Sunday 14 October 2018

Giao thoa kế Fabry-Pérot – Wikipedia tiếng Việt



Giao thoa kế Fabry-Pérot là một dụng cụ quang học bao gồm hai gương bán phản xạ có độ phản xạ cao (bình thường là khoảng 95% tùy vào ứng dụng cụ thể) quay mặt phản xạ vào nhau. Ánh sáng khi đi vào giao thoa kế sẽ phản xạ đi phản xạ lại nhiều lần, tạo nên sự giao thoa đa sóng (giữa các sóng phản xạ). Giao thoa kế được đặt tên dựa vào hai nhà khoa học Charles Fabry và Alfred Pérot.

Nhờ sự giao thoa này mà hàm truyền sóng của hệ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

Các ứng dụng phổ biến của giao thoa kế Fabry-Pérot:


  • Máy quang phổ để phân tích phổ ánh sáng, có thể cho độ phân giải rất cao.

  • Thực hiện một bộ lọc tần số ánh sáng có tính chọn lọc cao.

  • Làm bộ cộng hưởng để phát tia laser.





No comments:

Post a Comment