, Honolulu. 441 p.

  • Ollier, Cliff. (1988). Volcanoes. Basil Blackwell, Oxford, UK, ISBN 0-631-15664-X (hardback), ISBN 0-631-15977-0 (paperback).

  • Haraldur Sigurðsson, ed. (1999) Encyclopedia of Volcanoes. Academic Press. ISBN 0-12-643140-X. This is a reference aimed at geologists, but many articles are accessible to non-professionals.

  • Cas, R.A.F. and J.V. Wright, 1987. Volcanic Successions. Unwin Hyman Inc. 528p. ISBN 0-04-552022-4


Cờ tướng – Wikipedia tiếng Việt








Cờ tướng
Xiangqi Board.svg
Bàn cờ tướng lúc bắt đầu với 32 quân
Số người chơi
2
Thời gian chuẩn bị
< 2 phút
Thời gian chơi
Tùy điều lệ của giải đấu, thường là 25 phút mỗi bên
May rủi ngẫu nhiên
Không
Kỹ năng
Chiến thuật, Chiến lược

Cờ tướng (Tiếng Trung: 象棋), hay còn gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Trung: 中國象棋), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người. Đây là loại cờ phổ biến nhất tại Trung Quốc và Việt Nam, và nằm trong cùng một thể loại cờ với cờ vua, shogi, janggi.

Trò chơi này mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu tối hậu là bắt được Tướng của đối phương. Các đặc điểm khác biệt của cờ tướng so với các trò chơi cùng họ là: các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, quân Pháo phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân, các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sỹ và Tượng.


Mục đích của ván cờ[sửa | sửa mã nguồn]


Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái) của đối phương.


Bàn cờ và quân cờ[sửa | sửa mã nguồn]


Bàn cờ là hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo.

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen (hoặc Xanh). Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen (Xanh) được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có 32 quân cờ chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen (Xanh), gồm bảy loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:


Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ VII. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:


  • Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.

  • Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới một phần ba.

  • Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.

  • Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sĩ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
    Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung.

  • Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng).

Người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) trên bàn cờ. Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.

Tại Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng do trong bàn cờ quân Tướng là quan trọng nhất.



Một thanh niên người Mỹ gốc Việt chơi cờ tướng trên một bàn cờ khổng lồ tại hội chợ Tết ở Orange County, California, Hoa Kỳ


Tướng (Soái)[sửa | sửa mã nguồn]



Tướng chỉ được đi ngang hay đi dọc từng bước một trong phạm vi cung tướng. Tính theo khả năng chiến đấu thì Tướng là quân yếu nhất do chỉ đi nước một và bị giới hạn trong cung. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt khi cờ tàn đòn "lộ mặt tướng" lại tỏ ra rất mạnh.

Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sĩ và Tượng canh gác hai bên. Chính điều này làm cho ván cờ trở nên khó phân thắng bại, cơ may hòa cờ rất lớn. Từ một thực tế như vậy, luật "lộ mặt Tướng" được thiết lập: nước đi mà một bên Tướng đã chiếm được một lộ rồi mà Tướng bên kia có mặt ra lộ ấy mà không có quân nào che chắn ở giữa là không hợp lệ. Việc này làm cờ tướng có nhiều biến hóa thắng bại.


[sửa | sửa mã nguồn]



Trong cờ tướng, quân Sĩ có vai trò "hộ giá" cho Tướng. Chúng đứng ngay sát cạnh Tướng, chỉ đi từng bước một và đi theo đường chéo trong Cửu cung. Như vậy, chúng chỉ di chuyển và đứng tại 5 điểm và được coi là quân cờ yếu nhất.

Sĩ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sĩ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sĩ rồi dùng 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công tấn công là đòn chiến thuật thường thấy. Khi cờ tàn còn Pháo thì phải chú ý giữ Sĩ để làm ngòi cho Pháo tấn công.


Tượng[sửa | sửa mã nguồn]



Quân Tượng đứng bên cạnh quân Sĩ và tương đương với Tượng trong cờ vua. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Tượng không được qua sông sang nửa bàn cờ bên đối phương. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới.

Tượng sẽ không di chuyển được đến vị trí đã nêu nếu có 1 quân đặt tại vị trí giữa của hình vuông 2 ô. Khi đó ta gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là "mắt Tượng". Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. Một Tốt qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hay 1 Tượng. Tuy nhiên khả năng phòng thủ của Tượng nhỉnh hơn nên nếu Sĩ là 2 thì Tượng là 2,5.


Xe (Xa)[sửa | sửa mã nguồn]


Xe

Quân Xe đi và ăn theo một đường thẳng đứng hoặc ngang khắp bàn cờ miễn là không có quân cản trên đường đi. Xe được coi là quân cờ mạnh nhất, kiêm cả tấn công lẫn phòng thủ. Giá trị của Xe thường tính là bằng 2 Pháo hoặc Pháo Mã.

Khai cuộc thường tranh đưa các quân Xe ra các đường dọc thông thoáng, dễ phòng thủ và tấn công.


Pháo[sửa | sửa mã nguồn]



Quân Pháo đi theo chiều thẳng đứng hoặc ngang giống quân Xe, nhưng nếu ăn quân thì phải có 1 quân đứng làm "ngòi" (kể cả của mình hay của đối phương).

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là máy bắn đá. Bấy giờ, từ Pháo (砲) trong chữ Hán được viết với bộ "thạch", nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì từ Pháo (炮) được viết với bộ "hỏa".

Do đặc điểm phải có ngòi khi tấn công, Pháo thường dùng Tốt của quân mình trong khai cuộc, hoặc dùng chính Sĩ hay Tượng của mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương trong tàn cuộc. Quân Pháo có quyền lực mạnh ở lúc khai cuộc, lúc bàn cờ còn nhiều quân, nhưng quyền lực của Pháo giảm dần về sau khi số quân làm ngòi giảm bớt.

Trên thực tế thì có tới 70% khai cuộc là dùng Pháo đưa vào giữa dọa bắt tốt đầu của đối phương, gọi là thế Trung Pháo. Đối phương có thể dùng Pháo đối lại cũng vào giữa. Nếu bên đi sau đưa Pháo cùng bên với bên đi trước thì khai cuộc gọi là trận Thuận Pháo, đi Pháo vào ngược bên nhau gọi là trận Nghịch Pháo.


[sửa | sửa mã nguồn]



Quân Mã đi theo hình chữ nhật 2x1. Nếu khi đi thẳng có 1 ô ở vị trí đó thì Mã bị cản.


Nước đi và nước cản của Mã

Mã do không đi thẳng, lại có thể bị cản nên mức độ cơ động của quân này kém hơn Xe và Pháo. Khi khai cuộc, Mã kém hơn Pháo do bị cản nhiều. Khi tàn cuộc, Mã trở nên mạnh hơn Pháo.


Tốt (Binh)[sửa | sửa mã nguồn]


Tốt

Quân Tốt đi thẳng và ăn thẳng theo chiều dọc khi ở bên phần đất của bên mình. Khi Tốt qua được sông, chúng có thể đi và ăn theo chiều ngang. Hai tốt qua sông đứng cạnh nhau gọi là tốt huynh đệ và có sức mạnh cỡ một quân Pháo hoặc Mã.

Khi đi đến đường biên ngang bên phần sân đối phương, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt.

Trong khai cuộc, việc thí Tốt là chuyện tương đối phổ biến. Ngoại trừ việc phải bảo vệ Tốt đầu, các quân Tốt khác thường xuyên bị xe pháo mã ăn mất. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng được xem như việc thí quân.

Đến cờ tàn, giá trị của Tốt tăng nhanh và số lượng Tốt khi đó có thể đem lại thắng lợi hoặc chỉ hòa cờ. Khi đó việc đưa được Tốt qua sông và tới gần cung Tướng của đối phương trở nên rất quan trọng. Tốt khi đến tuyến áp đáy, ép sát cung Tướng thì Tốt mạnh như Xe.


Ký hiệu các vị trí trên bàn cờ[sửa | sửa mã nguồn]


Để ký hiệu vị trí trên bàn cờ, người ta đánh số từ 1 đến 9 cho đường dọc, và đặt tên cho đường ngang gọi là các tuyến cho hai bên người chơi,


Ký hiệu vị trí của bàn cờ tướng.jpg

Đường dọc[sửa | sửa mã nguồn]


Vị trí của đường dọc được ký hiệu bằng các chữ số hệ thập phân hoặc chữ số Trung Quốc từ 1 đến 9 từ phải qua trái.


Đường ngang[sửa | sửa mã nguồn]


Vị trí đường ngang được ký hiệu bằng tên các tuyến mỗi bên gồm có 5 tuyến từ tuyến hà đến tuyến đáy.


Trong các thế cờ, để ghi lại vị trí và sự dịch chuyển quân cờ, người ta thường ghi lại các nước đi như sau:


  • Dấu chấm (.) là tấn

  • Dấu gạch ngang (-) là bình

  • Dấu gạch chéo (/) là thoái

Các quân cờ được viết tắt như sau:


  • Tướng là Tg

  • Sĩ là S

  • Tượng là T

  • Xe là X

  • Pháo là P

  • Mã là M

  • Tốt (Binh) là B

Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí và sự dịch chuyển quân cờ. Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo 2 bình 5, bên Đen mã 8 tấn 7 thì ghi:


  1. P2-5 M8.7

Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo ở cột 8 lùi 1 bước, Đen đưa Tốt cột 7 lên một bước.


  1. P8/1 B7.1

Nếu Pháo (hay Mã, Xe) nằm trên một đường thì ghi Pt là Pháo trước, Ps là Pháo sau.

Trong trường hợp cả năm quân Tốt nằm trên cùng một cột thì ký hiệu:


  • Tốt trước (Bt)

  • Tốt trước giữa (Btg

  • Tốt giữa (Bg)

  • Tốt sau giữa (Bsg)

  • Tốt sau (Bs)

Người ta thường chia ván cờ ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.


Khai cuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Thường khai cuộc được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới cho biết khai cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn.

Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có thể chia khai cuộc thành hai loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.


Khai cuộc Pháo đầu[sửa | sửa mã nguồn]


Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính:


Khai cuộc không Pháo đầu[sửa | sửa mã nguồn]


Trung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:


  • Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân.

  • Nội kích: đánh từ phía trong.

  • Kích thẳng vào Tướng.

  • Tả hữu giáp công: kích vào cả hai cánh cùng một lúc.

  • Chiếu tướng bắt quân.

  • Điệu hổ ly sơn: làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó.

  • Dẫn dụ: đây là đòn thu hút quân đối phương đến vị trí dễ bị công kích hoặc bị vây hãm, sau đó kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương.

  • Tạo ách tắc: dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối phương.

  • Ngăn trở, chia cắt: đòn này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân bị cắt đứt.

  • Khống chế: chiến thuật này ngằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối phương.

  • Dịch chuyển: chiến thuật này chú ý đến sự linh hoạt của các quân.

  • Bao vây.

  • Trợ sức: các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu.

  • Vu hồi: đánh vòng từ phía sau.

  • Qua lại: chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát.

  • Quấy nhiễu.

  • Vây điểm diệt viện: vây chặt quân nào đó của đối phương rồi đánh quân tới cứu viện.

  • Nước đợi chờ: đi nước không có tác dụng để nhường đối phương, làm đối phương hết nước đi mà thua cờ.

  • Giam quân: khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng sử dụng một nước khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí.

  • Vừa đỡ vừa chiếu lại.

  • Vừa đỡ vừa trả đòn.

Trung tàn[sửa | sửa mã nguồn]


Trung tàn là giai đoạn giữa Trung cuộc sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc, ở giai đoạn này hai bên thường bị mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ vì khi đó ván cờ sẽ chơi theo đường dài.


Tàn cuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ, đặc biệt là quân tấn công (Xe, Pháo, Mã, Tốt) cả hai bên còn rất ít. Tàn cuộc chia làm ba loại,

1, Cờ tàn thực dụng loại cờ tàn mà thắng thua được các chuyên gia nghiên cứu và giải thích rõ ràng,

2, Cờ tàn thực chiến loài này đa biến phức tạp và thắng thua khó có thể phân định được rõ ràng,

3, Cờ tàn nghệ thuật loài này được gọi là Cờ thế nó cũng được coi là cờ tàn nhưng được sắp xếp các quân cờ thành những dạng độc đáo và thường có tính chất nghệ thuật cao.


Sát cuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Sát cuộc là một giai đoán kết thúc của ván cờ, khi người chơi sử dụng một hoặc nhiều quân để chiếu hết (chiếu bí) tướng của đối phương thì đây gọi là sát cuộc.


Các hình thức chơi cờ tướng khác[sửa | sửa mã nguồn]


Cờ bỏi[sửa | sửa mã nguồn]


Cờ bỏi cũng là một hình thức đánh cờ, nhưng bàn cờ sẽ là một cái sân rộng có kẻ ô, các quân cờ được ghi lên các tấm biển bằng gỗ, gắn vào các cột dài chừng 1 mét, có đế, được đặt lên các vị trí trên sân. Người đánh phải tự nhấc quân cờ để đi, trước khi đi quân, phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Từng đôi một vào thi đấu ở sân cờ. Thực chất đây là một bàn cờ lớn và nhiều người có thể cùng xem được.


Cờ người[sửa | sửa mã nguồn]


Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.

Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran. Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá. Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom". Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Đặc biệt hơn trong một số lễ hội, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân trên chiếc loa ở sân.

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ vinh cuộc cờ người, có những câu sau:


Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,

Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.

Hẹn rằng đấu trí mà chơi,

Cấm ngoại thủy không ai được biết.
.....
Khi vui nước nước non non,

Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

Cờ tưởng[sửa | sửa mã nguồn]


Cờ tưởng là hình thức đánh cờ bằng trí tưởng tượng, không nhìn bàn cờ thật. Kiểu chơi này thường đòi hỏi người chơi phải có trình độ cao, nhớ được các nước đi, thế cờ hiện tại. Quốc tế đại sư Tưởng Xuyên của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cờ tưởng.


Cờ một thế trận[sửa | sửa mã nguồn]


Cờ một thế trận là trong ván cờ, chỉ được chơi một thế trận như: Thuận Pháo, Tiên nhân chỉ lộ, v.v..


Cờ chấp[sửa | sửa mã nguồn]


  • Chấp quân: Quân bị chấp sẽ được bỏ ra ngoài bàn cờ ngay từ đầu. Thường là chấp Xe, Pháo, 2 Mã và 1 Mã.

  • Chấp nước đi: Người được chấp sẽ được đi một vài nước trước, rồi mới đến lượt người chấp. Quân đi trước sẽ không được ăn quân hoặc qua sông. Thông thường chấp 1-2-3 nước đi trước, từ chuyên dùng gọi là chấp 1-2-3 tiên.

Trên thực tế có thể phối hợp cả hai loại chấp trên, như chấp Mã và đi trước 2 nước (Mã 2 tiên).


Cờ úp[sửa | sửa mã nguồn]


Cờ úp là hình thức đánh cờ khi mà 15 quân mỗi bên được úp ngược và sắp xếp ngẫu nhiên trừ quân tướng. Khi sắp cờ các quân cờ của mỗi bên xáo trộn ngẫu nhiên, bị úp sau đó sắp theo thế trận cờ tướng thông thường.

Nước đi đầu tiên của quân cờ úp phải tuân theo luật đi của quân cờ tại vị trí mà nó đang chiếm giữ. VD: quân bị úp đang ở vị trí của quân tốt thì phải đi theo nước của quân tốt. Sau khi đi một quân cờ úp thì quân đó sẽ lật ngửa để xem nó là quân nào và từ đó trở đi quân đó đi theo luật của quân cờ ngửa.

Luật bổ sung:


  • Quân Sĩ không bị giới hạn trong cấm cung mà có thể đi khắp bàn cờ theo luật đi chéo của nó.

  • Quân Tượng không bị giới hạn bên phần "sân nhà" mà có thể đi sang lãnh thổ đối phương.

  • Quân Tốt (chốt) có thể xuất phát từ dưới đường biên ngang bên phần sân nhà và đi thẳng lên, đến khi qua sông thì được đi ngang.

So với cờ tướng thì cờ úp có nước đi phong phú và đa dạng hơn (trong một vài tình huống nguy cấp, chỉ cần mở đúng quân cờ là có thể thay đổi cục diện ván đấu), vì cờ tướng úp có thêm Sĩ và Tượng chiếu bắt tướng được.


Cờ Tam quốc[sửa | sửa mã nguồn]


Là loại cờ dành cho 3 người chơi, luật chơi và số quân của mỗi bên như nhau, không khác gì với cờ tướng bình thường. Bàn cờ thường là hình lục giác, bên nào bị mất Tướng trước thì quân bên đó sẽ được sáp nhập vào quân đã chiếm quân đó, nước bị chiếm sẽ bị người chơi của nước chiếm điều khiển tùy ý (tức là một người chơi sẽ có 2 tướng, 4 xe,...). Sau khi có 1 nước chiếm được một nước rồi thì quân bên kia sẽ chơi thế trận 1 chọi 2, bên quân chiếm được hai nước nếu bị chiếm một nước thì vẫn có thể sử dụng nước mình đã chiếm mà chơi tiếp.


Cờ thế[sửa | sửa mã nguồn]


Chơi cờ thế là hình thức chơi cờ mà bàn cờ lúc ban đầu đã có sẵn các thế cờ, quân cờ đang ở các vị trí như trong một ván cờ dang dở, mức độ thế cờ từ dễ đến khó và người chơi phải thắng được sau một số nước đi được yêu cầu từ trước. Cờ thế hay được thấy ở các lễ hội dân gian.


Cờ tướng Mãn Châu[sửa | sửa mã nguồn]


Cờ tướng bảy người chơi[sửa | sửa mã nguồn]



Chơi cờ tướng tại một công viên ở Trung Quốc

Một bàn cờ đá trong sân chơi Trung Quốc

  • Mã nhật, Tượng điền, Xe liền, Pháo cách.

  • Cờ tàn, Pháo hoàn.

  • Khuyết Sĩ kỵ song Xe Mã.

  • Khuyết Tượng kỵ Pháo.

  • Nhất Sĩ chòi góc, cóc sợ Mã công.

  • Mã nhập cung Tướng khốn cùng.

  • Xe mười Pháo bẩy Mã ba.

  • Nhất Xe sát vạn.

  • Cờ bí dí Tốt.

  • Nhất chiếu, nhất cách.

  • Được thế bỏ Xe cũng tốt, mất tiên khí tử toi công.

  • Nhất tốt độ hà, bán xa chi lực.

  • Pháo đầu Xuất tướng Xe đâm thọc.

  • Pháo đầu, Mã đội, Tốt lên hà.

  • Pháo giáp Mã.

  • Mất Xe không bằng què Tượng.

  • Quan kỳ bất ngữ.

  • Hạ thủ bất hoàn.

  • Khuyết Sĩ kỵ Tốt đâm thọc.

Và còn rất nhiều nữa.


Các câu đối và thơ về cờ tướng[sửa | sửa mã nguồn]




Trải Hạ Thu Đông gặp tiết Xuân về càng phấn chấn

So Cầm Thi Họa thêm bàn Cờ nữa mới thanh cao.

Tiểu liệt, Đại liệt giao tranh kịch liệt

Bình xa, Hoành xa chiến lược cao xa.



...Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ

Kiên quyết không ngừng thế tấn công

Lạc nước hai Xe đành bỏ phí

Gặp thời một Tốt cũng thành công


Vốn trước hai bên ngang thế lực

Mà sau thắng lợi một bên giành

Tấn công phòng thủ không sơ hở

Đại tướng anh hùng mới xứng danh

(Trích bài "Học đánh cờ" trong tập
"Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh)

Thắt lưng hoa lý mắt câu huyền

Sĩ Tượng gươm trần gác mỗi bên

Em làm bà Tướng lòng anh đó

Anh nguyện xin làm phận Tốt đen.

(Bài "Hội cờ người" của N.V.C)

Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa

Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên

(Thơ Hồ Xuân Hương)
Quan kỳ bất ngữ chân quân tử

Hạ thủ vô hồi đích trượng phu

(Xem cờ không nói mới thật quân tử
Nhấc tay không hoãn mới đúng trượng phu)

Đừng quen pháo mạnh vọt ngang cung, 

Mệnh tướng truyền ra sĩ vẫy vùng. 

Voi ngự thân chinh mang mở nước, 

Binh triều ngự giá giục sang sông. 

Xe liên vạn sát kinh tài cả, 

Mã nhựt song trì mặc sức tung. 

Sau trước trong tay rành rỏi nước, 

Cờ cao Hán Tổ dễ đua cùng.

(Vịnh bàn cờ thắng - Trần Cao Vân)


Các nhà vô địch cờ tướng Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]



  • Chơi cờ tưởng: Ngày 27 tháng 1 năm 2013 Quốc tế Đại sư Trung Quốc Tưởng Xuyên đã thi đấu cờ tưởng với 22 kỳ thủ có đẳng cấp. Kết quả, sau gần 8 giờ đồng hồ (từ 8h30 phút đến 16h12 phút) anh đã thắng 16 và hoà 6, không thua ván nào.[cần dẫn nguồn]

  • Chơi cờ đồng loạt: Ngày 30 tháng 5 năm 1996, Từ Thiên Hồng, danh thủ cờ tướng Trung Quốc, một mình đấu cùng lúc với 100 đối thủ. Cuộc đấu cờ dài 9 giờ 28 phút với kết quả: ông thắng 83 ván, hoà 16 ván và thua 1 ván.

Các loại cờ khác[sửa | sửa mã nguồn]


Các danh thủ cờ tướng[sửa | sửa mã nguồn]


  • Kỳ thủ nam Việt Nam: Mai Thanh Minh, Trịnh A Sáng, Nguyễn Vũ Quân, Nguyễn Thành Bảo, Nguyễn Hoàng Lâm, Lại Lý Huynh,...

  • Kỳ thủ nữ Việt Nam: Lê Thị Hương, Ngô Lan Hương,...

  • Kỳ thủ nam Trung Quốc: Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa, Hứa Ngân Xuyên, Từ Thiên Hồng, Triệu Quốc Vinh,...

  • Kỳ thủ nữ Trung Quốc: Đường Đan,...


XSLT – Wikipedia tiếng Việt


XSLT (viết tắt của tiếng Anh XSL Transformations) là một ngôn ngữ dựa trên XML dùng để biến đổi các tài liệu XML. Tài liệu gốc thì không bị thay đổi; mà thay vào đó, một tài liệu XML mới được tạo ra dựa trên nội dung của tài liệu cũ. Tài liệu mới có thể là có định dạng XML hay là một định dạng nào đó khác, như HTML hay văn bản thuần. XSLT thường dùng nhất trong việc chuyển đổi dữ liệu giữa các lược đồ XML hay để chuyển đổi dữ liệu XML thành các trang web hay tài liệu dạng PDF.

XSLT ra đời là kết quả của các nỗ lực phát triển Extensible Stylesheet Language (XSL) của W3C trong suốt 1998–1999, cùng với sự ra đời của XSL Formatting Objects (XSL-FO) và XML Path Language, XPath.

Người biên tập cho phiên bản đầu tiên (nhà thiết kế chính của ngôn ngữ) là James Clark. Phiên bản dùng phổ biến hiện nay là XSLT 1.0, là chuẩn gợi ý dùng đưa ra bởi W3C vào ngày 16 tháng 11 năm 1999. Với nhiều mở rộng từ phiên bản 2.0, dưới sự chủ trì biên tập của Michael Kay, XSLT đã đạt đến chuẩn Candidate Recommendation từ W3C vào 3 tháng 11 năm 2005.


  • XML transformation language, a computer language designed specifically to transform an input XML document into an output XML document which satisfies some specific goal.

Implementations[sửa | sửa mã nguồn]


  • Implementations for Java:

  • Implementations for C or C++:

  • Implementations for Perl:

  • Implementations for Python:
    • 4XSLT, in the 4Suite toolkit by Fourthought, Inc.

    • lxml by Martijn Faassen is a Pythonic wrapper of the libxslt C library

  • Implementations for JavaScript:
    • Google AJAXSLT AjaXSLT is an implementation of XSL-T in JavaScript, intended for use in Ajax applications. Because XSL-T uses XPath, it is also an implementation of XPath that can be used independently of XSL-T.

  • Implementations for specific operating systems:
    • Microsoft's MSXML library may be used in various Microsoft Windows application development environments and languages, such as.Net, Visual Basic, C, and JScript.

    • Saxon.NET Project Weblog, an IKVM.NET-based port of Dr. Michael Kay's and Saxonica's Saxon Processor provides XSLT 2.0, XPath 2.0, and XQuery 1.0 support on the.NET platform.

  • Implementations integrated into web browsers: (Comparison of layout engines (XML))
    • Mozilla has native XSLT support based on TransforMiiX.

    • Safari 1.3+ has native XSLT support.

    • X-Smiles has native XSLT support.

    • Opera has native XSLT support since Version 9.

    • Internet Explorer 6 supports XSLT 1.0 via the MSXML library (described above). IE5 and IE5.5 came with an earlier MSXML component that only supported an older, nonrecommended dialect of XSLT. A newer version of MSXML can be downloaded and installed separately to enable IE5 and IE5.5 to support XSLT 1.0 through scripting, and if certain Windows Registry keys are modified, the newer library will replace the older version as the default used by IE.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]


Địa chỉ thư điện tử[sửa | sửa mã nguồn]


Blog[sửa | sửa mã nguồn]


Sách[sửa | sửa mã nguồn]


Công cụ[sửa | sửa mã nguồn]


  • Thư viện
    • EXSLT is a widespread community initiative to provide extensions to XSLT.

    • FXSL is a library implementing support for Higher-order functions in XSLT. FXSL is written in XSLT itself.

  • Khác