Monday, 15 October 2018

Hàn Quốc – Wikipedia tiếng Việt

































































































Đại Hàn Dân Quốc

Emblem of the Government of the Republic of Korea.svg
대한민국정부 상징문양 (Hàn)
Biểu trưng Chính phủ Hàn Quốc
Biểu trưng Chính phủ
Khẩu hiệu:  (de facto)
"Cống hiến hạnh phúc cho nhân loại" [1]
Quốc ca:  (de facto)
"Ái quốc ca"
Vị trí của Hàn Quốc (xanh đậm) trên thế giới. Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ Bắc Triều Tiên, nhưng không kiểm soát (xanh nhạt)
Vị trí của Hàn Quốc (xanh đậm) trên thế giới.
Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền đối với
lãnh thổ Bắc Triều Tiên, nhưng không kiểm soát
(xanh nhạt)

Thủ đô
và là thành phố lớn nhất
Seoul
37°33′B 126°58′Đ / 37,55°B 126,967°Đ / 37.550; 126.967
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Hàn Quốc
Ngôn ngữ kí hiệu Hàn Quốc
Sắc tộc Không có thống kê chính thức
Tôn giáo chính
Tên dân tộc
Chính phủ Nhà nước đơn nhất
Tổng thống chế
 -  Tổng thống Moon Jae-in
 -  Chủ tịch Quốc hội Chung Sye-kyun
Lập pháp Quốc hội Hàn Quốc
Thành lập
 -  Thành lập Cổ Triều Tiên  
 -  Bị Nhật chiếm đóng 29 tháng 8 năm 1910 
 -  Tuyên bố độc lập 1 tháng 3 năm 1919 
 -  Chính phủ lâm thời 13 tháng 4 năm 1919 
 -  Giải phóng, chia cắt Bắc Nam 15 tháng 8 năm 1945 
 -  Hiến pháp 17 tháng 7 năm 1948 
 -  Tuyên bố Chính phủ 15 tháng 8 năm 1948 
Diện tích
 -  Tổng cộng 100,140 km2 (hạng 108)
38,690 mi2
 -  Mặt nước (%) 0,3(301 km2 / 116 mi2)
Dân số
 -  Ước lượng 2017 51.446.201[4][5] (hạng 26)
 -  Điều tra 2015 51.446.201
 -  Mật độ 507/km2 (hạng 23)
1,313/mi2
GDP  (PPP) Ước lượng 2017
 -  Tổng số $2.029 nghìn tỷ[6] (hạng 13)
 -  Bình quân đầu người $39.446 [6] (hạng 28)
GDP  (danh nghĩa) Ước lượng 2017
 -  Tổng số $1.498 nghìn tỷ[6] (hạng 11)
 -  Bình quân đầu người $29.114 [6] (hạng 27)
Gini? (2011)tăng theo hướng tiêu cực 29,5[7]
thấp
HDI? (2015)0,901[8]
rất cao · hạng 18
Đơn vị tiền tệ won (₩) / won 대한민국 원 (KRW)
Múi giờ Giờ chuẩn Hàn Quốc (UTC+09:00)
 -  Mùa hè (DST) không áp dụng (UTC+09:00)
Cách ghi ngày tháng
  • nnnn-tt-nn (năm-tháng-ngày)
Giao thông bên phải
Mã điện thoại +82
Tên miền Internet .kr.한국

Đại Hàn Dân Quốc (Tiếng Triều Tiên대한민국大韓民國Daehan Minguk), thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc (Tiếng Triều Tiên한국Hanguk), còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản và phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, trung tâm đô thị lớn thứ tư thế giới với số dân hơn 25,6 triệu và là thành phố toàn cầu quan trọng.[9] Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.032 km vuông. Với dân số 50 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.[10]


Những chứng cứ khảo cổ học cho thấy bán đảo Triều Tiên đã có người sinh sống từ Thời đại đồ đá cũ.[11][12]Lịch sử Triều Tiên bắt đầu khi nước Cổ Triều Tiên thành lập 2333 TCN bởi Đàn Quân. Sau thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên, Triều Tiên trải qua triều đại Cao Ly (Goryeo) và triều đại Triều Tiên (Joseon) trong một đất nước thống nhất cho đến cuối Đế quốc Đại Hàn năm 1910, khi đó Triều Tiên bị Nhật Bản sáp nhập. Sau khi được giải phóng và bị chia cắt vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia này trở thành hai nước là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Hàn Quốc được thành lập năm 1948 như một nền dân chủ. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn. Trong các thập niên từ 1960 tới 1990, kinh tế Hàn Quốc phát triển vượt bậc và trở thành một nền kinh tế lớn.[13]

Hàn Quốc hiện là một nước cộng hòa nghị viện và theo hệ thống tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF.[14][15] Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.[16][17]


Hai tên gọi khác nhau "Đại Hàn" và "Triều Tiên" khi dịch sang các ngôn ngữ phương Tây thì đều được dịch giống nhau. Ví dụ như trong tiếng Anh, "Đại Hàn" và "Triều Tiên" đều dịch là "Korea", trong tiếng Pháp đều dịch là "Corée", trong tiếng Nga đều dịch là "Корея" (chuyển tự Latin: Koreya)... vì chúng đều bắt nguồn từ tên gọi của vương quốc Cao Ly, là quốc gia từng tồn tại trên bán đảo này từ năm 918 đến năm 1392. Thời kỳ này, tên gọi Cao Ly đã thông qua các thương nhân Ả-rập mà truyền bá đến phương Tây.

Từ năm 1392, toàn bộ bán đảo này nằm dưới sự cai trị của nhà Triều Tiên (Chosun). Kể từ đó, cái tên "Triều Tiên" được dùng làm quốc hiệu để chỉ chung toàn bộ dân tộc sống trên bán đảo. Sau khi hai miền bán đảo bị chia cắt, lãnh thổ phía bắc tiếp tục kế thừa quốc hiệu này nên gọi mình là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên; trong khi lãnh thổ phía nam chọn quốc hiệu "Đại Hàn dân quốc", kế thừa từ quốc hiệu "Đế quốc Đại Hàn" (Daehan) mà lãnh thổ này đã mang trong giai đoạn 1897-1910 (dưới sự đô hộ của Nhật Bản). Trong đó, chữ "dân quốc" (chữ Hán: 民國) trong Đại Hàn dân quốc (大韓民國) được vay mượn từ tiếng Trung Quốc, khi dịch sang các ngôn ngữ phương Tây được dịch tương đương như cộng hoà quốc (共和國, nước cộng hoà). Trong tiếng Anh, "dân quốc" và "cộng hoà quốc" đều được dịch là "republic", trong tiếng Pháp đều được dịch là "république", trong tiếng Nga đều được dịch là "республика" (chuyển tự Latin: respublika).

Ở Việt Nam trước năm 1975, báo chí Việt Nam Cộng hòa gọi nước này là Đại Hàn. Sau năm 1975, tên gọi nước này chuyển dịch qua các ngôn ngữ phương Tây rồi mới sang tiếng Việt mà thành "Cộng hoà Triều Tiên". Bằng công hàm số KEV-398 ngày 23 tháng 3 năm 1994 gửi Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại sứ quán nước này đã đề nghị phía Việt Nam gọi chính thể của họ là Đại Hàn dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc (từ "Hàn" ở đây không phải là lạnh, đó là ký âm tự của từ "Han" trong tiếng Hàn Quốc, nghĩa là "lớn")[18] không gọi là Cộng hoà Triều Tiên hoặc Nam Triều Tiên, vì Triều Tiên là tên gọi của miền bắc (tức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đó ra công văn số 733/ĐBA-NG ngày 21 tháng 4 năm 1994 gửi các cơ quan bộ, tổng cục, các cơ quan thông tin, tuyên truyền và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam yêu cầu từ nay gọi Nam Triều Tiên là Đại Hàn dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc, không dùng các tên gọi Cộng hoà Triều Tiên và Nam Triều Tiên nữa.[19]


Lịch sử Hàn Quốc trước năm 1945 được trình bày trong phần Lịch sử Triều Tiên. (Xin xem thêm bài Danh sách Tổng thống Hàn Quốc.)


Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]


Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 chấm dứt cùng với Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. Liên bang Xô viết chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên.

Vào tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề ra một giải pháp tiến hành tổng bầu cử tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của một Ủy ban Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Liên bang Xô viết đã khước từ việc tuân theo giải pháp này và từ chối những ảnh hưởng của Ủy ban Liên Hiệp Quốc đối với nửa phía nam của bán đảo.

Hội đồng Liên Hiệp Quốc sau đó đã đưa ra một giải pháp khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương với sự giúp đỡ của Ủy ban Liên Hiệp Quốc. Những cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành vào ngày 10 tháng 5 năm 1948, tại những tỉnh nằm ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền nam và bắc Triều Tiên.

Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.

Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6 năm 1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, buộc tội miền nam đã vượt qua trước, và tấn công—Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn Đại Hàn Dân Quốc, còn đứng đằng sau Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên Hiệp Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên phân chia hai nước, và bán đảo Triều Tiên bị chia cắt cho đến ngày nay.

Gần 3 triệu người thiệt mạng hoặc bị thương và hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc chia lìa những người thân trong gia đình trong cuộc chiến tranh này.


Sau đó Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở lập luận "một Triều Tiên", không công nhận chính phủ Hàn Quốc và chọn con đường thống nhất đất nước bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hàn Quốc cũng coi chính phủ của mình là có chủ quyền hợp pháp trên toàn bán đảo Triều Tiên và không công nhận Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng này khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận thập niên 1960. Đến thập niên 1970 quan hệ hai bên dần được cải thiện. Hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991, cả hai nước được công nhận để chính thức gia nhập Liên hiệp quốc cùng một lúc. Hàn Quốc đã đầu tư kinh tế và là nước chủ yếu viện trợ lương thực giúp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vượt qua nạn đói thập niên 1990 thông qua chương trình lương thực Thế giới WEP của Liên hiệp quốc.


Năm 1948, Lý Thừa Vãn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở khu vực nam bán đảo Triều Tiên và trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Lý Thừa Vãn thực thi một chính sách cai trị độc tài, đàn áp rất thẳng tay những người cánh tả, thậm chí còn sát hại không ít nhân vật bất đồng chính kiến. Đồng thời, bộ máy quản lý đất nước do ông xây dựng lại bị nạn tham nhũng nặng nề, kinh tế đất nước phát triển chậm chạp. Chính vì thế nên năm 1960, Lý Thừa Vãn phải đối mặt với làn sóng bất bình rất lớn của người dân. Ông phải rời bỏ nhiệm sở, lên máy bay chạy sang Honolulu (Mỹ) sống tỵ nạn cho tới cuối đời. Cho tới nay dư luận ở Hàn Quốc vẫn đánh giá về Lý Thừa Vãn rất tiêu cực.

Chính phủ kế nhiệm của Chang-Myon bị lật đổ sau cuộc đảo chính của tướng Park Chung Hee vào ngày 16 tháng 5 năm 1961. Năm 1963 Park Chung Hee chính thức trở thành tổng thống. Park Chung Hee trở thành nhà độc tài thứ 2 tại Hàn Quốc.

Thông qua hoạt động của “Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia”, Park Chung Hee đã giải tán Quốc hội và các đảng phái chính trị đối lập hoạt động, đồng thời thẳng tay đàn áp các phong trào chống đối. Park Chung Hee ban hành các sắc lệnh cấm công nhân mít tinh, biểu tình, diễu hành. Ông còn cài cắm nhân viên thân chính phủ bên trong các tổ chức công đoàn của công nhân để giám sát và kìm hãm phong trào đấu tranh của họ. Quân đội Hàn Quốc được sử dụng như đạo quân lê dương đánh thuê cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, và cũng là lực lượng đàn áp trong nước theo mệnh lệnh của Park Chung Hee[20].

Suốt thập niên 1960, Park Chung Hee có xu hướng đàn áp thô bạo ngày càng tăng. Năm 1971, Park Chung Hee đã ban bố tình trạng khẩn cấp “dựa trên thực tế nguy hiểm của tình hình quốc tế”. Tới tháng 10/1972, ông lại khởi xướng một cuộc tự đảo chính để giải thể quốc hội và đình chỉ hiến pháp, dọn đường để thông qua bản hiến pháp Duy Tân vào tháng 11 qua cuộc trưng cầu dân ý bị đánh giá là gian lận nặng nề, theo đó chấm dứt bầu cử trực tiếp và chính thức suy tôn Park Chung Hee làm "Tổng thống trọn đời”.

Ngày 16/10/1979, tại Trường Đại học Pusan, một nhóm sinh viên đã xuống đường kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài. Làn sóng biểu tình nhanh chóng lan rộng, buổi tối hôm đó đã có tới 50.000 người tụ tập ở phía trước của hội trường thành phố Pusan. Trong hai ngày tiếp theo, một số văn phòng công cộng đã bị tấn công và khoảng 400 người biểu tình đã bị bắt giữ. Vào ngày 18/10, chính phủ Park Chung Hee tuyên bố thiết quân luật tại Pusan. Thế nhưng các cuộc biểu tình đã lan tới thành phố Masan, đặc biệt là ở Trường Đại học Tổng hợp Kyungnam. Bạo lực leo thang với các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát và trụ sở các cơ quan của đảng cầm quyền trong thành phố. Khủng hoảng xã hội đã khiến nội bộ lực lượng cầm quyền bị rạn nứt. Ngày 26/10/1979, Park Chung Hee đã bị bắn chết bởi Kim Jae-kyu, đương kim Giám đốc tình báo Hàn Quốc. Sau đó Kim Jae Kyu đã bị tử hình nhưng đến nay một Uỷ ban đặc biệt của chính phủ vẫn phải thảo luận về việc có nên coi Kim Jae Kyu là người có công cho quá trình dân chủ hoá của Hàn Quốc hay không.

Thời đại Park Chung Hee kết thúc trong bạo lực và bất ổn xã hội. Một chính phủ tạm thời được thành lập, đất nước bị đặt trong tình trạng thiết quân luật. Bản thân Park Chung Hee chết do bị ám sát bởi một quan chức thân tín phản bội. Sự nghiệp chính trị của ông cũng bị hoen ố vì độc tài và ngày nay, nhiều người Hàn Quốc căm ghét Park Chung Hee dù ông có công trong việc xây dựng đất nước. Khi Roh Moo Hyun lên làm Tổng thống năm 2003, chính phủ vẫn phải tiếp tục ban hành các đạo luật mới và thành lập các uỷ ban điều tra về tình trạng bạo lực dưới thời Park Chung Hee.



Năm 1980, Chung Doo-hwan được một hội đồng bầu cử bầu lên làm tổng thống. Ngày 18/5/1980 đã xảy ra vụ nổi dậy Gwangju khi người dân địa phương đánh cướp kho vũ khí của các trạm cảnh sát địa phương để chống lại cảnh sát chính phủ của Chung Doo-hwan sau khi lực lượng này đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên địa phương. Quân đội Hàn Quốc được điều đến và nổ súng bắn chết khoảng 1.000 tới 2.000 thường dân[21][22] Chung Doo-hwan vẫn nắm vị trí cao nhất trong bộ máy quyền lực ở Hàn Quốc tới năm 1988. Sau này, ông ta bị chính phủ mới kết tội tham nhũng, hối lộ và bị kết án tử hình (sau đó được giảm xuống còn chung thân).

Tuy nhiên, cuộc nổi dậy để lại dấu ấn to lớn cho sự ra đời của chính phủ dân sự vào thập niên 1990 với đường lối đối ngoại mềm mỏng hơn rất nhiều. Tới năm 1987 hiến pháp được sửa đổi, theo đó nhân dân Hàn Quốc lại được quyền trực tiếp bầu ra tổng thống. Sự kiện này đánh dấu quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Hàn Quốc. Các tổng thống tiếp theo là tướng Roh Tae-won (1987) và Kim Young-Sam (1992). Vị Tổng thống thứ sáu là Roh Tae-won cũng bị kết án vì tội hối lộ, tham nhũng. Năm 1997, Tổng thống Kim Dae-jung được trao giải Nobel hoà bình vì những nỗ lực của ông trong việc bình thường hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Năm 2003 học trò của ông, Roh Moo-hyun kế nhiệm chức Tổng thống Hàn Quốc. Đến lượt Roh Moo-hyun cũng phải đối mặt với lời buộc tội tham nhũng, và ông này tự sát vào ngày 23/5/2009 bằng cách nhảy xuống từ một mỏm núi khi cuộc điều tra đang tiếp diễn, do vậy nhiều người nghi ngờ vụ tự sát của ông là do sức ép từ các thế lực khác.

Sau đó là Lee Myung-bak làm tổng thống giai đoạn 2008-2013. Năm 2018, ông Lee bị bắt giam do bị tòa án cáo buộc ít nhất 12 tội danh, trong đó có việc nhận hối lộ 11 tỷ won (tương đương 10,2 triệu USD) của Cơ quan Tình báo nhà nước và các doanh nghiệp Hàn Quốc. Bên cạnh đó, là cáo buộc trốn thuế và chiếm đoạt 35 tỷ won từ một công ty mà ông Lee Myung-bak bí mật sở hữu.[23]

Tiếp đến là Park Geun-hye (con gái của Park Chung Hee). Đầu năm 2017, đến lượt bà Park Geun-hye cũng bị phế truất và bắt giam với các cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, nhận hối lộ và tham nhũng.

Như vậy, tính đến năm 2017, trong số 11 Tổng thống Hàn Quốc (không tính các quyền Tổng thống chỉ tạm đảm nhiệm chức vụ trong mấy tháng do khủng hoảng chính trị), đã có một người bị ám sát, 1 người tự sát do bị điều tra, 1 người bị đảo chính và phải chạy ra nước ngoài tị nạn, 4 người khác bị bắt giam do các tội danh liên quan đến tham nhũng, nhận hối hộ.

Tái thống nhất với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được ký kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những ai tỏ thái độ ủng hộ hoặc phát biểu ca ngợi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể bị kết án tới 7 năm tù[24][25][26]. Tổng thống Roh Moo-hyun đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.

Năm 2000, hai chính phủ đã chính thức gặp gỡ với nhau. Cuộc gặp gỡ này được xem như thắng lợi của chính sách ánh dương trong việc bình thường hoá quan hệ hai miền Triều Tiên.


Nền độc tài và phát triển kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]



Sau Chiến tranh Triều Tiên, khi Tướng Park Chung Hee nắm quyền vào năm 1961, kinh tế Hàn Quốc khá nghèo nàn với thu nhập bình quân đầu người ít hơn $100 USD mỗi năm. Giai đoạn này, kinh tế Hàn Quốc cơ bản phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ. Để tạo động lực phát triển, Park Chung Hee mang "kỷ luật quân đội" và chính sách độc tài áp dụng trên toàn quốc.

Ngay sau khi đảo chính nắm chính quyền vào tháng 7/1961, tướng Park Chung Hee tuyên bố sẽ “dọn rác” làm sạch xã hội[27]. Ông thực hiện hàng ngàn vụ bắt bớ và tuyên bố trước 20.000 sinh viên đại học Seoul: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm được vậy, trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới... Hôm nay, có thể một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra”[28]

Việc đầu tiên ông làm là đem tử hình 24 quan chức và doanh nhân vì tội tham nhũng. Mọi người đều phải làm việc hết sức mình, ai làm không chăm sẽ bị phê bình, mắng nhiếc trước mặt mọi người, thậm chí sẽ bị bạt tai làm gương. Một số ngành do quân đội xây dựng, khi người lính làm việc không chăm, cấp trên có quyền trừng phạt bằng đòn roi. Những du học sinh trước khi ra nước ngoài học tập phải cam kết không ở lại nước ngoài mà phải về nước phục vụ dù muốn hay không, những ai đã học xong mà không quay về nước thì gia đình họ sẽ phải chịu những hình phạt nặng.

Kế hoạch phát triển kinh tế của Park Chung Hee dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu bằng cách toàn dân phải cam chịu gian khổ, tiêu dùng hết sức tiết kiệm. Để người lao động có thể sống với mức lương rất thấp, chính quyền đã áp dụng biện pháp giữ giá những sản phẩm nông nghiệp ở mức rất thấp. Cuối thập niên 70, công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu hình màu, nhưng chỉ để xuất khẩu, trong nước chỉ dùng TV trắng đen. Các sản phẩm xa xỉ như mỹ phẩm, oto cao cấp, quần áo thời trang... bị hạn chế nhập khẩu ở mức tối đa.

Những năm 1960-1970, điều kiện sống của những người lao động di cư đến các khu công nghiệp hết sức cực khổ. Quyền của người lao động bị hạn chế tối đa vì từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ Tổng thống đến dân chúng. Người dân làm việc nặng nhọc và triền miên, nhưng sống kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại nhập, không uống cà phê. Thời gian lao động kéo dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động kém, lương rất thấp. Những phản kháng tự phát của công nhân, nông dân hoặc của dân nghèo thành thị đòi hỏi cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền Park Chung Hee đàn áp không thương tiếc. Như Michael Schuman, một nhà báo nổi tiếng chuyên về kinh tế của tờ Time (Mỹ) về sau nhận định: “Chế độ Park Chung Hee thực hiện quyền kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế tàn bạo vượt xa cả con quỷ Sahashi”[29]


Một phụ nữ Việt Nam 21 tuổi bị lính Hàn Quốc cắt vú trong cuộc thảm sát tại làng Phong Nhi, tỉnh Quảng Nam, ngày 12/2/1968

Mặt khác, Hàn Quốc đã cử khoảng 320.000 quân nhân sang tham chiến cùng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam để đổi lấy những khoản viện trợ của Mỹ. Khoảng 5.000 lính Hàn Quốc đã chết và khoảng 11.000 lính khác bị thương tật nặng trong cuộc chiến này[30][31]. Đội quân này cũng gây ra một danh sách dài những tội ác chiến tranh, những vụ thảm sát thường dân Việt Nam khi tham chiến (Hàn Quốc thống kê lính của họ đã giết tổng cộng 41.000 người Việt Nam[32], phần lớn là thường dân). Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ tài trợ mọi khoản chiến phí và trả tiền lương cho lính Hàn Quốc. Tổng cộng Mỹ đã viện trợ hoặc cho Hàn Quốc vay khoảng 10 tỷ USD (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2017) từ năm 1946 tới năm 1978. Trong đó nhiều nhất là trong giai đoạn 1965-1972, khi Hàn Quốc cử lính sang Việt Nam đánh thuê cho Mỹ: chỉ riêng trong 8 năm này, Hàn Quốc nhận được 5 tỷ USD viện trợ của Mỹ (tương đương 35 tỷ USD theo thời giá 2017), nhiều gấp 3 lần mức viện trợ trong giai đoạn trước. Trong hai năm đầu (1965-1966), thu nhập từ việc đánh thuê cho Mỹ chiếm 40% thu nhập ngoại hối của Hàn Quốc. Một số học giả cho rằng số tiền có được từ cuộc chiến chiếm từ 7-8% GDP của Hàn Quốc trong những năm 1966-1969.[33] Số tiền đánh thuê được chuyển thẳng cho chính phủ Hàn Quốc dưới hình thức "bán công khai" như trợ cấp quốc phòng, hợp đồng dân sự, chuyển giao công nghệ và ưu đãi thị trường bởi các tổng thống Johnson và Nixon.[34]

Nhờ viện trợ và tiền lương của Mỹ trả cho binh lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam, kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm từ 1964 tới 1974, GNP bình quân của Hàn Quốc đã tăng hơn 5 lần (từ 103 USD lên 541 USD). Rất nhiều máu đã đổ khi lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam, và nhiều ý kiến khẳng định rằng những tổn thất sinh mạng đó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc[32] Sau này, trong bài phát biểu nhân “Ngày tưởng niệm" (6/6/2017), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã khẳng định rằng[35]:


“Nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh của những người lính tham gia chiến tranh Việt Nam”!

Park Chung Hee cho rằng, Hàn Quốc cần phải phát triển kinh tế vững mạnh trước khi có thể có dân chủ: “Người châu Á sợ hãi đói nghèo hơn là sợ độc tài. Các dân tộc châu Á muốn có bình đẳng kinh tế trước rồi sau đó mới xây dựng cơ chế chính trị công bằng hơn… và viên ngọc chẳng có gì rực rỡ được gọi là chế độ dân chủ là vô nghĩa đối với những người đói khát và tuyệt vọng”. Bằng lý lẽ này, Park Chung Hee sử dụng hệ thống cảnh sát mật để theo dõi và dẹp tan mọi hành vi chống lại ông. Tất cả mọi cá nhân có phát ngôn chống Chính phủ, mọi cuộc biểu tình đòi tăng lương đều bị trấn áp thẳng tay. Cho đến nay, không một chính trị gia Hàn Quốc nào tạo được uy quyền bao trùm cũng như khiến nhiều người dân Hàn Quốc sợ hãi như Park Chung Hee.

Chế độ độc tài quân sự của Park Chung Hee mang tính chất chuyên chế độc đoán, phản dân chủ mạnh mẽ, nhưng cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của chế độ chính trị này đối với việc định hướng diện mạo nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc ngày nay[20]. Bên cạnh các biện pháp chính trị, Park Chung Hee sử dụng các yếu tổ văn hóa Nho giáo để thúc đẩy phát triển đất nước. Vào đầu những năm 1970, Park Chung Hee dự định dẹp bỏ tất cả những gì gọi là truyền thống để nhanh chóng đạt được hiện đại hóa. “Phong trào xây dựng làng mới” đã đập phá nhiều di sản văn hóa, những truyền thống đều bị coi là “cổ hủ”, lạc hậu, cần phải gạt bỏ nhanh chóng để tiến lên hiện đại hóa. Nhưng về tư tưởng, Park Chung Hee nhận thấy ông không thể đưa ra được một học thuyết chính trị mới nào để thay thế Nho giáo mà nhận ra rằng, không thể không sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, trong đó, Trung (trung thành) và Hiếu (hiếu thảo) là giá trị quan xuyên suốt nhiều thế kỷ ở Hàn Quốc. Đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng giữa các học giả Hàn Quốc về tính hữu dụng của truyền thống, của yếu tố tích cực trong Nho giáo mà kết quả cuối cùng là Park Chung Hee đã đi đến quyết định: Giá trị quan của Nho giáo về Trung và Hiếu được ông ra chỉ thị tiếp tục dạy trong nhà trường và truyền bá trong nhân dân[36].

Nhờ những biện pháp cứng rắn về chính trị, khắc khổ về kinh tế cũng như sử dụng yếu tố văn hóa, từ thập niên 1960, kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ rất nhanh, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hóa mới (NICs). Năm 2004 GDP của Hàn Quốc là 680 tỉ USD (Đô la Mỹ), đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích sông Hán" (một số cách phát âm là "sông Hàn") (한강의 기적).


Trụ sở tập đoàn Samsung, chaebol lớn nhất Hàn Quốc

Trong bối cảnh chính trị như vậy, nền kinh tế Hàn Quốc cũng phát triển theo mô hình "độc tài". Các Chaebol, tức Tài phiệt (財閥, 재벌)[37] là tên gọi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Thông thường tài phiệt là các tập đoàn đa quốc gia, với thành viên bao gồm rất nhiều doanh nghiệp quốc tế[37] nhưng đều nằm dưới sự điều khiển của một ông chủ nắm quyền hành trên tất cả các cơ sở này.[37][38] Hiện nay ở Hàn Quốc có khoản vài chục nhóm tài phiệt như vậy, nằm dưới sự điều khiển tuyệt đối của một vài gia tộc. Đến năm 2008, khoảng 80% GDP của Hàn Quốc có nguồn gốc từ các chaebol[39], riêng Samsung chiếm tới 1/5 xuất khẩu của nước này. Các tài phiệt đóng một vai trò quan trọng trong chính trị Hàn Quốc. Ví dụ năm 1988, chủ tịch của tập đoàn Hyundai là ông Jeong Mong-jun đã trúng cử Quốc hội Hàn Quốc. Một số lãnh đạo tài phiệt khác cũng trúng cử đại biểu quốc hội thông qua cơ chế đại biểu tỷ lệ.

Các tài phiệt chỉ nắm giữ một phần nhỏ cổ phần nhưng lại có rất nhiều quyền lực và có khả năng kiểm soát tất cả công ty con. Ví dụ Samsung chỉ sở hữu 0,5% tài sản của các hãng thuộc quyền nó, nhưng thực tế nó có quyền chi phối mọi mặt các công ty này. Điều này cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật ở các tài phiệt Hàn Quốc là rất thấp.[38] Các tài phiệt duy trì quyền lực của mình thông qua việc sở hữu chéo (cross-holding).[40] Các tài phiệt lũng đoạn nền kinh tế của Hàn Quốc, một số công ty như Hyundai và SK thậm chí có dính líu đến các vụ bê bối liên quan tới các tổng thống như Gim Daejung, Roh Moo-hyun.[41]

Từ 1998 đến 2007, Hàn Quốc đã có những tiến bộ trong tiến trình dân chủ hoá, song đôi khi vẫn trượt theo hướng độc tài. Đã có rất nhiều tổ chức phi chính phủ giả hiệu (pseudo-NGOs) hoạt động theo mệnh lệnh của chính quyền, nhiều nhóm cánh hữu, nhiều tổ chức hiện “vẫn tìm cách bảo vệ những quyền ưu tiên mà họ có được từ thời của chế độ độc tài”. Ở Hàn Quốc, quá trình dân chủ hoá diễn ra trong bối cảnh của tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là sự phát triển kinh tế trực tiếp thúc đẩy dân chủ hoá. Các phương thức phát triển kinh tế trở nên phản nhân văn và mang nặng tính bóc lột. Người Hàn Quốc hiện nay phải gánh chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống, nhất là về công việc và học tập.[42]


Bản đồ mô phỏng Địa hình của Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á. Nước này có đượng biên giới trên bộ duy nhất với CHDCND Triều Tiên, nằm ở phía bắc với đường biên giới dài 238 km dọc theo Khu phi quân sự Triều Tiên. Hàn Quốc chủ yếu được bao bọc bởi biển, với 2.413 km đường bờ biển. Phía tây là Hoàng Hải, phía Nam là Biển Hoa Đông, và phía đông là đảo Ulleungdo và đảo Liancourt trong Biển Nhật Bản. Về mặt địa lý, diện tích đất của Hàn Quốc là khoảng 100.032 km² (38.623 sq mi)..[43]290 km² vuông (110 mi²) 290 dặm vuông (110 dặm vuông) của Hàn Quốc bị chiếm bởi nước. Các toạ độ gần đúng là 37° Bắc, 127°30 Đông. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]


Không giống như Nhật Bản hay các tỉnh phía bắc của Trung Quốc, địa chất Bán đảo Triều Tiên tương đối ổn định. Không có núi lửa hoạt động (ngoại trừ núi Baekdu ở biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung quốc, hoạt động gần đây nhất năm 1903), và không có những trận động đất mạnh.

Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt động xói mòn núi. Khoảng 30% lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại bao gồm vùng cao và những ngọn núi. Phần lớn các vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển, đặc biệt là bờ biển phía tây, và dọc theo con sông lớn. Đồng bằng quan trọng nhất là đồng bằng Sông Hán nằm xung quanh Seoul, Pyeongtaek ven biển phía tây nam của Seoul, các lưu vực sông Geum Sông, Sông Nakdong, và Yeongsan và Honam ở phía tây nam. Một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo bờ biển phía đông.

Khoảng ba ngàn hòn đảo, chủ yếu là nhỏ và không có người ở, nằm ngoài bờ biển phía tây và phía nam của Hàn Quốc. Jeju nằm cách bờ biển phía nam của Hàn Quốc khoảng 100 km. Đây là hòn đảo lớn nhất của đất nước, với diện tích 1.845 km². Jeju cũng là địa điểm có ngọn núi cao nhất của Hàn Quốc: Hallasan, một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, với độ cao 1.950 m so với mực nước biển. Các hòn đảo phía đông của Hàn Quốc bao gồm Ulleungdo và Liancourt(Dokdo / Takeshima), trong khi Marado và Socotra những hòn đảo cực nam của Hàn Quốc.


Ảnh vệ tinh của Hàn Quốc vào ngày 3/5/2010, trước khi tuyết rơi kỷ lục kể từ năm 1937 tại khu vực Seoul

Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul (Hán Thành), dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía tây Bắc. Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía tây nam, Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía đông nam.


Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn ngủi trong mùa hè. Mùa mưa được gọi là Jangma. Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp. Gió mùa mang không khí lạnh từ Siberi thổi tới. Hiếm khi nào mưa ít hơn 750 milimét (29,5 in)in) trong năm, phần lớn các năm đều có lượng mưa trên 1.000 milimét (39,4 in) in). Thế nên, đất nước này có đủ mưa để duy trì sản xuất nông nghiệp của mình.

Do ở phía Nam và bị biển bao bọc chung quanh, Đảo Jeju có thời tiết ấm hơn và dễ chịu hơn so với các vùng khác của Hàn Quốc. nhiệt độ trung bình trên đảo Jeju khoảng từ 2,5 °C (36,5 °F) trong tháng Giêng đến 25 °C (77 °F) trong tháng Bảy.

Hàn Quốc ít bị bão hơn so với Nhật Bản, Đài Loan, bờ biển phía đông của Trung Quốc, Philippines. Có từ 1-3 cơn bão mỗi năm. Bão thường đổ bộ vào Hàn Quốc vào cuối mùa hè, đặc biệt là trong tháng Tám, và mang lại những cơn mưa xối xả. Lũ lụt thỉnh thoảng gây ra thiệt hại đáng kể, như làm sạt lở đất, do địa hình chủ yếu là núi của đất nước.


Hàn Quốc bao gồm 1 thủ đô (đặc biệt thị), 8 tỉnh (đạo), 6 thành phố trực thuộc trung ương (quảng vực thị), 1 tỉnh tự trị (đặc biệt tự trị đạo) và 1 thành phố tự trị (đặc biệt tự trị thị).










































































TênHangulHanjaâm Hán ViệtDân số
Thành phố đặc biệt (thủ đô) (Teukbyeolsi)
Seoul서울특별시首爾特別市Thủ Nhĩ đặc biệt thị9,794,304
Thành phố lớn (Quảng vực thị) (Gwangyeoksi)
Busan부산광역시釜山廣域市Phủ San quảng vực thị3,635,389
Daegu대구광역시大邱廣域市Đại Khâu quảng vực thị2,512,604
Incheon인천광역시仁川廣域市Nhân Xuyên quảng vực thị2,628,000
Daejeon대전광역시大田廣域市Đại Điền quảng vực thị1,442,857
Gwangju광주광역시光州廣域市Quang Châu quảng vực thị1,456,308
Ulsan울산광역시蔚山廣域市Uất Sơn quảng vực thị1,087,958
Tỉnh (đạo) (Do)
Gyeonggi경기도京畿道Kinh Kỳ đạo10,415,399
Gangwon강원도江原道Giang Nguyên đạo1,592,000
Chungcheong Bắc충청북도忠淸北道Trung Thanh Bắc đạo1,462,621
Chungcheong Nam충청남도忠淸南道Trung Thanh Nam đạo1,840,410
Jeolla Bắc전라북도全羅北道Toàn La Bắc đạo1,890,669
Jeolla Nam전라남도全羅南道Toàn La Nam đạo1,994,287
Gyeongsang Bắc경상북도慶尙北道Khánh Thượng Bắc đạo2,775,890
Gyeongsang Nam경상남도慶尙南道Khánh Thượng Nam đạo2,970,929
Tỉnh tự trị (đặc biệt tự trị đạo) (Teukbyeoljachi-do)
Jeju제주특별자치도濟州特別自治道Tế Châu đặc biệt tự trị đạo560,000
Thành phố tự trị (đặc biệt tự trị thị) (Teukbyeol-jachisi)
Sejong세종특별자치시世宗特別自治市Thế Tông đặc biệt tự trị thị122,263

Tổng thống hiện tại Moon Jae-in

Người đứng đầu Đại Hàn Dân quốc là Tổng thống do dân trực tiếp bầu ra mỗi năm năm một lần và không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). Tổng lý Quốc vụ (국무총리 / 國務總理, Gungmuchongni) - tức Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo Chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do Thủ tướng chỉ định. Chức vụ Thủ tướng cũng như Bộ trưởng phải được sự thông qua của Quốc hội.

Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện và được gọi là 국회 (國會, Gukhoe, Quốc hội). Đại biểu Quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần. Quốc hội có tất cả 299 đại biểu.

Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là Toà án tối cao. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ định ba người trong số này, ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của tổng thống. Chánh án toà án tối cao là người chỉ định ba thẩm phán còn lại.



Lực lượng vũ trang của Hàn Quốc là một trong những lực lượng quân sự mạnh, nếu tính đến lực lượng gián tiếp phục vụ cho quân đội, tổng số quân của Hàn Quốc năm 2006 là 5.187.000 (687.000 phục vụ trực tiếp và 4.500.000 dự bị).[44]

Quân đội Hàn Quốc bao gồm có Lục quân (ROKA), Hải quân (ROKN), Không quân (ROKAF), và Thủy quân lục chiến (ROKMC), cùng với một lực lượng dự bị.[45] Theo hiến pháp, công dân Hàn Quốc là nam giới từ 18 tuổi đến 28 tuổi đều phải có ít nhất một lần thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, thường là trong vòng 21 tháng đối với lục quân và thủy quân lục chiến, 23 tháng đối với hải quân và 24 tháng đối với không quân. Năm 2010, đã có nhiều ý kiến kêu gọi chính phủ Hàn Quốc rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc chuyển sang chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện[46] nhưng cho đến nay vẫn chưa có thay đổi gì.

Theo hiệp định được ký năm 1953, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, quân đội Hàn Quốc không được tự đưa ra quyết định mà họ phải nằm dưới sự chỉ huy của một viên tướng bốn sao thuộc quân đội Mỹ, và rất nhiều người Hàn Quốc tin rằng quân đội của họ sẽ không thể trụ vững trước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nếu không dựa vào Mỹ[47]Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì luôn coi quân đội Hàn Quốc chỉ là quân đội tay sai của ngoại quốc để ngăn cản sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Triều Tiên[48][49]


Bắc Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]



Tái thống nhất với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được ký kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những ai tỏ thái độ ủng hộ hoặc phát biểu ca ngợi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể bị kết án tới 7 năm tù[24][25][26]. Tổng thống Roh Moo-hyun đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.

Cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều tuyên bố chủ quyền của mình đối với toàn bộ bán đảo và các đảo xa bờ, cả hai cũng đồng thời coi chính quyền của họ là chính quyền hợp pháp duy nhất trên bán đảo Triều Tiên. Những nỗ lực hòa giải giữa hai miền vẫn tiếp tục tiếp diễn kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Tuy nhiên tiến trình hòa giải này hứa hẹn vẫn sẽ còn phức tạp sau các vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên thời gian gần đây, khiến cho mối quan hệ giữa hai miền trở nên căng thẳng. Năm 2017, Tổng thống Moon Jae-in lên nắm quyền, hứa hẹn sẽ đem lại những thay đổi lớn nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nhà nước. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2014, số người Hàn Quốc được hỏi có cái nhìn tích cực về Bắc Triều Tiên chỉ chiếm 3 %, tuy nhiên theo một cuộc khảo sát khác vào năm 2017 của chính phủ, có tới 56% người Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất với miền Bắc.[50][51]


Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]


Mặc dù là 2 nước láng giềng và đều là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Bắc Á, người dân Hàn Quốc đa phần đều có cái nhìn rất tiêu cực đối với Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu là do họ đã từng phải chịu ách cai trị tàn bạo của Nhật Bản trong vòng 35 năm kể từ khi Nhật chiếm Bán đảo Triều Tiên vào năm 1910. Dù Nhật đã trao trả độc lập cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên vào năm 1945, phải chờ đến năm 1965 hai nước mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhật Bản hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc [52].

Hai quốc gia hiện cũng đang có những tranh chấp trong việc tuyên bố chủ quyền đối với đảo Liancourt. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của họ [53][54][55][56], dẫn đến mâu thuẫn gay gắt và hiện nay vẫn chưa tìm được biện pháp giải quyết.


Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]


Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước bắt đầu ngay sau Thế Chiến II, sau khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Theo quyết định của Hội nghị Yalta, Hoa Kỳ đã tạm thời tiếp quản miền nam bán đảo Triều Tiên trong ba năm (trong khi Liên Xô tiếp quản miền Bắc). Năm 1948, với sự ủng hộ của Mỹ, Lý Thừa Vãn đã lập nên nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc). Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, quân đội Hoa Kỳ đã được gửi đến để giúp đỡ nhà nước Hàn Quốc chống lại cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên. Sự tham chiến của Hoa Kỳ đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn thất bại gần như chắc chắn của Hàn Quốc trước quân đội Bắc Triều Tiên. Sau Chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì một số lượng lớn các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Hàn Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2009 tại Luân Đôn, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố Hàn Quốc là "một trong những đồng minh thân cận nhất và một trong những người bạn tuyệt vời nhất của Hoa Kỳ"[57]. Hàn Quốc hiện là một trong những đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ cùng với các nước Argentina, Australia, Bahrain, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Maroc, New Zealand, Philippines, và Thái Lan.


Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon (Lê Thái Viện). Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu "làng Liên hiệp quốc" bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.

Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Stalin đã đưa hàng ngàn người Triều Tiên tới đó. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).


Áp lực cuộc sống và nạn tự sát[sửa | sửa mã nguồn]


Xã hội Hàn Quốc hiện đại tạo nên áp lực rất lớn trong cuộc sống, từ học tập, thi cử tới kiếm việc làm, kết hôn... Do các áp lực này, tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc thuộc mức rất cao trên thế giới. Năm 2012, tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc là 28,9 vụ/100.000 dân, cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ của Mỹ, 7,8 vụ của Trung Quốc và cao hơn 2,5 lần so với mức trung bình trên toàn thế giới. Tự sát là nguyên nhân số một trong những ca tử vong của thanh thiếu niên (từ 10 tới 30 tuổi)[58][59][60]

Hiện nay, ngày càng có nhiều người già Hàn Quốc đang phải sống và qua đời trong cô độc. Những biến động ở Hàn Quốc từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 khiến nhiều người mất việc, và họ bị tụt lại trong sự cạnh tranh gay gắt trong xã hội. Nhiều người cao tuổi không có tiền tiết kiệm khi về hưu trong khi con cái lại không đủ khả năng chu cấp cho họ. Trợ cấp xã hội dành cho những người ngoài độ tuổi 50 chỉ ở mức tương đối thấp. Chỉ số Hưu trí toàn cầu Mercer Melbourne 2015 xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ 24 trong 25 quốc gia có nền kinh tế lớn, chỉ cao hơn Ấn Độ. Năm 2014, chỉ 45% người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 55 đến 79 có lương hưu và chi tiêu trung bình hàng tháng của họ là 431 USD, bằng 82% mức chi phí sinh hoạt tối thiểu cho một người. Khoảng 30% người cao tuổi Hàn Quốc có thu nhập hàng tháng dưới mức nghèo tuyệt đối. Cứ 4 người cao tuổi Hàn Quốc lại có một người mắc chứng trầm cảm, tỷ lệ tự sát của nhóm người cao tuổi cao gấp đôi so với mức trung bình cả nước[61].

Hàn Quốc là nước xếp cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và liên tục có số vụ tự sát thuộc hàng đầu trong các nước phát triển. Nhà ga tàu điện ngầm ở Seoul dựng hàng rào để ngăn người nhảy xuống lúc tàu đến, và 8 cây cầu trong thành phố đều lắp đặt hệ thống camera nhằm phát hiện người có ý tự sát. Quốc gia này là nơi thường xuyên diễn ra các vụ tự tử của sinh viên, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, vận động viên thể thao, người nổi tiếng, trong đó bao gồm vụ tự sát của cựu tổng thống Roh Moo-hyun năm 2009.[62] Trong chưa đầy 4 tháng đầu năm 2011, bốn sinh viên và một giáo sư trường đại học Kaist - ngôi trường danh tiếng Nhất Hàn quốc - lần lượt tự sát.[63]

Theo một chuyên gia về tâm thần học tại Đại học Seoul và cũng là thành viên trong Hiệp hội ngăn chặn tự sát ở Hàn Quốc, tự sát tập thể khá phổ biến ở nước này và có xu hướng tăng cao.[64] Tỷ lệ này tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và tiếp tục tăng sau đó.[65] Trong vòng 5 năm trước 2007, tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc tăng gấp đôi.[66] Năm 2011, trước tình hình này, một số người đứng ra tổ chức những khoá học chết thử, với lý do "trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, bất kể họ già hay trẻ". Mục đích của chương trình này là muốn người tham gia "nghĩ về cuộc sống và tận hưởng nó một cách có ý nghĩa hơn" thay vì tìm đến cái chết.[65]

Ở các gia đình có 2 vợ chồng cùng đi làm, đàn ông chỉ dành 40 phút làm việc nhà hoặc trông con, so với phụ nữ là trung bình 3 giờ một ngày. Theo thống kê, số giờ làm việc trung bình của người Hàn Quốc là 2.113 giờ một năm, đứng thứ hai trong số các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chỉ sau México. Tuy nhiên, nhiều cuộc khảo sát cho thấy thực tế còn tệ hơn và có xu hướng giống Nhật Bản, nơi thường xuyên có người lao động chết do lao lực. Đã xuất hiện cụm từ mới phản ánh tình trạng này ở Hàn Quốc là "Kawarosa" (chết vì làm việc quá sức trong tiếng Hàn)[67]


Hyundai, một trong bốn tập đoàn lớn của Hàn Quốc

Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn


Trụ sở tập đoàn Samsung, tọa lạc tại thủ đô Seoul

Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường, trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối. Hiện nay Hàn Quốc đã được xếp vào nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Đầu những năm 1950, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 11 trên thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới).

Kinh tế Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới từ đầu những năm 1960 cho đến cuối những năm 1990, và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập niên 2000, do đó Hàn Quốc cùng với các nước Hồng Kông, Singapore và Đài Loan còn được ví như Bốn con hổ của châu Á [68].

Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo: tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường, giảm bớt quyền lực của các nhà tài phiệt nắm giữ các tập đoàn lớn, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh. Mặt khác, chính phủ đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003). Hàn Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong thập niên 2010, đạt mức 6,2 % trong năm 2010 [69], tuy vậy đến năm 2016 đã tụt xuống chỉ còn 2,6 %.

Từ những năm 1970, nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai, LG Electronics hay GM Daewoo. Việt Nam mới chỉ được làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương nghiệp và bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á, nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo đã phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ.

Hàn Quốc đã truy tố 100 người, trong đó có một cựu quan chức nhà nước hàng đầu trong vụ tham nhũng trong một vụ bê bối trên xác nhận an toàn giả mạo cho các bộ phận trong lò phản ứng hạt nhân của mình. Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã phải từng phải ngừng hoạt động một loạt các lò phản ứng hạt nhân do các tài liệu giả mạo vào cuối năm 2012. Ngành công nghiệp hạt nhân của Hàn Quốc đã bị chỉ trích vì hoạt động của nó diễn ra rất bí ẩn, dẫn đến nạn tham nhũng của các quan chức liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn. Do các nhà máy hạt nhân này sản xuất một phần ba lượng điện năng của Hàn Quốc nên các quan chức cho biết họ sẽ chỉ kiểm tra và thay thế các bộ phận, chứ không phải là loại bỏ dần chúng[70]. Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn là quốc gia sản xuất điện hạt nhân đứng thứ năm trên thế giới tính đến năm 2010.[71].



Cung điện Gyeongbokgung tại Seoul, một địa điểm du lịch thu hút.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2016, Hàn Quốc đón tổng cộng 17 triệu lượt khách du lịch tới từ nước ngoài [72], trong đó có 167.143 tới từ Việt Nam, xếp thứ 9 trong tất cả các nước.


Ngôn ngữ và chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]



Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào ngữ hệ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.

Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul - chữ viết chính của người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 ký tự, 24 ký tự đơn và 27 ký tự kép. Những ký tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).

Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.


Văn học[sửa | sửa mã nguồn]


Văn học Hàn Quốc có một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách thậm chí được tổ chức tại các sân vận động.

Hwang Sok-Yong (1943) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất xứ Hàn. Ông đã trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên và từng tham chiến tại chiến tranh Việt Nam. Đề tài chính trong các tác phẩm của ông là mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.


Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]




Circle frame.svg



Tôn giáo tại Hàn Quốc (2015)[2]


  Không tôn giáo (56.9%)

  Tin lành (19.7%)

  Phật giáo (15.5%)

  Công giáo Roma (7.9%)




Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử.[73] 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.

Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.[74]. Hàn Quốc cũng là quốc gia có dân số theo Công giáo đông ở Châu Á (cùng với Philipines và Timor-Letse)

Nhiều người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này vấp phải sự phản đối kịch liệt của hơn 90.000 tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va. Những nghi lễ cổ truyền vẫn còn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng hiện nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân xứ Hàn.


Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]



Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.

Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.

Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.

Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.

Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và "nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.

Các loại đồ uống có cồn phổ biến của Hàn Quốc bao gồm Soju, Makgeolli và Bokbunja ju.

Không giống người dân ở các nước châu Á khác, người Hàn Quốc khi ăn thường sử dụng đũa kim loại thay vì đũa gỗ.


Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]


K-Pop[sửa | sửa mã nguồn]



K-Pop (viết tắt của Korean Pop, Pop Hàn Quốc) là dòng nhạc Pop ở Hàn Quốc, chịu ảnh hưởng của J-Pop (Pop Nhật). Nhờ sự quảng bá mạnh mẽ của truyền thông mà K-Pop đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thu hút hàng triệu fan cuồng nhiệt không chỉ ở chấu Á mà cả thế giới, trở thành một hiện tượng giải trí toàn cầu. Năm 2012, người Hàn gây sốt trên thế giới với điệu nhảy ngựa trong ca khúc Gangnam Style của ca sĩ PSY, đạt hơn 3 tỷ lượt xem trên Youtube. Cùng với điện ảnh, K-Pop gây nên một cơn sốt đặc biệt với giới trẻ Việt Nam, đi theo đó là một số hệ lụy.


Noraebang - karaoke của Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]


Trong tiếng Triều Tiên không có từ nghĩa tương đương với karaoke. Thay vào đó, họ gọi loại hình giải trí này là norae (노래, tiếng hát). Các quán karaoke (노래방, noraebang) được tìm thấy ở khắp các ngóc ngách. Cả thanh niên lẫn người lớn tuổi đều mê loại hình giải trí này.


Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]



Kể từ thành công của phim Shiri 1999 ngành công nghiệp điện ảnh ở xứ Hàn có sự thăng tiến không ngừng. Hiện nay Hàn Quốc là một trong số ít những nước mà các sản phẩm của Hollywood không có mấy ảnh hưởng. Điều này thể hiện qua việc tỉ lệ khán giả đến rạp xem phim trong nước cao hơn hẳn so với các tác phẩm điện ảnh nước ngoài.

Trong năm 2000, tiêu điểm dồn vào phim Vùng an ninh chung (Joint Security Area). Bộ phim kể về sự chia cắt Triều Tiên này thậm chí còn thành công hơn cả Shiri. Bạn (Friend) là bộ phim của năm 2001. Bộ phim hài lãng mạn Cô nàng ngổ ngáo (My Sassy Girl) còn được yêu thích hơn cả Chúa tể của những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings) hay Harry Potter. Năm 2004 bộ phim Old Boy giành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes và được bán cho nhiều nước. Sau khi dự liên hoan phim này, đạo diễn Quentin Tarantino đã phát biểu: "Những bộ phim hấp dẫn nhất thế giới hiện đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc."

Những thành công này khiến cho Hollywood phải chú ý. Những phim như Shiri giờ đây được bán ở cả Hoa Kỳ. Miramax đã mua bản quyền phim Vợ tôi là Gangster (My Wife is a Gangster), bộ phim còn trội hơn một số sản phẩm của Hollywood, và hiện đang làm lại bộ phim này để bán trên thị trường Mỹ. Những phim nổi tiếng khác như My Sassy Girl, Old Boy hay A Tale of Two Sisters (Câu chuyện hai chị em) cũng đang nằm trong tầm ngắm của các nhà làm phim người Mỹ.

Giống như ở nhiều nước châu Á khác, tại Việt Nam phim Hàn Quốc cũng giành được sự ưu ái đặc biệt. Ngoài những tác phẩm điện ảnh được chiếu ngoài rạp, những bộ phim truyền hình dài tập của Hàn Quốc cũng thu hút một số lượng lớn khán giả. Một số series phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc có thể kể đến như Bản tình ca mùa đông, Được làm hoàng hậu, Cô nàng đẹp trai, Thợ săn thành phố hay Hậu duệ mặt trời.


Các ngày lễ[sửa | sửa mã nguồn]


















































NgàyTên tiếng ViệtHangeulPhiên âm cách đọcGhi chú
1 tháng 1Tết Dương lịch


1 tới 3 tháng 1 (âm lịch)Tết Nguyên Đán설날Seollal
1 tháng 3Phong trào 1.33.1절Samil JeolKỷ niệm ngày đòi độc lập của nhân dân Hàn Quốc 1.3.1919
5 tháng 4Tết cây xanh식목일Singmogil
5 tháng 5Tết thiếu nhi어린이날Eorininal
8 tháng 4 (âm lịch)Lễ Phật Đản부처님 오신날Bucheonim OsinnalNgày sinh Đức Phật
6 tháng 6Ngày tưởng niệm현충일Hyeonchung-il
17 tháng 7Ngày lập hiến제헌절Jehyeonjeol17.7.1948
15 tháng 8Ngày độc lập광복절GwangbokjeolKỉ niệm ngày giành độc lập từ tay phát xít Nhật 15.8.1945
15 – 18 tháng 8 (âm lịch)Tết Trung Thu추석Chuseok
3 tháng 10Ngày khai sinh dân tộc개천절Gaecheonjeol
25 tháng 12Giáng sinh



Hệ thống trường học hiện đại ở Hàn Quốc gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở và ba năm trung học phổ thông. Học sinh bắt buộc phải học tiểu học và trung học cơ sở nhưng không phải trả chi phí giáo dục, ngoại trừ một khoản phí nhỏ gọi là "Phí hỗ trợ hoạt động của nhà trường". Khoản phí này khác nhau tùy theo từng trường học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo - hiện đang xếp hạng giáo dục khoa học của Hàn Quốc tốt thứ ba trên thế giới và cao hơn mức trung bình của OECD.[75]

Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học và văn học, đứng nhất về giải quyết vấn đề. Mặc dù sinh viên Hàn Quốc thường được xếp hạng cao trong các bài kiểm tra so sánh quốc tế, tuy nhiên hệ thống giáo dục đôi khi bị lên án vì tập trung nhấn mạnh vào việc học thụ động và học thuộc lòng. Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc khắt khe và rập khuôn hơn hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước phương Tây. Ngoài ra, việc thành lập các trường tư độc lập với học phí cao (Hagwon (학원)) bị lên án như là một vấn đề lớn của xã hội.

Hàn Quốc thường tự hào vì nền công nghiệp giáo dục của mình. Nhưng đất nước này đã đi hơi quá trớn với nó: với 407 trường cao đẳng và đại học, kết quả là sinh viên tốt nghiệp quá nhiều khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Giáo dục đã trở thành một cổng tài chính làm tê liệt nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Việc học thêm và luyện thi đại học gây nợ nần cho các gia đình nhiều hơn 3 phần trăm của tổng sản phẩm trong nước và tất cả chỉ để tạo ra "thanh niên thất nghiệp tuổi 20". Chính phủ đã đưa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp cao vào danh sách các ưu tiên hàng đầu bằng cách đầu tư vào các công trình công cộng, nhưng chương trình này không quan tâm đến những người được đào tạo trẻ. OECD cũng kêu gọi ngành công nghiệp đóng một vai trò xây dựng hơn trong việc đào tạo trình độ nghề vì việc tập trung vào các trường khiến thiếu hụt trong lĩnh vực lao động thủ công, gây ra một làn sóng công nhân nhập cư có tay nghề thấp[76].


Jikji, quyển sách xưa nhất được tìm thấy sử dụng phương pháp in thủ công dùng kim loại vào năm 1377. Bảo tàng Quốc gia Bibliothèque Paris.

Một trong những hiện vật nổi tiếng trong lịch sử của Hàn Quốc về khoa học và công nghệ là Cheomseongdae (첨성대, 瞻星臺), một đài quan sát cao 9,4 mét được xây dựng năm 634.

Mẫu bản in khắc gỗ Hàn Quốc xưa nhất còn sót lại là Kinh Đại bi tâm Đà la ni Mugujeonggwang.[77] Bản mẫu này được tin rằng đã được in tại Hàn Quốc vào năm 750 - 751, nếu đúng như vậy thì bản in này còn nhiều tuổi hơn Kim Cương kinh. Tơ Cao Ly được người phương Tây đánh giá cao và đồ gốm Hàn Quốc làm bằng gốm men ngọc màu xanh dương-xanh lá có chất lượng cao nhất và các thương gia Ả Rập săn lùng. Cao Ly đã có một nền kinh tế tấp nập với thủ đô thường xuyên được các thương gia từ khắp nơi trên thế giới ghé qua.

Trong thời kỳ Joseon những Geobukseon (tàu con rùa) được phát minh, sử dụng sàn gỗ và gai sắt,[78][79][80] cùng các vũ khí khác như bigyeokjincheolloe (비격진천뢰, 飛擊震天雷) và hwacha.

Bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc cũng được vua Sejong (tiếng Hàn: 세종 (âm Việt: Xê Chôông), âm Hán Việt: Thế Tông) phát minh trong thời gian này.

Kể từ khi nền kinh tế của Hàn Quốc được công nghiệp hóa, nhiều tập đoàn công nghệ cao đã ra đời, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Samsung là công ty sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới vào 2012.[81] Năm 2010, khoảng 90% người Hàn Quốc sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động [82]. Hàn Quốc là nước có tốc độ đường truyền Internet nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tải xuống trung bình là 25,3 Mbit / s.[83]



Hàn Quốc có một nền thể thao tương đối mạnh ở châu Á và trên thế giới. Những môn thể thao mạnh là:


Các cầu thủ nổi tiếng: Ahn Jung-hwan, Park Ji-sung, Lee Chun-soo, Cha Doo-ri, Son Heung-min,...

Bóng chày được du nhập vào Triều Tiên năm 1905 và sau đó trở thành một môn thể thao được nhiều người xem ở Hàn Quốc.[84] Liên đoàn Bóng chày Hàn Quốc được thành lập năm 1982, là liên đoàn thể thao chuyên nghiệp đầu tiên ở Hàn Quốc. Đội tuyển bóng chày Hàn Quốc đoạt giải 3 trong Giải Bóng chày Thế giới 2006, giải nhì trong năm 2009 và huy chương vàng Olimpic Bắc Kinh 2008.[85]

Năm 1988, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul, quốc gia này được xếp hạng 4, với 12 huy chương vàng, 10 bạc và 11 đồng.[85] và cũng xuất sắc trong các môn như bắn cung, bóng bàn, cầu lông, trượt băng ? (patinaje de velocidad sobre pista corta), bóng ném, hockey trên băng, đấu vật, bóng chày, judo, taekwondo, patin và cử tạ. Hàn Quốc cũng đoạt nhiều huy chương ở Thế vận hội Mùa đông so với các quốc gia châu Á khác. Tại Thế vận hội Mùa đông 2010 ở Vancouver, các đội tuyển Hàn Quốc giành tổng cộng 14 huy chương (gồm 6 vàng, 6 bạc và 2 đồng) trên tổng số 45 huy chương (23 vàng, 14 đồng và 8 bạc) [85]. Năm 2018, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Pyeongchang và cũng là lần đầu tiên thế vận hội được tổ chức tại một vùng ngoại ô, đoàn.Hàn Quốc đạt tổng số 17 huy chương (gồm 5 vàng, 8 bạc và 4 đồng).

Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức các kỳ Đại hội thể thao châu Á trong các năm 1986 (Seun) và 2002 (Busan) và sẽ đăng cai tổ chức Đại hội này năm 2014 (Inchon).[86] Cũng đã đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Mùa đông châu Á 1999; và sự kiện thể thao liên minh các trường đại học Thế giới Universiada Mùa đông năm 1997 và Mùa hè 2003. Đồng đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 với Nhật Bản, và đội bóng đá của Quốc gia này trở thành đội đầu tiên thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á lọt vào vòng bán kết.[87]

Thể thao điện tử hay còn gọi là eSports đã trở nên khá phổ biến ở Hàn Quốc những năm gần đây, đặc biệt là trong giới trẻ. Hai trò chơi được tranh tài nhiều nhất là League of Legends và StarCraft. Các giải đấu eSport tại Hàn Quốc được quản lý bởi Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc (KeSPA). Những cái tên nổi tiếng của Hàn Quốc trong bộ môn này là Lim Yo-Hwan, Lee Sang-hyeok (còn được biết đến với nghệ danh Faker), Choi Yeon-Sung, Park Sung-Joon và Lee Jae-Dong.[88]



  1. ^ “A New Way of Seeing Country Social Responsibility” (PDF). Faculty of Philosophy and Social-Political Sciences (Alexandru Ioan Cuza University): 6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014. 

  2. ^ a ă â South Korea National Statistical Office's 19th Population and Housing Census (2015): "Religion organizations' statistics". Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2016 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “2015 Census” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác

  3. ^ http://image.kmib.co.kr/online_image/2016/1219/201612191738_61220011145071_1.jpg

  4. ^ “Major Indicators of Korea”. Korean Statistical Information Service. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016. 

  5. ^ “Population Projections for Provinces (2013~2040)” (PDF). Statistics Korea. 16 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016. 

  6. ^ a ă â b “South Korea”. International Monetary Fund. 

  7. ^ “Distribution of income (Gini index)”. e-National Index. Daejeon: Korea National Statistical Office. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017. 

  8. ^ “2016 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2016. Truy cập 23 tháng 3 năm 2017. 

  9. ^ “2015년 1월호 통계월보”. Bộ Tư pháp Đại Hàn Dân Quốc. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015. 

  10. ^ "About Korea". Trang web quảng bá cho Hàn Quốc. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015.

  11. ^ Ancient civilizations

  12. ^ http://www.opm.go.kr/warp/webapp/content/view?meta_id=english&id=35

  13. ^ “South Korea history - geography:: Economic and social developments”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015. 

  14. ^ Country Groups World Bank, Truy cập: 20 tháng 9 năm 2009

  15. ^ Country Composition of WEO Groups, International Monetary Fund, Truy cập: 20 tháng 9 năm 2009

  16. ^ http://www.korea.net/news/news/NewsView.asp?serial_no=20061127020&part=106&SearchDay=

  17. ^ “Japanese fans mob TV star in "Korea fever". Truy cập 18 tháng 2 năm 2015. 

  18. ^ “Ý nghĩa thú vị đằng sau tên mỗi quốc gia”. 

  19. ^ An Chi. Sông Hán và Hàn Quốc. Ngày 10 tháng 12 năm 2012.

  20. ^ a ă http://www.hanquochoc.edu.vn/cps/nghiencuu/kinhtekinhdoanh/2010/9/1.aspx

  21. ^ Plunk, Daryl M. "South Korea's Kwangju Incident Revisited." Asian Studies Backgrounder No. 35 (September 16) 1985: p. 5.

  22. ^ “Flashback: The Kwangju massacre”. BBC News. Ngày 17 tháng 5 năm 2000. 

  23. ^ “Hàn Quốc bắt khẩn cấp cựu Tổng thống Lee Myung-bak”. Truy cập 2 tháng 4 năm 2018. 

  24. ^ a ă “Hàn Quốc trục xuất một Hàn kiều vì dám ca ngợi Triều Tiên”. Một Thế giới. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015. 

  25. ^ a ă CHOE SANG-HUN (10 tháng 1 năm 2015). “South Korea Deports American Over Warm Words for Trips to North” (bằng tiếng Anh). The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017. 

  26. ^ a ă “South Korea to deport Korean-American accused of praising North” (bằng tiếng Anh). The Guardian. 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017. 

  27. ^ Michael Schuman (2009). The Miracle. The Epic Story of Asia’s Quest for Wealth. HarperCollins Publishers. New York. Tr. 36

  28. ^ http://www.vietdc.org/wp-content/uploads/2008/10/park-chung-hee-xay-de1bbb1ng-kinh-te1babf-de1baa1i-han.doc

  29. ^ Michael Schuman (2009). Sđd. Tr. 31.

  30. ^ Cumings, Bruce. Korea's Place in the Sun: a Modern History. New York: Norton, 2005. Print.

  31. ^ Korea: A Century of Change By Jürgen Kleiner

  32. ^ a ă http://news.donga.com/3/all/20080702/8597259/1

  33. ^ http://en.asaninst.org/contents/issue-brief-no-53-a-perspective-on-koreas-participation-in-the-vietnam-war/

  34. ^ “The Legacies of Korean Participation in the Vietnam War: The Rise of Formal Dictatorship”. American Studies Association. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2012. 

  35. ^ http://tuanbaovannghetphcm.vn/chuyen-nguoi-chuyen-ta/

  36. ^ http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=491

  37. ^ a ă â “chaebol”. Merriam-Webster. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2011. 

  38. ^ a ă Jung, Dong-Hyeon (ngày 1 tháng 8 năm 2004). “Korean Chaebol in Transition”. Sage 40 (3): 299–303. doi:10.1177/000944550404000306. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013. 

  39. ^ http://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/EY-G20-country-report-2013-South-Korea/$FILE/EY-G20-country-report-2013-South-Korea.pdf

  40. ^ Moskalev, Sviatoslav,; Park, Seung Chan (2010). “South Korean Chaebols and Value-Based Management”. Journal of Business Ethics 92: 49–62. doi:10.1007/s10551-009-0138-5. 

  41. ^ Coverage of Roh Moo-hyun campaign financing scandal: Donald Macintyre (1 tháng 12 năm 2003). “Losing Face”. Time. 

  42. ^ Hyondok Choi (2011). Sđd. Tr. 104-105.

  43. ^ Korea's Geography (Land, Territory.

  44. ^ “South Korea's Armed Forces, CSIS (Page 24)” (PDF). ngày 25 tháng 7 năm 2006. 

  45. ^ GlobalSecurity on Military of Republic of Korea, Globalsecurity.org

  46. ^ “Conscription 'Should Be Phased Out Slowly'”. Chosun Ilbo. 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2017. 

  47. ^ http://www.globalresearch.ca/south-koreas-armed-forces-to-remain-fully-under-us-military-command/5410849

  48. ^ “Tyranny of the Weak”. Google Books. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016. 

  49. ^ DFRK Exposes True Colors of U.S.-S. Korea Alliance

  50. ^ https://www.kinu.or.kr/main/kinu

  51. ^ 2014 World Service Poll Lưu trữ 2015-03-05 tại Wayback Machine. BBC

  52. ^ “South Korea Country Profile”. MIT. 10 tháng 3 năm 2018. 

  53. ^ The official Dokdo site by Ministry of Foreign Affairs of Republic of Korea The official video and a few promotional materials in many languages

  54. ^ The official Dokdo site by Gyeonsangbuk-do Province of Republic of Korea Official videos and a few more promotional materials in many languages.

  55. ^ Dokdo in the East Sea Detailed consideration, old maps and other resources on Dokdo Historical Issues by Northeast Asian History Foundation, in 4 languages

  56. ^ The Issue of Takeshima The Ministry of Foreign Affairs of Japan

  57. ^ President Obama Vows Strengthened U.S.-South Korea Ties Lưu trữ 2009-07-04 tại Wayback Machine. 2 Apr 2009. Embassy of the United States, Seoul

  58. ^ “Japan's suicide rate exceeds world average: WHO report The Japan Times”. The Japan Times. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015. 

  59. ^ “Log In”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015. 

  60. ^ “North Korea's suicide rate among worst in world, says WHO report”. the Guardian. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015. 

  61. ^ “Những người không đủ tiền chết tử tế ở Hàn Quốc - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 11 năm 2015. 

  62. ^ Hàn Quốc sốc vì tự tử ở đại học quý tộc Đình Ngân, Vietnamnet, 24/05/2011, theo New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

  63. ^ 5 vụ tự tử chấn động học viện danh tiếng Lơ Nguyễn (Tổng hợp từ Korea Herald/Asia News Network), Vietnamet, 11/04/2011. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

  64. ^ Lại tự sát tập thể tại Hàn Quốc Thanh Niên, 13/05/2010. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.

  65. ^ a ă Khóa học chết thử ở Hàn Quốc VnExpress. 11/7/2011. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

  66. ^ “Xem trước khi in: Tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc tăng gấp đôi trong vòng 5 năm”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 1 tháng 2 năm 2016. 

  67. ^ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/lam-viec-toi-chet-o-han-quoc-3609259.html

  68. ^ Economic Growth Rates of Advanced Economies. International Monetary Fund. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010. 

  69. ^ “South Korea GDP grew revised 6.2pc in 2010”. Business Recorder (Karachi). Agence France-Presse. 30 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2011. 

  70. ^ “South Korea charges 100 with corruption over nuclear scandal”. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015. 

  71. ^ “Another Korean Nuclear Issue”. The Diplomat. 19 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010. 

  72. ^ “Double-digit Growth”. BusinessKorea. 

  73. ^ “International Religious Freedom Report 2008 - Korea, Republic of”. State.gov. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2009. 

  74. ^ “The Korea Times:Islam takes root and blooms”. Islamawareness.net. Ngày 22 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2009. 

  75. ^ OECD.org

  76. ^ “S Korea faces problem of ‘over-education’ - FT.com”. Financial Times. Truy cập 14 tháng 8 năm 2016. 

  77. ^ “Cultural Heritage, the source for Koreans' Strength and Dream”. Cha.go.kr. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2009. 

  78. ^ Hawley, Samuel: The Imjin War. Japan's Sixteenth-Century Invasion of Korea and Attempt to Conquer China, The Royal Asiatic Society, Korea Branch, Seoul 2005, ISBN 89-954424-2-5, p.195f.

  79. ^ Turnbull, Stephen: Samurai Invasion. Japan’s Korean War 1592-98 (Luân Đôn, 2002), Cassell & Co ISBN 0-304-35948-3, p.244

  80. ^ Roh, Young-koo: "Yi Sun-shin, an Admiral Who Became a Myth", The Review of Korean Studies, Vol. 7, No. 3 (2004), p.13

  81. ^ Samsung number One in the World Lưu trữ January 15, 2013, tại Wayback Machine., International Data Corporation, January 29, 2010. Retrieved July 7, 2010.

  82. ^ "Koreans love their mobile phones", Joongang Daily, January 28, 2009. Retrieved July 7, 2010.

  83. ^ “Household Download Index”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012. 

  84. ^ KOIS (2003), pág. 632.

  85. ^ a ă â COI (2010). “Republic of Korea”. Olympic.org (bằng tiếng Anh). Truy cập 12 tháng 4 năm 2010. 

  86. ^ “Asian Games” (bằng tiếng Anh). Consejo Olímpico de Asia. Truy cập 16 tháng 11 năm 2010. 

  87. ^ FIFA (2010). “República de Corea: Clasificación Mundial/FIFA Coca Cola”. FIFA.com (bằng tiếng español). Truy cập 12 tháng 4 năm 2010. 

  88. ^ “Why Is StarCraft So Popular In Korea?”. Kotaku.com. 24 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012. 



No comments:

Post a Comment