Monday 15 October 2018

FC Internazionale Milano – Wikipedia tiếng Việt


Inter

FC Internazionale Milano 2014.svg
Tên đầy đủ
Football Club Internazionale Milano S.p.A.
Biệt danh
  • I Nerazzurri (Xanh-Đen)
  • La Beneamata (Đội bóng yêu dấu)
  • Il Biscione (Rắn cỏ lớn)
Thành lập
9 tháng 3, 1908; 110 năm trước
Sân vận động
Giuseppe Meazza,
San Siro, Milano, Ý
Sức chứa
80,018 [1]
Chủ sở hữu
Suning Holdings Group. (68,55%)
International Sports Capital (31.05%)
Pirelli (0.37%)
Các cổ đông khác (0.03%)
Chủ tịch
Erick Thohir
Huấn luyện viên
Luciano Spalletti
Giải đấu
Serie A
Web
http://www.inter.it



Football Club Internazionale Milano S.p.A.[2] (Công ty cổ phần Câu lạc bộ bóng đá Internazionale Milan), thường được biết đến với tên gọi tắt Internazionale, Inter Milan hay đơn giản là Inter, là một câu lạc bộ bóng đá Ý ở Milano, Lombardia, được thành lập ngày 9 tháng 3 năm 1908.

Inter là câu lạc bộ duy nhất tham dự đầy đủ các giải Serie A, hạng đấu cao nhất của Giải vô địch bóng đá Ý từ năm 1929 và chưa bao giờ phải xuống chơi ở Serie B. Phòng truyền thống của đội bao gồm với 18 danh hiệu vô địch quốc gia (Scudetto), 7 Cúp quốc gia và 5 Siêu cúp quốc gia. Ở đấu trường quốc tế, Inter cũng sở hữu 9 danh hiệu với 3 chức vô địch Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, 3 Cúp UEFA/Europa League cùng 3 Cúp Liên lục địa/Cúp thế giới các câu lạc bộ. Inter cũng là một trong 8 CLB được vinh danh trên logo giải đấu UEFA Champions League khi vô địch giải này 2 năm liên tiếp 1964 và 1965.

Với tổng cộng 39 danh hiệu lớn giành được, Inter là câu lạc bộ giàu thành thích thứ ba của Italia sau Juventus (với 55 danh hiệu) và A.C. Milan (với 47 danh hiệu).

Theo cuộc thăm dò thực hiện ngày 20 tháng 8 năm 2008 của tờ nhật báo la Repubblica[3] thì Inter là câu lạc bộ có nhiều cổ động viên thứ 2 ở Ý với 14%, xếp sau Juventus (32,5%) và trên đối thủ cùng thành phố là A.C. Milan (13,6%).[4]


Bắt đầu thành lập[sửa | sửa mã nguồn]




"Questa notte splendida darà i colori al nostro stemma: il nero e l'azzurro sullo sfondo d'oro delle stelle. Si chiamerà Internazionale, perchè noi siamo fratelli del mondo."

— 9 March 1908, Milan[5]



"Đêm tuyệt vời này đã ban cho chúng ta cùng với màu sắc trên huy hiệu đội: đen và xanh trên nền những ngôi sao màu mạ vàng. Tất cả sẽ được gọi là quốc tế bởi chúng ta đều là anh em trên khắp thế giới."

— 9 tháng 3 năm 1908, Milan



Đội hình đoạt Scudetto đầu tiên 1910.

Câu lạc bộ được thành lập ngày 9 tháng 3 năm 1908 sau khi tách ra từ Milan Cricket and Football Club (tiền thân của A.C. Milan). Một nhóm người Ý và Thụy Sĩ (bao gồm Giorgio Muggiani, một họa sĩ - người đã thiết kế logo câu lạc bộ, Bossard, Lana, Bertoloni, De Olma, Enrico Hintermann, Arturo Hintermann, Carlo Hintermann, Pietro Dell'Oro, Hugo và Hans Rietmann, Voelkel, Maner, Wipf, cùng Carlo Ardussi) không hài lòng trước sự thống trị của người Ý trong đội bóng A.C. Milan, đã tách ra và thành lập Internazionale. Từ lúc thành lập, câu lạc bộ mở cửa với các cầu thủ ngoại nên tên gọi ban đầu được giữ đến bây giờ. Biệt hiệu ban đầu của đội trong tiếng địa phương vùng Milano là La Beneamata, sự thương yêu ấp ủ.

Câu lạc bộ giành được chức vô địch quốc gia (scudetto) rất sớm vào năm 1910 và lần thứ hai vào năm 1920. Đội trưởng đồng thời là huấn luyện viên của đội khi đoạt scudetto đầu tiên là Virgilio Fossati, sinh tại Milano và là anh của Giuseppe Fossati (người đã đạt chức vô địch thứ hai cùng Inter). Không may Virgilio Fossati chết giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Năm 1922 Inter đứng cuối cùng nhóm B của Giải vô địch Italia - Serie A chỉ thu được 11 điểm trong mùa giải. Vị trí cuối cùng này đồng nghĩa với 1 suất xuống hạng nhưng do một số thủ thuật họ lại tiếp tục thi đấu ở Serie A và đến nay là đội duy nhất chưa từng xuống hạng.

Trong suốt thời kì hỗn loạn giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, Internazionale bị buộc đổi tên thành Ambrosiana-Inter với mục đích thỏa mãn yêu cầu của chế độ phát xít của Benito Mussolini, họ mặc áo màu trắng với 1 chữ thập đỏ trên áo.
. Tuy nhiên, Inter vẫn ở trên con đường chiến thắng và giành được chức vô địch lần thứ ba tại giải hạng nhất Ý mới vào năm 1930. Tiếp theo đó, danh hiệu thứ tư giành được vào năm 1938, chức vô địch lần đầu cúp quốc gia (Coppa Italia)) và vô địch lần thứ năm vào năm 1940. Từ 1945, cái tên Ambrosiana-Inter được bỏ và thay bằng tên gọi ban đầu Internazionale Milano.


Grande Inter[sửa | sửa mã nguồn]


Sandro Mazzola, cầu thủ đóng góp cho giai đoạn hoàng kim Inter.

Năm 1960, huấn luyện viên Helenio Herrera gia nhập Inter từ Barcelona, ​​ông mang theo tiền vệ Luis Suárez, người vừa đoạt Quả bóng vàng châu Âu cùng năm với vai trò giúp Barcelona đoạt cú ăn hai La Liga / Fairs Cup. Tại đây, Ông đã biến đổi Internazionale thành một trong những đội bóng vĩ đại nhất ở châu Âu. Ông đã điều chỉnh chiến thuật 5-3-2 gọi là Verrou (cửa chớp) để bao gồm sự linh hoạt hơn cho các pha phản công. Hệ thống Catenaccio được phát minh bởi một HLV người Áo tên là Karl Rappan. Hệ thống ban đầu Rappan đã được thực hiện với 4 hậu vệ cố định, cộng với một cầu thủ kiến tạo ở giữa sân đang chơi bóng cùng với hai cánh hàng tiền vệ. Herrera đã sửa đổi nó bằng cách thêm một hậu vệ thứ năm mà ngày nay hay còn gọi là libero phía sau lưng hai trung vệ. Hậu vệ quét hay libero đóng vai trò như một cầu thủ chủ chốt sẽ chặn hết bất kỳ tiền đạo nào đã qua hai trung vệ. Internazionale kết thúc với vị trí thứ 3 tại Serie A. Và sau đó, câu lạc bộ trở lại châu Âu và giành chức vô địch vào cấc năm 1964 và 1965. Herrera giành được danh hiệu ll Mago, có nghĩa phù thủy. Các cầu thủ của Herrera là hai hậu vệ cánh Tarcisio Burgnich và Giacinto Facchetti, hậu vệ quét Armando Picchi, tiền vệ Suárez, các cầu thủ chạy cánh như Jair, Mario Corso, Sandro Mazzola.

Năm 1964, Internazionale tiến đến trận chung kết Cúp châu Âu sau khi đánh bại Borussia Dortmund trong trận bán kết và FK Partizan ở trận tứ kết. Trong trận chung kết, họ gặp Real Madrid, một đội bóng đã vào đến bảy trong số chín trận chung kết kể từ khi giải được thành lập. Mazzola ghi được hai bàn thắng trong chiến thắng 3-1, và sau đó đội đoạt Cúp liên lục địa khi vượt qua Independiente. Một năm sau đó, Inter đã lặp lại chiến tích khi đánh bại hai lần đoạt SL Benfica trong trận chung kết tổ chức tại nhà, và sau đó một lần nữa đánh bại Independiente trong Intercontinental Cup. Với thành tích bảo vệ được chức vô địch châu Âu, Inter được vinh dự trở thành một trong 8 ngôi sao trên logo giải đấu ngày nay (8 đội bóng bảo vệ thành công chức vô địch).

Năm 1967, với sự chấn thương của Jair và Suárez, Inter đã để thua trận chung kết Cup châu Âu 1-2 trước Celtic. Cùng năm đó, câu lạc bộ đổi tên Football Club Internazionale Milano.

Trong giai đoạn này, chủ sở hữu và cũng là chủ tịch câu lạc bộ, ông Angelo Moratti, bố của Massimo Moratti. Ông đã có ý định chi ra những khoản tiền khổng lồ để mua về Eusebio và Pelé, mặc dù hai cầu thủ này đã đồng ý chuyển đến Inter, nhưng giới chính trị đã can thiệp. Cả hai chế độ độc tài quân sự tại Bồ Đào Nha và Brasil từ chối phê chuẩn cho họ chuyển đi, và kết quả cả hai vụ chuyển nhượng đều thất bại.


1970 đến hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]



Tiếp theo những năm 1960, Inter giành chức vô địch quốc gia lần thứ 11 vào năm 1971 và lần thứ 12 vào năm 1980. Inter bị đánh bại lần thứ hai trong 5 năm tại trận chung kết cúp C1, thua 0-2 cho đội bóng của Johan Cruijff, Ajax Amsterdam vào năm 1972. Giữa những năm 1970 và 1980, Inter cũng đã giành được chức vô địch cúp quốc gia lần thứ hai và thứ ba vào các năm 1978 và 1982.

Những năm 1990 là thời kỳ của sự thất vọng. Trong khi các đối thủ lớn của họ Milan và Juventus đã đạt được thành công cả trong nước lẫn tại châu Âu thì Inter bị bỏ lại phía sau, với kết quả tầm thường lặp đi lặp lại trong bảng xếp hạng Giải vô địch quốc gia và điều tồi tệ nhất của họ đến từ mùa giải 1993-94 khi họ kết thúc mùa giải chỉ một điểm nhiều hơn khu vực xuống hạng. Tuy nhiên, họ đã đạt được một số thành tựu tại Cúp châu Âu với ba danh hiệu UEFA Cup. Lần đầu vào năm 1990-91 sau trận chung kết hai lượt với A.S. Roma. Vào mùa giải 1993-94, Inter vô địch lần thứ hai, đánh bại đội bóng Áo Casino Salzburg. Lần chiến thắng UEFA Cup thứ ba là vào mùa giải 1997-98, Inter đánh bại S.S. Lazio trong trận chung kết trên sân Parc des Princes tại Paris.

Và khi Massimo Moratti tiếp quản Inter từ tay Ernesto Pellegrini vào năm 1995, Inter hai lần phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng thế giới trong giai đoạn này với 28 triệu euro để mua Ronaldo từ Barcelona vào năm 1997 và 45 triệu euro cho Christian Vieri từ Lazio chỉ hai năm sau đó. Tuy nhiên, những năm 1990 vẫn là một thập kỷ của sự thất vọng, và là thập kỷ duy nhất trong lịch sử của Inter mà họ đã không giành được một chức vô địch Serie A nào. Đối với người hâm mộ Inter, đó là một điều không thể chấp nhận được. Và sự việc tồi tệ đã xảy ra khi ban lãnh đạo đã đổ lỗi cho những thời điểm khó khăn và dẫn đến một số quan hệ bất đồng các thành viên trong ban huấn luyện và ban lãnh đạo, thậm chí cả cá nhân từng cầu thủ.



Moratti sau này trở thành mục tiêu chỉ trích của những người hâm mộ, đặc biệt là khi ông bị sa thải huấn luyện viên rất được yêu thích Luigi Simoni chỉ sau một vài trận vào mùa giải 1998-99. Mùa giải đó, Inter không đủ điều kiện để tham dự bất kỳ một Cup châu Âu nào lần đầu tiên trong gần mười năm, kết thúc ở vị trí thứ tám trên bảng xếp hạng Serie A.

Mùa giải tiếp theo, Moratti bổ nhiệm cựu huấn luyện viên của Juventus là Marcello Lippi, và ký hợp đồng với các cầu thủ như Angelo Peruzzi và Laurent Blanc cùng với cựu cầu thủ khác của Juventus như Vieri và Vladimir Jugović. Đội bóng đã gần đến thành công trong mùa giải đầu tiên của họ kể từ năm 1989 khi họ tới chung kết Coppa Italia rồi chỉ bị đánh bại bởi Lazio.

Trong mùa sau, thảm họa khác xảy ra. Trong trận Siêu cúp bóng đá Ý gặp lại Lazio, Inter vượt lên dẫn trước nhờ công của hai bản hợp đồng mới Robbie Keane và Hakan Şükür. Tuy nhiên kết quả họ lại thua 4-3. Sau đó Inter đã bị loại ở vòng sơ bộ của Champions League bởi câu lạc bộ Thụy Điển, Helsingborgs IF. Lippi đã bị sa thải chỉ sau một trận duy nhất khi mùa giải mới bắt đầu. Inter lại tiếp tục thành tích bết bát ở Serie A khi thất bại trước Reggina. Marco Tardelli, người được lựa chọn để thay thế Lippi, thất bại trong việc cải thiện thành tích của đội bóng, và được nhớ đến bởi người hâm mộ Inter khi ông khiến Inter phải chịu thảm bại 0-6 trong trận derby với AC Milan mùa giải 2000-01. Các thành viên khác của "gia đình" Inter trong giai đoạn này phải chịu sự giận dữ của các cổ động viên, thiệt nhất là Christian Vieri và Fabio Cannavaro, 2 nhà hàng dưới quyền sở hữu của 2 cầu thủ này tại Milan đã bị phá hoại sau thất bại khó tin trước Rossoneri.

Năm 2002, Inter cũng chỉ cách Scudetto 45 phút khi họ cần thiết để duy trì lợi thế trước Lazio. Inter vượt lên dẫn 2-1 chỉ sau 24 phút. Lazio gỡ hòa sau đó ghi được hai bàn thắng nữa trong hiệp hai để giành chiến thắng. Và Scudetto đã vuột khỏi tay Inter. Mùa giải tiếp theo, Inter đã hoàn thành như giải đấu với vị trí thứ nhì chung cuộc họ cũng tiến vào trận bán kết Champions League mùa giải 2002-03 gặp Milan, trước khi bị loại bởi luật bàn thắng sân khách.


Hậu Calciopoli và thời Mancini[sửa | sửa mã nguồn]



Kết thúc mùa giải 2005/06 bằng chức vô địch cúp quốc gia nhưng Inter vẫn làm cổ động viên thất vọng với vị trí thứ 3 sau Juventus và A.C. Milan. Tuy nhiên, sau đó một vụ bê bối dàn xếp tỷ số làm rúng động cả nước Ý, Calciopoli diễn ra, và hậu quả ngày 27/07/2006, Liên đoàn bóng đá Ý (FIGC) đã quyết định trao chức vô địch cho Inter Milan trong khi đó câu lạc bộ Juventus bị đánh tụt hạng (xuống Serie B) và AC Milan bị trừ 30 điểm do dàn xếp tỷ số. Được lợi từ sự suy yếu của hai đối thủ trực tiếp, Inter tận dụng triệt để lợi thế để leo lên thống trị bóng đá Ý vào những năm sau đó.

Mùa hè năm 2006, Inter đã có được chữ ký của tiền đạo Zlatan Ibrahimovic, người vừa rời khỏi câu lạc bộ Juventus khi câu lạc bộ này bị đánh tụt hạng xuống Serie B. Mở đầu là chiến thắng 4-3 trước Roma tại trận tranh Siêu Cúp Italia, cũng trong mùa giải 2006-07 này, Inter đã lập kỉ lục về điểm số của một nhà vô địch lúc bấy giờ là 97 điểm và đứng đầu bảng xếp hạng ngay từ vòng 1 đến khi kết thúc giải. Còn ở Cúp quốc gia, Inter cũng đã lọt vào đến trận chung kết gặp AS Roma, dù thắng 2-1 ở trận lượt về nhưng Inter vẫn phải đứng nhìn đối thủ đăng quang do đã để thua 2-6 ở trận lượt đi. Còn tại UEFA Champions League, Nerazzurri xuất sắc vượt qua vòng bảng, đối thủ tại vòng 1/16 của họ là câu lạc bộ Valencia, cú đúp của tiền đạo nhỏ con David Villa đã khiến Inter phải rời giải sớm dù họ không thua ở cả hai lượt trận đi và về(bị loại do luật bàn thắng trên sân khách).

Mùa giải 2007-08, cục diện tại giải quốc nội Serie A cũng không khác là mấy, Inter lại đoạt được chức vô địch lần thứ 3 liên tiếp với điểm số 85. Tại Coppa Italia, đội bóng xanh đen thành Milano một lần nữa đi đến trận đấu cuối cùng, và gặp lại đối thủ AS Roma, nhưng kết quả lại cũng như mùa giải trước, Roma đã nhanh chóng vươn lên dẫn 2-0, dù rất cố gắng, nhưng Inter chỉ ghi được 1 bàn danh dự, và đành để tuột mất một danh hiệu. Tại đấu trường châu Âu, Inter Milan gặp Liverpool ở vòng 1/16, pha lập công của Fernando Torres ở phút 64 trong trận lượt về đã làm khán đài sân vận động Giuseppe Meazza câm lặng, Inter lại bị loại sớm ở đấu trường châu Âu, và điều đó như giọt nước tràn ly, cuối mùa giải, dù giúp câu lạc bộ giành được Scudetto, nhưng huấn luyện viên Roberto Mancini vẫn bị sa thải, thay thế ông là Người đặc biệt José Mourinho.


Người đặc biệt José Mourinho và kỉ nguyên ăn ba[sửa | sửa mã nguồn]



Năm 2008, Mourinho đến với Inter và thực hiện một loạt cải cách mới, trong đó có việc đem về sân Giuseppe Meazza bản hợp đồng trị giá 24 triệu euro, Ricardo Quaresma. Trong màu giải ấy, Inter đã có chức vô địch Serie A, Scudetto lần thứ 4 liên tiếp kèm theo màn trả thù ngọt ngào khi đả bại Roma 4-0 ngay tại sân Olimpico ở lượt đi. Tại cúp quốc gia, Inter Milan lọt vào đến trận bán kết, và đối thủ của họ là câu lạc bộ Sampdoria. Dù được đánh giá rất cao, nhưng nửa xanh thành Milano vẫn phải nhận trái đắng bẻ bàng khi thua đến 0-3 ở trận lượt đi, và dù đã thắng ở trận lượt về với tỷ số 1-0, nhưng cũng không thể giúp Inter lọt vào chung kết. Còn ở đấu trường châu Âu, Inter của Mourinho được kì vọng là có thể tiến sâu vào vòng trong so với người tiền nhiệm Roberto Mancini, lần này câu lạc bộ cũng lọt vào vòng 1/16, đối thủ tiếp theo là câu lạc bộ Manchester United, một đối thủ rất quen thuộc của José Mourinho khi còn cầm quân tại Chelsea, nhưng các cổ động viên lại một lần nữa thất vọng, Inter vẫn bị loại do thua 0-2 ở trận lượt về khi trận lượt đi đã kết thúc với tỷ số hòa.

Mùa giải 2009/10 đánh dấu năm thành công nhất trong lịch sử hơn trăm năm của Inter khi Nerazzurri trở thành CLB Ý đầu tiên giành được cú ăn ba: Coppa Italia, Scudetto và Champions League. Inter khởi đầu mùa giải thất bại trong trận Siêu Cúp Ý. Tại Serie A, CLB có chức Vô địch Italia lần thứ 5 liên tiếp sau khi đánh bại Siena bằng bàn thắng duy nhất của Diego Milito, qua đó trở thành đội thứ 2 trong lịch sử đạt được thành tích này. Tại đấu trường Châu Âu, Inter trở lại ngôi vua sau 45 năm chờ đợi, khi lần lượt vượt qua vô địch giải Ngoại hạng Anh năm đó là Chelsea, vô địch La Liga (Tây Ban Nha) Barcelona và cuối cùng là đánh bại nhà vô địch Bundesliga (Đức) Bayern Munich với tỷ số 2-0 trong trận chung kết.

Ngày 21 Tháng 8 năm 2010, Inter đánh bại Roma 3-1 và giành Siêu cúp bóng đá Ý năm 2010, chiếc cúp thứ tư trỏng năm. Vào tháng 12 năm 2010, Inter Milan tiếp tục giành được danh hiệu FIFA Club World Cup sau chiến thắng 3-0 trước TP Mazembe trong trận chung kết. Internazionale hoàn thành cú ăn 5, trở thành đội bóng thứ tư thế giới sau Liverpool vào năm 2001, Al- Ahly trong năm 2006 và Barcelona vào năm 2009. Tuy nhiên, sau danh hiệu này này, vào ngày 23 tháng 12 năm 2010, do thành tích kém cỏi của đội ở Serie A và khoảng cách 13 điểm so với đội dẫn đầu bảng xếp hạng là AC Milan (mặc dù Inter chơi ít hơn hai trận, vì dự giải FIFA Club World Cup), ban lãnh đạo đội bóng đã quyết định sa thải Rafael Benitez, và thay thế ông là huấn luyện viên Leonardo.

Leonardo có một sự khởi đầu hoàn hảo với 30 điểm sau 12 trận, trung bình 2,5 điểm cho mỗi trận, tốt hơn so với những người tiền nhiệm của ông là Benitez và Mourinho. Ngày 6 tháng 3 năm 2011 Leonardo lập kỉ lục tại Serie A khi kiếm được 33 điểm sau 13 trận, kỉ lục trước đó là 32 điểm trong 13 trận đấu được thực hiện bởi Fabio Capello trong mùa giải 2004-05. Sau đó, Leonardo đã giúp câu lạc bộ tiến vào vòng tứ kết của Champions League, đáng nói đến là màn lật ngược tình thế ở vòng 1/16, trước khi trở thành cựu vương khi để thua Schalke 04. Cuối mùa giải Inter cũng đã giành Coppa Italia sau chiến thắng 3-1 trước Palermo. Huấn luyện viên Leonardo sau đó từ chức và tiếp theo sau là những huấn luyện viên không mang lại thành công cho Inter, như Gian Piero Gasperini, Claudio Ranieri, Andrea Stramaccioni, Walter Marazzi và Frank De Boer.


Một vài thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]


Inter giữ một kỉ lục đầy tự hào là chưa bao giờ phải xuống thi đấu tai Serie B (giải hạng hai) kể từ lúc câu lạc bộ được thành lập. Người hâm mộ luôn tự hào rằng Inter là câu lạc bộ duy nhất (trước đây còn Juventus nhưng đội bóng này đã xuống hạng năm 2006 vì Calciopoli) chỉ thi đấu tại Serie A. Trước đó, Juventus trên danh nghĩa là đã xuống hạng năm 1911 và 1913 nhưng còn thi đấu ở hạng nhất giải Piemonte Regional League năm 1911, và Lombardia Regional League vào năm 1913; hơn nữa, họ đã không hoàn tất mùa trong năm 1908.

Chủ tịch danh dự hiện nay và đồng thời là người sở hữu Inter là Massimo Moratti. Cha ông, Angelo Moratti là chủ tịch Inter trong thời kì vàng son những năm 1960. Massimo, trong nỗ lực cạnh tranh với thành công lớn của cha mình, đã dành ra những khoản tiền rất lớn để đưa về câu lạc bộ những cầu thủ tốt nhất thế giới nhưng mãi vẫn không thành công khi từ năm 1989 đến 2006 không thể giành được 1 scudetto nào cả, mãi đến khi vụ Calciopoli nổ ra Inter của ông mới có thể đoạt được chiếc scudetto đầu tiên dù rằng là trên giấy tờ,tuy nhiên nhân đà chiến thắng Inter đã đoạt thêm 4 scudetto nữa vào 4 năm kế tiếp, đặc biệt là scudetto thứ 16, đoạt được vào năm bách niên của Inter (1908-2008).

























Bảng doanh thu của Internazionale qua các năm
Mùa giảiDoanh thuKết quảTổng giá trịTài sản
Internazionale Holding S.r.l.
2009–10€331,257,215(€73,348,853)€579,121,016€98,415,495
2010–11giảm €278,349,800giảm (€90,064,258)giảm €574,071,478tăng €101,807,103
2011–12giảm €250,321,561tăng (€88,586,256)tăng €591,373,830giảm €96,763,710
2012–13giảm €207,558,359giảm (€159,751,967)giảm €493,872,485giảm €32,010,925
International Sports Capital HK Limited
2013–14
Không tiết lộ
International Sports Capital SpA (intermediate holding company)
2014–15
Kết quả có từ tháng 10/2015

Theo Deloitte Football Money, Inter đạt doanh thu €196.500.000 trong mùa giải 2008-09 để vươn lên xếp hạng ở vị trí thứ 9, xếp sau Juventus ở vị trí thứ 8, và hơn đối thủ cùng thành phố AC Milan xếp ở vị trí thứ 10. Câu lạc bộ đạt doanh thu vượt xa mùa giải trước đó của họ (€172.900.000). Trong mùa giải 2009-10, Inter vẫn ở vị trí thứ 9, vượt qua Juventus (thứ 10), nhưng lại để AC Milan vượt lên trở thành CLB của Ý đạt doanh thu cao nhất (thứ 7). Mùa giải 2010-11, Inter đứng thứ 8, nhưng vẫn đứng sau Milan. Từ năm 2011, vị trí trên bảng xếp hạng của Inter đã giảm xuống còn 11 trong năm 2011-12, 15 trong năm 2012-13 và 17 trong mùa giải 2013-14.

Mùa giải 2008-09, tỷ lệ phần trăm doanh thu được chia đều giữa việc bán vé (14%, €28.200.000), bản quyền truyền hình (59%, €115.700.000, + 7%, + €8.000.000) và thương mại (27%, €52.600.000, + 43%). Nike và Pirelli tài trợ €18.100.000 và €9.300.000 tương ứng với doanh thu thương mại, trong khi doanh thu phát sóng được tăng €1.600.000 (6%) khi Inter được dự Champions League.



Nhà tài trợ của Internazionale





Tài trợ chính thức


  • 1981-1982: Inno Hit

  • 1982-1991: Misura

  • 1991-1992: FitGar

  • 1992-1995: Fiorucci

  • 1995-2018: Pirelli

Tài trợ trang phục


  • 1978-1981: Puma

  • 1981-1986: Mec Sport

  • 1986-1988: Le Coq Sportif

  • 1988-1991: Uhlsport

  • 1991-1998: Umbro

  • 1998-2018: Nike

Một trong những người sáng lập của Inter, một họa sĩ tên là Giorgio Muggiani, chịu trách nhiệm cho việc thiết kế các logo của Inter vào năm 1908. Việc thiết kế đầu tiên là dòng chữ 'FCIM' ở trung tâm của một loạt các vòng tròn hình thành các huy hiệu của câu lạc bộ. Các yếu tố cơ bản của thiết kế vẫn không đổi ngay cả khi chi tiết tốt hơn đã được sửa đổi trong những năm qua. Bắt đầu từ mùa giải 1999-1900, câu lạc bộ đỉnh ban đầu đã được giảm kích thước, để nhường chỗ cho việc bổ sung tên và nền tảng năm của câu lạc bộ ở phần trên và dưới của logo tương ứng.

Sau này, logo đã được đưa ra một cái nhìn hiện đại hơn với ngôi sao Scudetto nhỏ hơn và màu sắc nhẹ hơn. Phiên bản này đã được sử dụng cho đến tháng 7 năm 2014, khi câu lạc bộ quyết định thực hiện một thương hiệu riêng. Sự khác biệt lớn nhất giữa logo hiện tại và logo trước là việc loại bỏ ngôi sao của logo trên những phương tiện truyền thông khác.

Từ khi thành lập vào năm 1908, sắc màu truyền thống Inter là sọc đen và xanh. Có tin đồn rằng màu đen đã được lựa chọn để đại diện cho ban đêm và màu xanh đã được lựa chọn để đại diện cho bầu trời. Trong một thời gian ngắn ở Thế chiến II, Inter tiếp tục mặc các sọc màu đen và màu xanh, tạo cho họ biệt danh Nerazzurri (Xanh đen trong tiếng Ý). Tuy nhiên, Inter đã buộc phải từ bỏ đồng phục màu đen và màu xanh của họ. Năm 1928, tên và triết lý của Inter đã cầm quyền Đảng phát xít. Kết quả là, trong năm câu lạc bộ đã sáp nhập với nhóm Unione Sportiva Milan và được đặt tên Società Sportiva Ambrosiana sau khi vị thánh bảo trợ của Milan. Lá cờ của Milan (chữ thập đỏ trên nền trắng) thay thế các màu đen truyền thống và màu xanh. Sau khi Thế chiến II, khi thế lực phát xít đã giảm, câu lạc bộ trở lại là tên gốc và màu sắc truyền thống. Năm 2008, Inter kỷ niệm bách niên của họ với chữ thập đỏ trên mẫu áo sân khách. Thập giá gợi nhớ đến lá cờ của thành phố Milano, và họ tiếp tục sử dụng chi tiết này trên trang phục thứ ba.

Loại vật thường được sử dụng để đại diện cho các câu lạc bộ bóng đá ở Ý. Rắn cỏ, gọi là Il biscione là con vật đại diện cho Inter. Con rắn là một biểu tượng quan trọng cho thành phố Milan, xuất hiện thường xuyên trong huy hiệu Milanese như một con rắn cuộn với một người đàn ông trong miệng của nó. Biểu tượng nổi tiếng với sự hiện diện của nó trên chiếc áo khoác của Sforza (người đã cai trị nước Ý, từ Milan trong thời kỳ Renaissance), thành phố Milan, di tích lịch sử Duchy của Milan (một nhà nước 400 năm của thời La Mã), và Insubria (một khu vực lịch sử thành phố Milan). Mùa giải 2010-11 mẫu áo sân khách của Inter có in hình một con rắn.





Sân vận động mà Inter thi đấu được gọi là Stadio Giuseppe Meazza, cũng được biết đến với tên San Siro (sân này ở trong quận "San Siro"). Sân được xây dựng vào tháng 12 năm 1925 theo mong muốn của Piero Pirelli, chủ tịch AC Milan. Sân được khánh thành vào ngày 19 tháng 9 sau 1 năm khởi công, và mở màn là 1 trận Derby Milano, trận đấu đã kết thúc với tỷ số 6-3 nghiêng về Milan. Hội đồng thành phố Milan mua lại SVĐ vào năm 1935, và 4 năm sau nó được nâng cấp thêm 15.000 chỗ ngồi. Đội tuyển Anh là những khách mời danh dự cho buổi ra mắt sân sau khi sửa chữa vào ngày 13/5/1939.

Trước đây nó chỉ được biết đến với cái tên San Siro, tên mới được đặt vào năm 1980 sau khi Giuseppe Meazza qua đời. Meazza là một cầu thủ nổi tiếng của Internazionale trong thập niên 1930 và cũng đã từng thi đấu cho A.C. Milan trong một thời gian ngắn. Với vai trò là một cầu thủ, ông đã giành hai chức vô địch World Cup khi khoác áo tuyển Ý (vào các năm 1934 và 1938), cùng với Giovanni Ferrari trở thành một trong hai cầu thủ Ý duy nhất đoạt chức vô địch FIFA World Cup hai lần. Ông nhận được sự tôn kính của những Interisti (người hâm mộ Inter) và rất được kính trọng bởi một trong những sân vận động nổi tiếng nhất trên thế giới mang tên ông. Vào năm 1955, sân được mở rộng lên đến 50,000 chỗ ngồi, hiện nay sân có sức chứa 80,074 chỗ và là sân nhà của cả Internazionale và A.C. Milan.



Inter trở thành đồng sở hữu sân với Milan vào năm 1947, và hai đội vẫn chung “nhà” kể từ đó cho tới nay. Một thập kỷ sau ngày Nerazzurri giành nửa quyền sở hữu San Siro, các bộ đèn pha được lắp đặt để phục vụ các trận đấu thuộc đấu trường châu Âu. Một số trận đấu, người ta thống kê có tới 100.000 đèn pha được sử dụng. Trước đó, dưới thời Ambrosiana-Inter, đội có sân nhà là sân Arena Civica, với sức chứa 30.000 chỗ. Cấu trúc của SVĐ ngày nay đã được làm mới. Để chuẩn bị cho World Cup 1990, tầng 3 khán đài đã được xây thêm, nâng tổng sức chứa của sân lên 87.500 chỗ, đồng thời tất cả khán đài được lắp ghế. 11 tòa tháp bên ngoài sân được bổ sung năm 1987, 4 trong số đó nằm ở 4 góc để nâng đỡ mái che. Tuy nhiên, do kể từ đó tới nay Giuseppe Meazza chưa nhận được sự đầu tư nào đáng kể, sân đã bắt đầu xuống cấp. Milan tính toán rằng 60% những chấn thương của mùa 2011/12 đến từ những trận đấu tại đây, buộc họ tính tới phương án thay mặt sân. Inter đồng ý, và rồi công ty Desso của Hà Lan được thuê để phủ một lớp cỏ mới lên sân, vào tháng 6 năm 2012. Công đoạn này khiến 2 đội bóng tốn 200.000 bảng. Vào năm 2016, sân được chọn để đăng cai tổ chức trận chung kết UEFA Champions League năm 2016. Giuseppe Meazza là sân vận động được tiêu chuẩn UEFA đánh giá là một trong nhũng sân vận động ưu tú bậc nhất châu Âu.

Năm 2020 với kế hoạch tự xây 1 sân mới của AC Milan, thì sân Giuseppe Meazza sẽ được nhường toàn quyền sở hữu cho Inter Milan.


Inter người hâm mộ năm 2008.

Inter là một trong những câu lạc bộ có nhiều cổ động viên lớn nhất ở Ý, theo một nghiên cứu tháng 8 năm 2007 của tờ báo Ý La Repubblica. Trong lịch sử, phần lớn nhất của các cổ động viên Inter từ thành phố Milan là đều là những tầng lớp trung lưu tư sản, trong khi các cổ động viên của AC Milan đã thường tầng lớp lao động. Thật vậy, những người hâm mộ Inter thường đặt biệt danh cho CĐV đối thủ AC Milan làcasciavit, có nghĩa là tua vít chỉ để chỉ ra nguồn gốc vô sản một bộ phận lớn của người hâm mộ Milan là tầng lớp lao động. Đổi lại, người hâm mộ Inter Milan được gọi là Bausch, nghĩa Người Milano, ám chỉ một trong những khuôn mẫu cổ điển của Milan bởi fan của Inter hình thành chủ yếu từ tầng lớp trung và cao của xã hội, hoàn toàn có nguồn gốc Milan.

Khái niệm thành lập nhóm những người ủng hộ tại sân vận động đã được đề ra tại Milan bởi huấn luyện viên Helenio Herrera trong những năm sáu mươi thời điểm hoàng kimn nhất của Inter. Khán đaì Curva Nord của sân San Siro là nơi các fan hâm mộ của Inter đứng lên cổ vũ đôị bóng trong trận diễn ra trên sân nhà của họ. Những người ủng hộ Inter chia thành các nhóm ultras khác nhau bao gồm: Nam San 1969, Ultras 1975 Viking vào năm 1984, Unbreakable 1988 Bulldogs năm 1988, Brianza Alcoolica 1985 và Milan vào năm 1977. Các nhóm được thành lập đầu tiên để người hâm mộ có thể hỗ trợ đội bóng của Inter là Moschettieri và Aficionados trong thời đại của vĩ đại của Inter.


Inter người hâm mộ.

Hiện nay nhóm cổ động viên lâu đời cũng như quan trọng nhất của Inter còn sót lại là Boys-San, thành lập năm 1969. Nhóm này được sinh ra từ vụ đào tẩu của một số kẻ từ Inter Club Fossati, sau đó từ giữa năm 1966 và 1968, chủ tịch Inter khi ấy là Carlo Cerquetti đã đặt tên nhóm là Boy lấy cảm hứng từ một cậu bé tinh quái, nhân vật chính của một số phim hoạt hình được công bố trên tạp chí tại Italia. Năm 1969, khi trở về từ một chuyến đi đến Bologna, một số người ủng hộ không đồng ý với chủ tịch của câu lạc bộ là Fossati, nên đã tách ra và thành lập một nhóm riêng biệt. Tên gọi ban đầu là 11 aces, Boys - Furies Nerazzurri và các biểu ngữ đầu tiên xuất hiện vào tháng năm 1970 tại Rome. Cũng như các nhóm chính của Boys San, bốn nhóm sau này bao gồm: Viking, Irriducibili, Ultras, và Brianza Alcoolica. Ngoài ra, một nhóm CĐV Inter được biết đến với cái tên Curva Nord, họ ngồi ở khán đài phía bắc của sân vận động Giuseppe Meazza. Với truyền thống lâu đời này, nhóm Curva Nord là đồng nghĩa với việc sống chết vì CLB, giăng biểu ngữ, cờ và cả việc biểu tình.

Trong năm bảy mươi, sự kình địch và khốc liệt đã xảy ra với những màn xô xát với nhóm fan hâm mộ của các câu lạc bộ khác, tất cả đều là người hâm mộ của Juventus, của Atalanta, Sampdoria và đặc biệt là AC Milan.

Các fan hâm mộ của Inter đã kết nghĩa với nhóm fan hâm mộ của Varese (kình địch của Varase là Como đã kết nghĩa với nhóm fan của AC Milan), ngoài Varese còn có Valencia và đặc biệt là nhóm cổ động viên của Lazio. Mối quan hệ mật thiết với Lazio chắc chắn là một trong những sự kết nghĩa vững chắc nhất và quan trọng ở Ý, nguồn gốc của nó là vào giữa những năm tám mươi để thể hiện sự đôí lập với một mối quan hệ khác là giữa Roma và Milan. Năm 2010 tại sân vận động Olympico, nơi các fan hâm mộ Lazio muốn Inter đánh bại đối thủ không đội trời chung là AS Roma để giành cú ăn ba.


Bức vẽ tri ân hậu vệ Zanetti.

Inter Milan cũng là một trong những đội bóng tại Serie A như S.S.C. Napoli (treo áo số 10 của Diego Maradona), AC Milan (treo áo số 3 của Paolo Maldini và số 6 của Franco Baresi) nói riêng cũng như trên thế giới nói chung sử dụng cách treo số áo để tri ân những cầu thủ của mình. Hiện trong hệ thống số áo của câu lạc bộ Inter Milan có 2 số áo được treo vĩnh viễn nhằm tôn vinh từng cá nhân của cầu thủ đã có đóng góp lớn trong lịch sử của câu lạc bộ.

Cầu thủ đầu tiên được Inter vinh dự treo số áo là hậu vệ Giacinto Facchetti. Trong suốt sự nghiệp của mình, Facchetti chỉ thi đấu cho câu lạc bộ duy nhất là Inter Milan. Ông đã thi đấu cho Inter tổng cộng 634 trận trên tất cả các đấu trường đồng thời ghi cho đội bóng áo xanh đen 75 bàn thắng. Facchetti giải nghệ vào năm 1978 sau hơn 18 năm cống hiến cho đội bóng. Vào năm 2004, ông được vinh dự là người được chọn để ngồi vào chiếc ghế chủ tịch Inter. Danh hiệu duy nhất khi không còn là cầu thủ là danh hiệu Scudetto năm 2006 của Inter khi vụ bê bối dàn xếp tỉ số diễn ra, Inter được Tòa án thể thao Ý trao chức vô địch. Sau đó vào tháng 9 năm 2006, Facchetti qua đời, nhằm tôn vinh những giá trị về mặt thành tích cũng như tinh thần mà ông đã cống hiến cho Inter trong suốt sự nghiệp, chủ tịch Inter sau đó là Moratti đã quyết định treo chiếc áo số 3 của Facchetti.

Ngoài Giacinto Facchetti, còn một cầu thủ khác có vinh dự được treo số áo khi còn thi đấu là hậu vệ Javier Zanetti. Zanetti gia nhập Inter vào năm 1995, thời kì mà nhà tỉ phú Massimo Moratti mới bắt đầu đến và phục hưng Inter. Bốn năm sau khi gia nhập đội chủ sân Giuseppe Meazza, Zanetti đã nhận tấm băng đội trưởng từ Giuseppe Bergomi. Từ đó Zanetti chính thức trở thành người đội trưởng mẫu mực của Inter trong các mùa giải từ những thất bại cho đến thành công hậu Calciopoli. Mùa giải 2013-14 là mùa giải cuối cùng mà Zanetti thi đấu trong bộ trang phục của Nerazzurri. Sau hơn 15 năm đeo tấm băng đội trưởng, Zanetti đã ra sân thi đấu cho Inter 858 trận đấu trên tất cả mặt và ghi 21 bàn thắng. Để tri ân cầu thủ người Argentina vì sự cống hiến thầm lặng và miệt mài này, ban lãnh đạo Inter đã quyết định treo chiếc áo số 4 của Zanetti, đồng thời mời anh nhận lãnh chức phó chủ tịch của câu lạc bộ.


Tại Serie A[sửa | sửa mã nguồn]


Derby d'Italia[sửa | sửa mã nguồn]


Một trận Derby D'italia năm 1993.

Derby d'Italia là tên được đặt cho các trận bóng đá giữa câu lạc bộ Internazionale của thành phố Milan và Juventus của thành phố Turin. Thuật ngữ này được đặt ra trở lại vào năm 1967 bởi nhà báo thể thao người Ý, Gianni Brera. Các trận đấu giữa Juventus và Inter có lẽ là trận đấu căng thẳng và quyết liệt nhất ở Ý giữa hai đội đến từ các thành phố khác nhau, bởi vì hai đội cũng được xếp hạng nhất nhì trong những trận thắng và bàn thắng tại Serie A.

Khi hai đội bóng đến từ hai thành phố lớn nhất ở vùng Tây Bắc nước Ý, trận Derby d'Italia cũng để đại diện cho một sự cạnh tranh trong khu vực. Sự cố từ trận đấu này có đôi khi có liên quan đến các cuộc tranh luận chính trị giữa Turin và Milan là khu vực thủ đô và khu vực tương ứng của họ là Piedmont và Lombardy chủ yếu được cai trị bởi đảng đối lập khác nhau.

Trong mùa giải 1997-98, một trận đấu trên sân Stadio delle Alpi, đã có tranh cãi về quyết định của trọng tài Piero Ceccarini khi ông không đưa ra một hình phạt cho Mark Iuliano khi anh này đã phạm lỗi thô bạo với 1 cầu thủ bên phía Inter là Ronaldo. Juventus khi ấy đang dẫn 1-0 sau đó lại được hưởng quả penalty nhưng Alessandro Del Piero đã đá hỏng, tuy nhiên Juventus vẫn giành chiến thắng 1-0 và đoạt Scudetto mùa giải đó với chỉ 1 điềm nhiều hơn Inter. Vụ việc gây tranh cãi nảy lửa trong quốc hội Ý trong một phiên tòa vào tháng 4 năm 1998. Khi ấy Juventus đã bị các cổ động viên Inter coi là "những tên trộm" khi đã được hưởng lợi từ những quyết định của trọng tài. Tuy nhiên sau vụ Calciopoli vào năm 2006, chức vô địch Serie A mùa giải 2005-06 của Juve được coi là có dính đến vụ bê bối dàn xếp tỉ số, thế là Scudetto năm ấy đã được trao cho Inter, đội bóng duy nhất trong sạch trong top 5 đội dẫn đầu Serie A mùa giải năm ấy. Như vậy có thể coi đó là một phần thưởng xứng đáng cho sự công bằng cách đó 8 năm.

Tại thời gian diễn ra trận Derby d'Italia vào ngày 05 tháng 12 năm 2009 tại Turin, đã có những lo ngại về các ultras Juventus đe dọa tiền đạo của Inter là Mario Balotelli (người gốc Ghana) và hành động phân biệt chủng tộc từ những người hâm mộ không thích những cầu thủ châu Phi. Chủ tịch Juventus khi ấy là Jean-Claude Blanc và Mirella Scirea, vợ của huyền thoại Juventus, Gaetano Scirea, đã viết thư cho các nhóm cổ động viên cực đoạn công khai kêu gọi người hâm mộ không được phân biệt chủng tộc. Khi các cầu thủ Inter đã đến Turin, xe bus của đội đã ném trứng của một số người hâm mộ Juventus. Trận đấu ấy đã chứng kiến một chiếc thẻ đỏ và một số va chạm nóng trên sân, đặc biệt giữa thủ môn Juve, Gianluigi Buffon và tiền vệ của Inter, Thiago Motta.

Vào năm 2011, Juventus đã trình lên những đoạn băng ghi âm của cố chủ tịch Inter, Giacinto Facchetti mà họ cho là Inter có dính líu và đề nghị Liên đoàn bóng đá Ý lật hồ sơ điều tra lại vụ Calciopoli nhằm đòi lại Scudetto năm 2006 từ tay Inter. Tuy nhiên vào tháng 7/2011 trong một cuộc họp bỏ phiếu kín cho việc Scudetto ở lại sân Giuseppe Meazza hay không, kết quả với 22 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 2 phiếu trắng, Liên đoàn bóng đá Ý đã ra phán quyết Inter vẫn được giữ lại danh hiệu Scudetto năm 2006 đồng thời các công tố viên được phái đi điều tra không có đủ bằng chứng để kết tội đội bóng áo xanh đen có dính líu đến nghi án dàn xếp tỉ số. Mặc cho phán quyết đã được đưa ra, không chấp nhận thua kiện, Juventus vẫn tiếp tục gửi đơn kiện lên Tòa án thể thao Ý, tuy nhiên sau đó Tòa đã bác bỏ đơn kiện, và Scudetto năm 2006 sẽ mãi mãi thuộc về Inter.


Derby della Madonnina[sửa | sửa mã nguồn]



Đối thủ cùng thành phố của Milan là câu lạc bộ Inter Milan, và trận đấu giữa hai đội thường được gọi là "Derby della Madonnina". Tên của trận derby đề cập đến Đức Trinh Nữ Maria, bức tượng trên đỉnh Nhà thờ Milan là một trong những điểm thu hút chính của thành phố. Các trận Derby Milano luôn được xem là những cuộc đối đầu kinh điển nhất trong làng bóng đá thế giới.

Derby thành Milano được diễn ra ít nhất 2 lần trong năm, có khi được mở rộng đến Coppa Italia, hay các Cup châu Âu. Trong giữa những năm 1960, Inter là câu lạc bộ thành công hơn, khi giành được cúp châu Âu hai lần liên tiếp còn thời gian cuối những năm 1980 và 1990, Milan của Silvio Berlusconi là đội chiếm ưu thế hơn, với nhiều chiến thắng cả ở Ý và ở đấu trường châu Âu.

Tại Serie A mùa giải 2009-10, Inter dưới sự dẫn dắt của Mourinho đã giành chiến thắng kép trước đối thủ Milan trong cả hai lượt trận. Tại trận lượt đi diễn ra từ vòng 2 Serie A, Inter đã đánh bại Milan với tỉ số đậm 4-0 và ở trận lượt về, Nerazzurri dễ dàng đánh bại Rossonerri với tỉ số 2-0. Tại mùa giải 2011-12, trong trận Derby della Madonnina, AC Milan khi ấy đang là đương kim vô địch mùa giải trước, họ cần một chiến thắng trước Inter để Juventus không thể đăng quan, trận đấu diễn ra với 6 bàn được ghi. Từ pha làm bàn mở tỉ số 1-0 của Milito, sau đó Inter bị dẫn ngược 1-2 trước khi Diego Milito ghi thêm 2 bàn thắng nữa để hoàn thành cú hattrick và một bàn của Maicon khép lại trận thắng 4-2 của Inter, qua đó chính thức biến Milan thành cựu vương.

Còn ở Cup châu Âu, mùa giải 2002-03 Milan và Inter đã đụng nhau tại bán kết, sau trận lượt đi hòa 0-0, lượt về 2 đội tiếp tục hòa 1-1, Milan là đội đi tiếp nhờ luật bàn thằng trên sân khách. Cũng tại Cup châu Âu mùa giải 2004-05, tại vòng tứ kết lại diễn ra 2 trận Derby Milano, lượt đi Milan đã giành chiến thắng với tỉ số 2-0, còn ở trận lượt về Milan dẫn trước 1-0 nhờ bàn thắng của tiền đạo Andriy Shevchenko, nhưng tới phút 72 trận đấu phải bị hoãn lại do các cổ động viên Inter bạo động tấn công cầu thủ Milan, trong đó có thủ môn Dida, sau đó UEFA đã xử Milan thắng 3-0 qua đó giành quyền vào vòng bán kết với tổng tỉ số 5-0.

Milan và Inter còn cho thấy sự khác biệt đối nhau ở phong cách chuyển nhượng, nếu Inter luôn đem về những cầu thủ Nam Mỹ thì Milan lại ưu tiên phát triển các tài năng trẻ của bóng đá Ý giống như Juventus. Trên sân cỏ còn có những cuộc đối đầu cá nhân như giữa Paolo Maldini-Javier Zanetti hay đáng nói nhất là anh em nhà Baresi, Franco của Milan và Giuseppe của Inter.


Cạnh tranh với Roma[sửa | sửa mã nguồn]


Inter đánh bại Roma năm 2008.

Ngoài những cuộc đối đầu giữ các đội bóng của 2 thành phố Milano và Turin, thì các trận đấu với các đội bóng đến từ Rome là một trong số cặp đấu thu hút nhiều người xem nhất ở Italia, trong số đó có những màn đối đầu đỉnh cao giữa Inter Milan và AS Roma. Với việc AS Roma kết nghĩa với đối thủ không đội trời chung của Inter là AC Milan, đồng thời Roma cũng là kình địch của Lazio, câu lạc bộ đã kết nghĩa với Inter, đó cũng cho thấy có một sự cạnh tranh quyết liệt giữa thành Rome và Milano.

Trong giai đoạn Grande Inter II của mình, Inter nhiều lần vấp phải sự canh tranh của Roma tại Serie A. Mùa giải 2006-07, Inter Milan đã đoạt danh hiệu Siêu Cúp Ý với tư cách nhà vô địch Scudetto khi danh hiệu này được trao cho Inter sau vụ dàn xếp tỉ số Calciopoli sau khi họ đánh bại Roma 4-3. Cũng trong mùa giải ấy, Inter đã vô địch Serie A với số điểm kỉ lục khi ấy là 97 điểm, xếp dưới họ là đội bóng thành Rome. Nhưng tại Coppa Italia, khi ấy còn thể thức đá chung kết ở lượt đi và về, tại trận lượt đi Inter Milan đã thảm bại 2-6 trước Roma, vì thế chiến thắng 2-1 ở trận lượt về chỉ giúp họ lấy lại danh dự trước khi nhìn Roma đăng quan. Sau đó đầu mùa giải 2007-08, Inter và Roma lại tiếp tục đối đầu nhau tại trận tranh Siêu Cúp và trận đấu kết thúc với tỉ số 1-0 nghiêng về Roma nhờ bàn thắng của Daniele De Rossi trên chấm phạt đền. Serie A mùa giải 2007-08, sự canh tranh đến chức vô địch giữa Inter và Roma có phần kịch tính hơn, khi tại trận đấu lượt đi ở Sân vận động Olimpico, Inter đã trả được món nợ ở chung kết Coppa Italia khi đả bại Roma đến 4-1. Cuối mùa Scudetto về tay Inter nhưng họ chỉ hơn đối thủ Roma đúng 3 điểm. Tại chung kết Coppa Italia, hai đội lại gặp nhau 1 lần nữa, kết quả Roma giành chiến thắng 2-1 và tiếp tục qua mặt Inter để đoạt Cúp vô địch.

Khi Inter được huấn luyện viên José Mourinho dẫn dắt, một lần nữa AS Roma lại là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với họ. Đỉnh cao của sự kịch tính là khi Roma đánh bại Inter trên sân Olimpico tại trận đấu lượt về, sau đó Inter mất vị trí nhất bảng vào tay Roma. Nhưng không lâu sau đó chính Roma cũng thất bại trước Sampdoria, và ngôi đầu quay về tay Inter cho đến khi mùa giải kết thúc. Tại chung kết Coppa Italia năm 2010, Inter cũng gặp Roma tại trận đấu cuối cùng, nhưng lần này người đoạt cúp là Inter khi đội bóng thành Milan đã đăng quang nhờ bàn thắng duy nhất của Diego Milito. Sau đó cũng tại trận tranh Siêu Cúp, Inter đã hạ Roma 3-1, và sau đó đoạt lấy danh hiệu thứ 4 trong năm 2010.



Tóm tắt lịch sử Inter









  • 1908 · Thành lập Football Club Internazionale Milano ngày mùng 9 tháng 3. Màu áo của trang phục thi đấu được chọn là xọc xanh-đen.

  • 1908-09 · Đứng thứ 3 vòng loại vùng Lombardia.

  • 1909-10 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần đầu).

  • 1910-11 · Hạng 6, Giải vô địch Liguria-Lombardia-Piemonte.

  • 1911-12 · Hạng 4, Giải vô địch Liguria-Lombardia-Piemonte.

  • 1912-13 · Hạng 3, Vòng loại Giải vô địch Lombardia-Liguria.

  • 1913-14 · Hạng 3, Vòng chung kết Giải vô địch miền bắc Italia.

  • 1914-15 · Hạng 3, Vòng chung kết Giải vô địch miền bắc Italia.

  • 1915-16 · Hạng 3, Vòng loại vùng Lombardia của Coppa Federale.

  • 1916-17 · Hạng 3, Coppa di Lombardia.

  • 1917-18 · Á quân, Coppa di Lombardia. Thua AC Milan ở trận chung kết.

  • 1918-19 · Hạng 3, Coppa di Lombardia.

  • 1919-20 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 2).

  • 1920-21 · Đứng thứ 3, Bảng A vòng bán kết quốc gia.

  • 1921-22 · Đứng thứ 12, Bảng B của Giải hạng nhất CCI.

  • 1922-23 · Đứng thứ 7, Bảng A của Prima Divisione.

  • 1923-24 · Đứng thứ 3, Bảng A của Prima Divisione.

  • 1924-25 · Đứng thứ 4, Bảng A của Prima Divisione.

  • 1925-26 · Đứng thứ 5, Bảng A của Prima Divisione.

  • 1926-27 · Đứng thứ 5, Vòng chung kết của Divisione Nazionale.

  • 1927-28 · Đứng thứ 7, Vòng chung kết của Divisione Nazionale.
    Ngày 31 tháng 8, sáp nhập với US Milanese để trở thành 'Ambrosiana.

  • 1928-29 · Đứng thứ 6, Bảng B của Divisione Nazionale.

  • 1929-30 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 3).
    Bán kết Cúp Trung Âu.


  • 1940-41 · Á quân, Serie A.

  • 1941-42 · Hạng 12, Serie A.

  • 1942-43 · Hạng 4, Serie A.

  • 1943-44 · Đứng thứ 3, Vòng bán kết vùng Liguria-Lombardia-Piemonte, Giải vô địch thời chiến Italia

  • 1944-45 · Hạng 5, Giải Benefico Lombardo.
    Kết thúc chiến tranh, đội quay trở lại với tên Internazionale.

  • 1945-46 · Hạng tư, vòng chung kết của Divisione Nazionale.

  • 1946-47 · Hạng 10, Serie A.

  • 1947-48 · Hạng 12, Serie A.

  • 1948-49 · Á quân, Serie A.

  • 1949-50 · Hạng 3, Serie A.


  • 1960-61 · Hạng 3, Serie A.
    Bán kết Cúp hội chợ.

  • 1961-62 · Á quân, Serie A.
    Tứ kết Cúp hội chợ.



  • 1970-71 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 11).
    Vòng 1/32 Cúp C3.

  • 1971-72 · Hạng 5, Serie A.
    Á quân Cúp C1, thua Ajax ở trận chung kết.

  • 1972-73 · Hạng 4, Serie A.
    Vòng 1/8, Cúp UEFA.

  • 1973-74 · Hạng 4, Serie A.
    Vòng 1/32 Cúp UEFA.

  • 1974-75 · Hạng 9, Serie A.
    Vòng 1, Cúp UEFA.

  • 1975-76 · Hạng 4, Serie A.

  • 1976-77 · Hạng 4, Serie A.
    Á quân Coppa Italia, thua AC Milan ở trận chung kết.

    Vòng 1/32, Cúp UEFA.

  • 1977-78 · Hạng 5, Serie A.
    Coccarda Coppa Italia.svg Vô địch Coppa Italia (lần 2).

    Vòng 1/32, Cúp UEFA.

  • 1978-79 · Hạng 4, Serie A.
    Tứ kết, Cúp C2.

  • 1979-80 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 12).

  • 1980-81 · Hạng 4, Serie A.
    Bán kết, Cúp C1.

  • 1981-82 · Hạng 5, Serie A.
    Coccarda Coppa Italia.svg Vô địch Coppa Italia (lần 3).

  • 1982-83 · Hạng 3, Serie A.
    Tứ kết, Cúp C2.

  • 1983-84 · Hạng 4, Serie A.
    Vòng 1/8, Cúp UEFA.

  • 1984-85 · Hạng 3, Serie A.
    Bán kết, Cúp UEFA.

  • 1985-86 · Hạng 6, Serie A.
    Bán kết, Cúp UEFA.

  • 1986-87 · Hạng 3, Serie A.
    Tứ kết, Cúp UEFA.

  • 1987-88 · Hạng 5, Serie A.
    Vòng 1/8, Cúp UEFA.

  • 1988-89 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 13).
    Vòng 1/8, Cúp UEFA.

  • 1989-90 · Hạng 3, Serie A.
    Supercoppaitaliana.png Vô địch Supercoppa Italiana (lần đầu).

    Vòng 1/16, Cúp C1.

  • 1990-91 · Hạng 3, Serie A.
    UEFA Cup (adjusted).png Vô địch Cúp UEFA (lần đầu).

  • 1991-92 · Hạng 8, Serie A.
    Vòng 1/32, Cúp UEFA.

  • 1992-93 · Á quân, Serie A.

  • 1993-94 · Hạng 13, Serie A.
    UEFA Cup (adjusted).png Vô địch Cúp UEFA (lần 2).

  • 1994-95 · Hạng 6, Serie A
    Vòng 1/32, Cúp UEFA.

  • 1995-96 · Hạng 7, Serie A
    Vòng 1/32, Cúp UEFA.

  • 1996-97 · Hạng 3, Serie A.
    Á quân, Cúp UEFA, thua Schalke 04 ở trận chung kết.

  • 1997-98 · Á quân, Serie A.
    UEFA Cup (adjusted).png Vô địch Cúp UEFA (lần 3).

  • 1998-99 · Hạng 8, Serie A.
    Tứ kết, Champions League.

  • 1999-00 · Hạng 4, Serie A.
    Á quân Coppa Italia, thua Lazio ở trận chung kết.



  • 2000-01 · Hạng 5, Serie A.
    Thua Lazio trong trận tranh Supercoppa Italiana.

    Vòng 1/8, Cúp UEFA.

  • 2001-02 · Hạng 3, Serie A.
    Bán kết, Cúp UEFA.

  • 2002-03 · Á quân, Serie A.
    Bán kết, Champions League.

  • 2003-04 · Hạng 4, Serie A.
    Tứ kết, Cúp UEFA.

  • 2004-05 · Hạng 3, Serie A.
    Coccarda Coppa Italia.svg Vô địch Coppa Italia (lần 4).

    Tứ kết, Champions League.

  • 2005-06 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 14)
    Coccarda Coppa Italia.svg Vô địch Coppa Italia (lần 5).

    Supercoppaitaliana.png Vô địch Supercoppa Italiana (lần 2).

    Tứ kết, Champions League.

  • 2006-07 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 15).
    Supercoppaitaliana.png Vô địch Supercoppa Italiana (lần 3).

    Á quân Coppa Italia, thua AS Roma ở trận chung kết.

    Vòng 1/8, Champions League.

  • 2007-08 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 16).
    Thua AS Roma trong trận tranh Supercoppa Italiana.

    Á quân Coppa Italia, thua AS Roma ở trận chung kết.

    Vòng 1/8, Champions League.

    Kỷ niểm 100 năm ngày thành lập CLB.

  • 2008-09 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 17).
    Supercoppaitaliana.png Vô địch Supercoppa Italiana (lần 4).

    Vòng 1/8, Champions League.

  • 2009-10 · Scudetto.svg Vô địch Italia (lần 18).
    Thua Lazio trong trận tranh Supercoppa Italia.

    Coccarda Coppa Italia.svg Vô địch Coppa Italia (lần 6).

    Coppacampioni.png Vô địch châu Âu (lần 3).

  • 2010-11 · Á quân, Serie A.
    12px Vô địch thế giới (lần đầu)

    Coccarda Coppa Italia.svg Vô địch Coppa Italia (lần 7).

    Supercoppaitaliana.png Vô địch Supercoppa Italiana (lần 5).

  • 2011-12 · Hạng 6, Serie A.
    Thua AC Milan trong trận tranh Supercoppa Italia

    Vòng 1/8, Champions League.

  • 2012-13 · Hạng 9, Serie A.
    Bán kết Coppa Italia

    Tứ kết, Europa League.

  • 2013-14 · Hạng 5, Serie A.
    Vòng 1/8, Coppa Italia

  • 2014-15 · Hạng 8, Serie A.
    Vòng 1/8, Coppa Italia

    Vòng 1/16, Europa League.




Số liệu thống kê chính xác tới ngày 2 tháng 8 năm 2018 [6]


  • Huấn luyện viên: Ý Luciano Spalletti

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.


Cầu thủ cho mượn[sửa | sửa mã nguồn]


Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.


Ban huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]










Chức vụ
Tên
Huấn luyện viên trưởng
Luciano Spalletti
Trợ lý
Marco Domenichini
Hỗ trợ kĩ thuật
Daniele Baldini
HLV thủ môn
Adriano Bonaiuti
Phân tích trận đấu
Michele Salzarulo
Bác sĩ
Alessandro Corsini
Trưởng vật lý trị liệu
Gian Nicola Bisciotti

Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA khi đang chơi cho Inter Milan:


Quả bóng vàng châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng châu Âu khi đang chơi cho Inter Milan:


World Soccer Player of the Year[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải World Soccer Player of the Year khi đang chơi cho Inter Milan:


Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS khi đang chơi cho Inter Milan:


Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA khi đang chơi cho Inter Milan:


Cầu thủ Ý trong năm của Serie A[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ Ý trong năm của Serie A khi đang chơi cho Inter Milan:


Cầu thủ nước ngoài trong năm của Serie A[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài trong năm của Serie A khi đang chơi cho Inter Milan:


Thủ môn trong năm của Serie A[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Thủ môn trong năm của Serie A khi đang chơi cho Inter Milan:


Hậu vệ xuất sắc nhất năm của Serie A[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Hậu vệ xuất sắc nhất năm của Serie A khi đang chơi cho Inter Milan:


Capocannonieri (Vua phá lưới Serie A)[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Capocannonieri khi đang chơi cho Inter Milan:


Cầu thủ vô địch thế giới[sửa | sửa mã nguồn]


Đã có 19 cầu thủ từng vô địch thế giới trong thời gian khoác áo Inter Milan. Ngoài Youri Djorkaeff (vô địch thế giới cùng đội tuyển Pháp), Ronaldo (vô địch thế giới cùng Brasil), cùng bộ 3 cổ xe tăng Đức Lothar Matthäus, Andreas Brehme và Jürgen Klinsmann (vô địch thế giới cùng Đức), các cầu thủ còn lại đều vô địch thế giới khi khoác áo đội tuyển Ý:


Cầu thủ vô địch châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]


Đã có 7 cầu thủ từng vô địch châu Âu trong thời gian khoác áo Inter Milan, ngoài Laurent Blanc (vô địch châu Âu cùng tuyển Pháp), Luis Suárez (vô địch châu Âu cùng tuyển Tây Ban Nha), Giorgos Karagounis (vô địch châu Âu cùng tuyển Hy Lạp), các cầu thủ còn lại đều vô địch châu Âu cùng đội tuyển Ý năm 1968:


Trong lịch sử, Inter đã trải qua 64 đời huấn luyện viên để có sự quản lý kỹ thuật (trong đó có 2 đời HLV tạm quyền như Giuseppe Meazza và Luis Suárez, phụ trách cả hai công việc huấn luyện chính thức và tạm thời).

Các huấn luyện viên trưởng không mang quốc tịch Ý là một người Anh, Bob Spottiswood từ mùa giải 1921-1922.

Huấn luyện viên nhiệm kỳ lâu nhất tại văn phòng Helenio Herrera, ông có mặt trong nhóm các vị trí lãnh đạo của đội trong vòng chín năm, trong đó có tám mùa giải liên tiếp 1960-1968, một kỷ lục đối với một huấn luyện viên nước ngoài trên băng ghế dự bị của các câu lạc bộ Ý, cùng ba chức vô địch Serie A, hai cup châu Âu và hai cup Liên lục địa. Huấn luyện viên thành công thứ hai trong lịch sử là Roberto Mancini, HLV của câu lạc bộ trong 2 nhiệm kỳ 2004-2008, và 2014-2016, ông là người duy nhất giúp Inter giành ba chức vô địch Serie A liên tiếp, cũng như hai cúp quốc gia Ý và hai siêu cúp Ý. Đi thẳng vào lịch sử của Nerazzurri là José Mourinho, trong hai năm đã giành được hai chức vô địch Serie A, cúp quốc gia Ý, một siêu cúp Ý và đặc biệt là Champions League sau bốn mươi lăm năm trong mùa giải 2009-2010, mùa giải thành công nhất trong lịch sử với cú ăn ba (Serie A, cup quốc gia, Champions League) và trở thành câu lạc bộ duy nhất tại Ý (thứ sáu trong châu Âu) giành được chiến tích này. Người kế nhiệm Mourinho, một người Tây Ban Nha, Rafael Benitez, người đã dẫn dắt Inter đến những chiến thắng tiếp theo như Siêu cúp Ý và đặc biệt là ở FIFA Club World Cup, đưa Nerazzurri trên đỉnh của thế giới sau 45 năm.


Danh hiệu chính thức[sửa | sửa mã nguồn]


Trong nước

30 danh hiệu

Scudetto.svg Serie A: 18


  • 1909-10; 1919-20; 1929-30; 1937-38; 1939-40; 1952-53; 1953-54; 1962-63; 1964-65; 1965-66 (Star*.svg)

  • 1970-71; 1979-80; 1988-89; 2005-06;[7] 2006-07; 2007-08; 2008-09; 2009-10

Coccarda Coppa Italia.svg Coppa Italia: 7


  • 1938-39; 1977-78; 1981-82; 2004-05; 2005-06; 2009-10; 2010-11

Supercoppaitaliana.png Supercoppa Italia: 5


  • 1989; 2005; 2006; 2008; 2010
Quốc tế

9 danh hiệu

Coppacampioni.png UEFA Champions League/Cúp C1: 3


  • 1963-64; 1964-65; 2009-10

UEFA Cup (adjusted).png UEFA Cup/Cúp C3: 3


  • 1990-91; 1993-94; 1997-98

Intercontinental Cup (1997).svg Vô địch Cúp Liên lục địa: 2


15px Cúp vô địch thế giới các câu lạc bộ: 1


Top 20 cầu thủ ra sân nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]



Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]



Chính sách[sửa | sửa mã nguồn]


Hernán Crespo, bản hợp đồng cho tình "giao hảo" của Inter và Lazio.

Trong quá khứ, Inter là câu lạc bộ của Serie A, nhưng đội bóng luôn ưa chuộng những cầu thủ nước ngoại, đặc biệt là những cầu thủ gốc Latin, đến từ Nam Mỹ.
Khi ngài Massimo Moratti lên làm chủ tịch của câu lạc bộ Internazionale, ông biết mình phải làm gì để đưa Inter trở lại vị thế như thời kỳ Grande Inter thần thánh. Ngay lập tức Inter đã ký hợp đồng với Javier Zanetti, khi ấy ở Ý, Zanetti chỉ là một cầu thủ vô danh và sau này trở thành người đội trưởng vĩ đại của Nerazzurri.

Sau đó chỉ 2 năm khi lên nắm quyền, Moratti đã có một bản hợp đồng phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng thế giới lúc bấy giờ. Đó là thương vụ mua tiền đạo Ronaldo của Barcelona. Ronaldo được Barca mua từ câu lạc bộ của Hà Lan, PSV Eindhoven. Trải qua 37 trận đấu cho đội chủ sân Nou Camp, Ronaldo đã ghi được tổng cộng 34 bàn thắng, một con số thống kê đủ để thuyết phục Moratti bỏ ra 28 triệu euro, một con số kỷ lục để khiến Barca gật đấu, và trong năm ấy, Ronaldo đã về với sân Giuseppe Meazza để chơi bóng. Ngoài Ronaldo, Inter mùa hè năm ấy cũng đã có thêm một bản hợp đồng khác là Alvaro Recoba. Tuy không nổi tiếng bằng Ronaldo, nhưng cầu thủ trẻ mới chỉ 21 tuổi đến từ Uruguay, một quốc gia Nam Mỹ khác cũng đã khiến Moratti bỏ ra đến 17 triệu euro. Anh cùng với Ronaldo tạo thành một cặp tiền đạo nguy hiểm nhất của Inter.

Trong lịch sử, các cổ động viên của Inter và Lazio luôn có mối quan hệ tốt đẹp và hữu nghị, dĩ nhiên cả hai câu lạc bộ cũng đều như thế trong các vụ làm ăn. Sau 2 năm kể từ vụ chuyển nhượng Ronaldo từ Barca, ngài chủ tịch Moratti đã khiến cả thế giới bất ngờ khi đem về tiền đạo Christian Vieri của Lazio với mức phí 45 triệu euro. Và chỉ một năm sau đó, Lazio đã được Inter sang nhượng hậu vệ Angelo Peruzzi với giá 18 triệu euro. Mối quan hệ giữa Inter và Lazio còn được khẳng định một lần nữa khi vào mùa hè năm 2002, Lazio đã để tiền đạo Hernán Crespo với giá 36 triệu euro và cũng một năm sau đó, Diego Simeone, một cầu thủ của Inter đã được câu lạc bộ chủ quản cho phép gia nhập Lazio. Tại kì chuyển nhượng mùa đông năm 2014, Inter cũng đã có được Hernanes, nhạc trưởng của Lazio với mức giá 18 triệu euro. Vào mùa hè 2016, Inter đã có được nguồn tài trợ từ tập đoàn Trung Quốc, họ cũng đã ký thêm một bản hợp đồng đến từ Lazio là tiền vệ cánh Antonio Candreva khi đồng ý trả cho đội bóng thủ đô nước Ý 22 triệu euro.


Diego Milito, bản hợp đồng giúp Inter ăn ba năm 2010.

Theo như tên gọi Internazionale (theo tiếng Ý có nghĩa là quốc tế), Inter thường rất ít khi chiêu mộ những cầu thủ của Ý dưới thời chủ tịch Moratti. Một trong số ít đó là thủ môn Francesco Toldo. Toldo gia nhập đội chủ sân Giuseppe Meazza với mức phí 26.5 triệu euro từ câu lạc bộ Fiorentina, một mức giá kỷ lục cho một thủ môn tại Serie A, kỷ lục này chỉ bị phá bởi Gianluigi Buffon không lâu sau đó. Ngoài Toldo, còn một cầu thủ người Ý khác đã được Inter ký hợp đồng với giá cao là trung vệ Fabio Cannavaro. Vào năm 2002 sau khi hoàn tất hợp đồng mua Crespo, Inter đã mua 1 trung vệ để bỗ sung cho hàng thủ, và Fabio Cannavaro đã được Inter chọn, và anh gia nhập đội bóng xanh đen thành Milano sau khi con số 23 triệu euro đã khiến Parma dã gật đầu đồng ý.

Inter cũng là câu lạc bộ thích mua cầu thủ đến từ Serie A, và luôn ưu tiên cầu thủ gốc Nam Mỹ. Vì thế mà sau khi có được Cannavaro, Inter đã tiếp tục mua nốt tiền đạo người Brazil, Adriano của Parma. Khi vụ bê bối dàn xếp tỉ số Calciopoli nổ ra vào năm 2006, Juventus bị đánh xuống hạng, hàng loạt cầu thủ của Juve đã nhanh chóng liên hệ người đại diện để nhanh chóng tìm bến đỗ mới và Inter đã nhanh khai thác triệt để đội hình của đội bóng thành Turin. Kết quả họ đã bị Inter lấy đi hai món hàng chất lượng là tiền đạo Zlatan Ibrahimović và tiền vệ Patrick Vieira với chỉ tổng cộng khoảng 35 triệu euro.

Cũng trong quá khứ, Inter và Real Madrid có một mối quan hệ tốt trong các vụ chuyển nhượng. Khi đó vào năm 2002 tại Tây Ban Nha, Barca muốn mua Fernando Morientes của Real, và mua lại Ronaldo của Inter. Bản thân Real cũng không tha thiết giữ lại Morientes nhưng lại không muốn bán trực tiếp cho kình địch Barca, thế là cả hai đều liên hệ Inter. Khi đó Barca sẽ để Real mua Ronaldo, Inter sẽ có Morientes và sẽ bán lại cho Barca vào tháng 1 năm sau. Inter tin Barca nên đã mua Crespo thay Ronaldo, nhưng sau đó Barca không muốn mua Morientes nữa, khi đó Real sẽ không có tiền mua Ronaldo và Inter không thể vừa trả lương cho cả Ronaldo lẫn Crespo được. Nhưng Real chịu lỗ vẫn mua Ronaldo giúp Inter vượt qua khó khăn. Bởi thế sau này họ luôn có những thương vụ chuyển nhượng thuận lợi, như Walter Samuel (gia nhập Inter năm 2005 giá 18 triệu euro) hay Esteban Cambiasso và Luis Figo vào những năm sau đó.



Trong giai đoạn 2008-2010, Inter được dẫn dắt bởi huấn luyện viên José Mourinho, chính sách chuyển nhượng của Moratti phải phụ thuộc vào Người đặc biệt để giúp đội bóng thành công. Mùa hè 2008, Moratti theo lời Mourinho đã chiêu mộ tiền vệ chạy cánh Ricardo Quaresma của Porto với giá 24 triệu euro. Mùa hè sang năm, Inter đã ký hợp đồng với tiền đạo Diego Milito với giá 28 triệu euro và tiền Samuel Eto'o từ Barca trong một thương vụ trao đổi cầu thủ. Tại một trận giao hữu với Chelsea, Inter khi đó đã để thua 0-2, nhận thấy Inter đang thiếu đi một nhạc trưởng, Mourinho đã gọi cho Moratti với nội dung “Đội hình thế này đừng mơ vô địch”, sau đó vị chủ tịch của Inter liền mua ngay tiền vệ Wesley Sneijder. Sau đó Sneijder cùng Eto’o và Milito đã tạo thành bộ ba tấn công giúp Inter đoạt cú ăn ba mùa giải đó. Mùa giải 2010-2011 là một trong những mùa giải hiếm hỏi Inter mua các cầu thủ mang quốc tịch Ý như Andrea Ranocchia hay Giampaolo Pazzini.

Tuy nhiên sau triều đại của Mourinho, Inter dần chìm trong sự sa sút dẫn đến chi tiền vào thị trường chuyển nhượng hẹp dần. Câu lạc bộ chỉ mua về những cầu thủ có giá không quá 20 triệu euro, hay những lão tướng đã ngoài 30 tuổi.

Ngoài những thăng trầm trong việc mua cầu thủ, Inter cũng đã từng có một thương vụ bán cầu thủ rất khôn ngoan. Đó là vào năm 2009, khi ấy Inter đã bán tiền đạo người Thụy Điển, Zlatan Ibrahimović với tổng giá trị là 69 triệu euro, gồm 46 triệu euro tiền mặt và lấy đi tiền đạo Samuel Eto'o của Barca các thêm vào. Sau đó Ibra chính là thương vụ mua bán hời nhất mà Inter đã thực hiện, ngoài ra họ còn có thêm 1 tiền đạo nữa để cùng Milito trở thành cặp tiền đạo xuất sắc nhất của Inter mùa giải 2009-10. Cũng chỉ 1 năm sau đó, Inter đã để Mario Balotelli, một tiền đạo được coi là bad boy tại sân Giuseppe Meazza khi câu lạc bộ đã ép giá đội bóng mới nổi Manchester City khi bắt đại diện đến từ Anh phải trả cho Inter mức giá 30 triệu euro. Với số tiền đó Inter có thể bổ sung lực lượng đồng thời phòng thay đồ tại Giuseppe Meazza không còn nổi loạn. Cũng cùng kịch bản ấy, khi nhận thấy Eto’o có vẻ đã quá tuổi, và không còn phù hợp với chiến thuật, đồng thời một đội bóng đến từ Nga là Anzhi Makhachkala muốn có sự phục vụ của cầu thủ này, Inter đã nhanh chóng đồng ý, đổi lại câu lạc bộ nhận được 27 triệu euro, cái giá quá cao cho 1 cầu thủ không còn cần thiết cho đội bóng.


Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]



































#
Tên
Mức phí
Từ
1Ý Christian Vieri
€45,000,000
Lazio
2Bồ Đào Nha João Mário
€40,000,000
Sporting CP
3Pháp Geoffrey Kondogbia
€38,000,000
AS Monaco
4Argentina Hernán Crespo
€36,000,000
Lazio
5Brasil Gabriel Barbosa
€29,500,000
Santos
6Argentina Diego Milito
€28,000,000
Genoa
7Brasil Ronaldo
€28,000,000
Barcelona
8Ý Francesco Toldo
€26,500,000
Fiorentina
9Thụy Điển Zlatan Ibrahimović
€24,800,000
Juventus
10Bồ Đào Nha Ricardo Quaresma
€24,000,000
Porto

Đồng thời cũng có những thương vụ bán đắt giá:



































#
Tên
Mức phí
Từ
1Thụy Điển Zlatan Ibrahimović
€69,000,000
Barcelona
2Brasil Ronaldo
€46,000,000
Real Madrid
3Croatia Mateo Kovačić
€32,000,000
Real Madrid
4Ý Mario Balotelli
€30,000,000
Man City
5Cameroon Samuel Eto'o
€27,000,000
Anzhi
6Argentina Hernán Crespo
€26,000,000
Chelsea
7Hà Lan Clarence Seedorf
€22,500,000
AC Milan
8Ý Andrea Pirlo
€18,000,000
AC Milan
9Cộng hòa Ireland Robbie Keane
€18,000,000
Leeds United
10Thụy Sĩ Xherdan Shaqiri
€17,000,000
Stoke City

No comments:

Post a Comment