Sunday 14 October 2018

I²C – Wikipedia tiếng Việt


I²C (viết tắt của từ tiếng Anh "Inter-Integrated Circuit") là một loại bus nối tiếp được phát triển bởi hãng sản xuất linh kiện điện tử Philips.[1] Ban đầu, loại bus này chỉ được dùng trong các linh kiện điện tử của Philips. Sau đó, do tính ưu việt và đơn giản của nó, I²C đã được chuẩn hóa và được dùng rộng rãi trong các module truyền thông nối tiếp của vi mạch tích hợp ngày nay.


Mục lục


  • 1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

  • 2 Ứng dụng

  • 3 Giao thức

  • 4 Xem thêm

  • 5 Chú thích

  • 6 Tham khảo


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]


I²C sử dụng hai đường truyền tín hiệu: một đường xung nhịp đồng hồ (SCL) và một đường dữ liệu (SDA).[2] SCL và SDA luôn được kéo lên nguồn bằng một điện trở kéo lên có giá trị xấp xỉ 4,7 KOhm. Các chế độ hoạt động của I²C bao gồm:


  • Chế độ chuẩn (standard mode) hoạt động ở tốc độ 100 Kbit/s.

  • Chế độ tốc độ thấp (low-speed mode) hoạt động ở tốc độ 10 Kbit/s.

Tần số xung nhịp đồng hồ có thể xuống 0 Hz. I²C sử dụng 7 bit để định địa chỉ, do đó trên một bus có thể định địa chỉ tới 112 nút, 16 địa chỉ còn lại được sử dụng vào mục đích riêng. Điểm mạnh của I²C chính là hiệu suất và sự đơn giản của nó: một khối điều khiển trung tâm có thể điều khiển cả một mạng thiết bị mà chỉ cần hai lối ra điều khiển.


I²C được dùng trong các khối truyền thông nối tiếp của vi điều khiển.


  • Vi điều khiển

  • Vi điều khiển PIC

  • SMBus

  1. ^ “I2C – What’s That?”. 

  2. ^ “How I2C Communication Works and How To Use It with Arduino”. 






No comments:

Post a Comment