Sunday 14 October 2018

Súng trường tự động Kalashnikov – Wikipedia tiếng Việt


AK-47

Súng AK-47

Súng trường tự động Kalashnikov (AK-47)

Loại
Súng trường tấn công
Quốc gia chế tạo
 Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ
1949-nay
Sử dụng bởi

Xem Sử dụng


 Liên Xô
 Nga
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Lào
 Cộng hòa Nhân dân Campuchia
 Campuchia
 Trung Quốc
 Mozambique
 Mông Cổ
 Belarus
 Ba Lan
 Cuba
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Afghanistan

 
Israel
 Tiệp Khắc
 Iran
 Iraq
 Syria
 Indonesia
 Cộng hòa Krym
Cuộc chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Nội chiến Lào
Nội chiến Campuchia
Chiến tranh biên giới Tây Nam
Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
Xung đột Việt–Trung 1979–1991
Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)
Chiến tranh Iran-Iraq
Chiến tranh vùng Vịnh
Chiến tranh giành độc lập Croatia
Chiến tranh Bosnia
Chiến tranh Afghanistan (2001–2014)
Chiến tranh Iraq
Chiến tranh ma túy México
Xung đột biên giới Campuchia–Thái Lan
Nội chiến Libya (2011)
Nội chiến Syria
Lược sử chế tạo
Người thiết kế
Mikhail Timofeyevich Kalashnikov
Năm thiết kế
1944-1946
Nhà sản xuất
Izhmash
Giai đoạn sản xuất
1949-nay
Số lượng chế tạo
Hơn 100 triệu khẩu
Các biến thể
AKM, AK-74, AN-94, AK-100x
Thông số
Khối lượng
AK-47 kiểu 1953: 3,8 kg (không có hộp đạn)
AKM: 3,1 kg (không có hộp đạn)
30 viên đạn nặng 0.49 kg
Hộp đạn nặng 0,33 kg (loại bằng thép) hoặc 0,25 kg (loại làm bằng plastic)
Chiều dài
870 mm loại báng gỗ
875 mm loại báng gấp khi mở và
645 mm khi gấp báng
Độ dài nòng
415mm


Đạn
7,62x39mm
Cơ cấu hoạt động
Trích khí dài, khóa nòng xoay
Tốc độ bắn
600 viên/phút
Vận tốc mũi
710m/s
Tầm bắn xa nhất
1.000 mét
Chế độ nạp
Băng đạn cong 30 viên, 40 viên, hộp đạn trống 75, 100 viên
Ngắm bắn
Thước ngắm điều chỉnh được, vạch ngắm từ 100-800m

Súng trường tự động Kalashnikov (Автомат Калашникова), viết tắt là AK, là một trong những súng trường thông dụng của thế kỷ XX, được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov. Tên gọi thông dụng của súng là AK-47. Theo phân loại của khối Xã hội chủ nghĩa, AK-47 thuộc loại tiểu liên, họ súng máy (machine gun). Theo phân loại của NATO, AK-47 thuộc loại súng trường tấn công, cũng thuộc họ súng máy.

Cho đến thời điểm đầu thế kỷ XXI, dù đã có 70 năm tuổi thọ song AK-47 và các phiên bản của nó vẫn là thứ vũ khí được ưa chuộng nhất, được lựa chọn là vũ khí tiêu chuẩn bởi trên 50 quân đội, ngoài ra nó còn phục vụ rất nhiều các lực lượng vũ trang, du kích khác tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.[1] Chi phí thấp, độ tin cậy, và hiệu quả rất cao trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt của loại súng này làm cho nó trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới. Tầm bắn hiệu quả nhất của AK-47 trong khoảng 400 mét, chuyên dùng để tác chiến tầm ngắn và tầm trung.[2], các phiên bản mới hơn có thể đạt tầm bắn hiệu quả xa hơn, khoảng 500 mét.

Với những ảnh hưởng của mình, AK-47 đã được gọi là một biểu tượng trong quân sự,[1] một thứ vũ khí làm thay đổi bộ mặt chiến tranh.[3] Hiện tại AK-47 đang là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội của hơn 60 quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác nữa sử dụng AK-47 cho các lực lượng cảnh sát, biên phòng. AK-47 còn là lựa chọn của các lực lượng nổi dậy và tội phạm trên khắp thế giới do độ bền cao và giá thành rẻ. Ngay cả ở Mỹ, nơi chế tạo ra loại súng đối thủ là M16, AK-47 và các phiên bản của nó cũng bán chạy hàng đầu trên thị trường dân sự với số lượng hàng triệu khẩu, tương đương số lượng mà lực lượng quân đội và cảnh sát Nga sở hữu[4]


Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]


Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, người Đức phát triển mẫu súng trường tấn công, dựa vào nghiên cứu cho thấy đa số cuộc đấu súng xảy ra ở cự ly gần, trong vòng 300 mét. Uy lực của loại súng trường bắn phát một đương đại là quá mạnh (tầm hiệu quả là 800m) nhưng khi mật độ hỏa lực lại quá thưa cho đa số cuộc đấu súng ở cự ly gần. Kết luận của các nhà quân sự Đức là cần sáng chế một loại súng kết hợp giữa súng trường và súng tiểu liên có các tính năng cơ bản như hộp đạn có sức chứa lớn, hỏa lực dày và chính xác với tầm bắn trung bình có hiệu quả đạt đến 300 mét. Để giảm chi phí chế tạo, loại súng tiểu liên Mauser MP-40 được cải tiến, không dùng đạn nhẹ nữa mà chuyển sang dùng loại đạn 7,92x33 mm là loại đạn có liều thuốc phóng lớn hơn.

Như vậy, có thể kết luận rằng súng trường súng trường tấn công 44 (StG-44) không phải là loại súng đầu tiên có những tính năng này;[cần dẫn nguồn] khẩu Cei-Rigotti của Ý cũng như khẩu Hoàng đế Nga và khẩu súng trường tự động Fedorov ra đời trước nó đã có dạng thiết kế của súng trường tấn công[cần dẫn nguồn]. Ví dụ Fedorov sử dụng cỡ đạn trung bình giúp giảm giật, khiến cho khẩu súng bắn nhanh và có thể vừa chạy vừa bắn, nhưng vẫn đảm bảo sức công phá và tầm bắn hơn rất nhiều so với súng ngắn liên thanh. So với tiêu chuẩn của súng trường tấn công, StG-44 vẫn chưa hoàn chỉnh: tầm bắn hiệu quả vào khoảng 300 mét (cao hơn tiểu liên SMG nhưng thấp hơn súng trường tấn công tiêu chuẩn), súng không có chế độ bắn phát một mà chỉ có chế độ bắn tự động, không có ốp lót tay (xạ thủ phải nắm lấy băng đạn do không thể cầm vào phần đầu nòng súng dễ bị nóng khi bắn lâu, khiến việc lấy điểm ngắm ở cự ly xa trở nên khó khăn).


Vài nét về tác giả và quá trình sáng chế[sửa | sửa mã nguồn]


Mikhail Timofeyevich Kalashnikov (Михаил Тимофеевич Калашников) bắt đầu sự nghiệp thiết kế súng từ năm 1942, khi ông đang dưỡng thương trong bệnh viện trong chiến dịch Bryansk[5]. Sau khi nhận thấy những bất ổn trong thiết kế súng tiểu liên, ông tham gia vào cuộc thi vũ khí mới sẽ sử dụng đạn 7,62x41 mm được phát triển bởi Elisarov và Semin vào năm 1943 (đạn 7,62x41 mm có trước đạn 7,62x39 mm hiện nay).[cần dẫn nguồn]

Lúc đó, quân đội Xô Viết đang mở một cuộc thi thiết kế một loại súng mới với yêu cầu là đáng tin cậy trong môi trường lầy lội, ẩm ướt và giá lạnh của Liên Xô, Kalashnikov tham gia. Ông thiết kế một mẫu súng carbine dựa trên phần lớn thiết kế khẩu súng M1 Garand của Hoa Kỳ, và mẫu này thua mẫu của Sergei Gavrilovich Simonov (mẫu súng của Simonov sau này trở thành khẩu CKC). Cùng thời gian đó, quân đội Xô Viết cũng bắt đầu quan tâm với việc phát triển một loại súng trường tấn công thực thụ, sử dụng đạn M1943 có kích thước ngắn hơn. Mẫu thiết kế đầu tiên của kiểu súng này được Aleksei Sudaev giới thiệu năm 1944 với tên AS-44. Tuy nhiên trong các cuộc thử nghiệm nó bị đánh giá là quá nặng nề.[6] Sau đó Sudaev mất nên Kalashnikov tiếp quản chương trình này. Một cuộc thi thiết kế khác được tổ chức vào hai năm sau đó, và lần này đội thiết kế của Kalashinkov lại tiếp tục đăng ký tham gia. Đó là một khẩu súng trường hoạt động dựa trên nguyên tắc trích khí ngang, mở khóa nòng để nạp đạn giống như mẫu carbine năm 1944 của ông, cùng với một hộp đạn cong chứa 30 viên.

Các mẫu súng của ông (ký hiệu AK-1 và AK-2) đã tỏ ra đáng tin cậy và vượt lên mẫu của các đối thủ khác, lọt vào vòng 2 của cuộc thi cùng với các mẫu thiết kế của A.A Demetev và F. Bulkin. Cuối năm 1946, khi các khẩu súng bắt đầu được thử nghiệm, một trong những trợ lý của Kalashnikov là Aleksandr Zaytsev đề xuất một sự cải tổ lớn đối với thiết kế của phiên bản AK-1 với mục đích chính nhằm nâng cao độ tin cậy của súng. Lúc đầu, những người lính nhận khẩu AK một cách miễn cưỡng. Họ đã quen đối phó với đối thủ bằng khẩu súng trường trong tay. Tuy nhiên, cuối cùng thì Aleksandr Zaytsev đã thuyết phục được họ, kết quả là khẩu súng mới đã để lại một chùm lỗ thủng trên bia và vượt qua cuộc bắn kiểm tra tại trường bắn thử nghiệm. Cũng từ đây, súng trường tấn công Kalashnikov mẫu 1947 đã chứng tỏ được sự đáng tin cậy, tính đơn giản của nó và bắt đầu được trang bị cho Quân đội Xô Viết từ năm 1949 với cái tên Súng trường tự động Kalashnikov (Автомат Калашникова), gọi tắt là AK, cỡ nòng 7,62 mm.[7]


Nguyên lý thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]


Mặc dù Kalashnikov đã phủ nhận rằng AK-47 dựa trên khẩu StG 44 của người Đức, nhưng một số người vẫn cho rằng AK-47 đã chịu ảnh hưởng từ thiết kế của StG-44 khi xét về mặt bề ngoài, cả hai khẩu súng này đều đặt ống trích khí ở ngoài ốp tay trên trong khi M-16 của Mỹ thì để trong ốp tay trên[8][9]. Trên thực tế, cơ chế nạp đạn và hộp khóa nòng của AK-47 khác biệt hoàn toàn so với StG 44. AK-47, về hệ thống trích khí, sử dụng khóa nòng xoay (rotating bolt) còn StG-44 dùng khóa trượt (tilting bolt)[10][11]. Sau khi viên đạn bay ra khỏi nòng, cả AK-47, M-16 và StG-44 đều trích lại một phần khí, phần khí này sẽ đẩy bệ khóa nòng ra sau; đối với AK-47 và M-16, bệ khóa nòng sau khi bị đẩy ra sau sẽ làm xoay thoi đẩy trước khi thoi đẩy đẩy nạp viên đạn tiếp theo vào ổ súng; đối với StG-44, bệ khóa nòng bị đẩy về sẽ kéo thoi đẩy về cùng 1 lúc để tạo khoảng trống để viên đạn tiếp theo được nạp vào ổ súng. Về hệ thống lò xo, kim hỏa và cơ chế tháo lắp hộp khóa nòng thì StG-44 thậm chí còn giống M-16 của Hoa Kỳ hơn là giống AK-47[12].

AK-47 đúng là đã tích hợp được những đổi mới công nghệ súng trường so với trước đó: quá trình điểm hỏa được thực hiện bằng bệ khóa nòng lùi có lò xo đẩy về, sử dụng cụm khóa nòng kiểu then xoay như khẩu M1 Garand/M1 Carbine[13][14]. Nhóm thiết kế của Kalashnikov có điều kiện tiếp cận tất cả các loại vũ khí này và không việc gì phải "sáng chế lại cái bánh xe"[15][16].

Kalashnikov kể lại:




Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]


AKMS Kiểu 4B (trên), với một khẩu Kiểu 2A

Giai đoạn sản xuất ban đầu đã có những khó khăn. Trong mẫu súng đầu tiên, tấm kim loại mỏng của bộ phận đẩy khóa nòng lùi bị bật ra. Khó khăn cũng xuất hiện khi thanh dẫn hướng được hàn thường gây ra nhiều hiện tượng trượt lẫy.[18] Những nhà chế tạo không dừng lại, họ thay tấm kim loại mỏng có tác dụng giảm giật bằng một khối kim loại nặng hơn.[19] Quá trình thay thế này gây nên một số tốn kém nhưng khi sử dụng bộ phận đẩy về bằng tay của khẩu Mosin-Nagant trước đây, nó vẫn hoạt động nhanh và chắc chắn; bộ phận đẩy về của khẩu súng trường này được gia công lại và thay thế vào đó. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Liên Xô không thể trang bị nhiều súng mới cho quân đội trước năm 1956. Trong thời gian này, súng trường CKC tiếp tục được sản xuất.[19]

Một khi những khó khăn trong sản xuất đã được khắc phục, phiên bản thiết kế lại có tên AKM (M nghĩa "hiện đại hoá" hoặc "nâng cấp", tiếng Nga: Автомат Калашникова Модернизированный [Avtomat Kalashnikova Modernizirovanniy]) được đưa vào sản xuất và trang bị năm 1959.[20] Mô hình mới này sử dụng tấm kim loại che bộ phận đẩy về hình vát nghiêng, khuyết cạnh trên vị trí cuối nòng súng, lắp thêm bộ phận giảm giật ở miệng nòng. Ngoài ra, bộ phận hãm búa đập được chế thêm để ngăn vỏ đạn không bắn vào xạ thủ khi chốt khóa nòng liên tục đóng mở trong chế độ bắn nhanh, tự động điểm hỏa.[21] Đây là cũng là điều đôi khi xem như "giải pháp tình thế", hoặc là một "sự đánh đổi", có ảnh hưởng làm giảm nhịp bắn mỗi phút trong chế độ bắn tự động. Nó cũng làm cho súng nhẹ đi gần một phần ba so với mẫu trước đó.[20]

Việc sản xuất AK ở nước ngoài kể cả có giấy phép và không có giấy phép diễn ra khá phổ biến, trong đó nhiều nhất là mẫu AKM. Một phần do thương hiệu sản phẩm dễ hấp dẫn khách hàng nên mẫu này thường có số lượng chế tạo lớn hơn. Tất cả súng trường dựa trên thiết kế súng AK thường bị quy là AK - 47S ở miền Tây, mặc dù đây chỉ là sửa đổi súng trường với 3 sản phẩm ban đầu đã được đưa ra sử dụng.[22] Ở đa số các quốc gia thuộc khối Đông Âu, hiểu biết về vũ khí đơn giản chỉ cần là "súng AK". Tấm hình phía trên bên phải minh họa sự khác biệt giữa kiểu sản phẩm thứ 2 nguyên bản và kiểu sản phẩm thứ 4 có thương hiệu, bao gồm sử dụng đinh tán chứ không phải là mối hàn trên sản phẩm có thương hiệu, cũng như cách tạo những gân sóng nhỏ trên ổ đạn làm cho ổ đạn có độ bền tốt hơn.

Vào năm 1978, Liên bang Xô Viết bắt đầu thay AK-47 và AKM của họ bằng súng trường thiết kế mới hơn: khẩu AK-74. Loại súng trường mới này và đạn chỉ bắt đầu được xuất khẩu tại các quốc gia Đông Âu khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Sự kiện nghiêm trọng này đã làm chậm lại việc sản xuất các vũ khí này của các nước trong khối Liên Xô cũ.







Kiểu
Mô tả
Kiểu 1A/B
Mẫu súng AK-47 nguyên bản. Kiểu 1B cải tiến báng gấp phía dưới. Hai lỗ lớn ở hai bên để lắp báng súng gập.

(tên quy ước này được dùng cho tất cả các phiên bản tiếp theo).


Kiểu 2A/B
Sử dụng hợp kim được gia công nén dưới áp suất cao.
Kiểu 3A/B
Phiên bản tốt nhất, làm từ thép áp lực cao. Phiên bản phổ biến nhất của dòng súng AK-47
Kiểu 4A/B
Khẩu AKM cải tiến. Sản phẩm được thiết kế hoàn thiện, được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các kiểu súng trường dòng AK.

Các phiên bản của chủng loại súng AK[sửa | sửa mã nguồn]


AKMSU báng gấp, nòng ngắn

Phiên bản AKS báng gấp

Các biến thể do Liên Xô và Nga sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]


Mặc dù thiết kế vào năm 1947 nhưng quân đội Liên Xô chính thức sử dụng AK-47 vào năm 1949, đến năm 1951 thì toàn bộ quân đội Xô Viết đã sử dụng AK-47. Sau đó, kiểu cải tiến của AK-47 là AKM ra đời vào năm 1959 và được sử dụng rộng rãi vào năm 1961. Năm 1974, kiểu AK-74 ra đời với nhiều cải tiến, đặc biệt là sử dụng cỡ đạn 5,45 mm nhỏ hơn nhưng có trọng lượng phần sau đầu đạn lớn hơn phần trước để tăng sức sát thương đối mục tiêu mềm, thay cho cỡ đạn cũ là 7,62 mm. Đến năm 1996, khi nhược điểm của loại đạn này thể hiện trong thực tế (sức xuyên phá kém hơn so với đạn 7,62mm), người Nga bắt đầu sản xuất các biến thể dùng lại cỡ đạn 7,62 mm với các mẫu AK mới từ phiên bản AK-103 và hiện nay là phiên bản AK-107.

Để phát triển công nghiệp vũ khí, từ năm 2001, Nga tiếp tục sản xuất song song hai phiên bản AK-107 và AK-108. Trong đó, AK-107 sử dụng đạn tiêu chuẩn Warsawa 5,45x39 mm và phiên bản AK-108 có cấu tạo, tính năng như phiên bản AK-107 nhưng thay đổi đường kính nòng để sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO 5,56x45 mm.

Nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga Izhmash đã thiết kế mẫu súng trường Kalashnikov mới thay thế các khẩu AK đã cũ. Loại mới, được gọi là AK-12, có khả năng sử dụng linh hoạt hơn và có gần 20 chi tiết cải tiến so với loại cũ.[23] Các quan chức của Izhmash cho biết, AK-12 có những tính năng đặc biệt, tạo ra sự khác biệt lớn với các loại súng khác và có thể trở thành mô hình cho sự phát triển của súng trường tấn công trong tương lai.[24]

Bộ Nội vụ Nga đã tỏ ý quan tâm đến AK-12 và đã yêu cầu chế tạo hàng trăm khẩu để thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga thì chưa tỏ ý quan tâm do còn tồn kho đến 17 triệu khẩu AK-74[25] nên sẽ không có kế hoạch đặt mua thêm bất kỳ loại súng nào trong năm 2012[26]. Loại súng này đã gây ra các cuộc tranh luận vào thời điểm chưa có thông tin nào ngoài hình ảnh được công bố, điểm dễ nhận biết nhất của AK-12 so với AK-47 và AK-74 nhất là phần thanh răng để gắn các phụ kiện nhưng báo chí Nga cho rằng chi tiết này chẳng có gì mới so với các súng trường tấn công M-16 của Mỹ, Negev của Israel hay các sản phẩm của Đức, và hỏi là loại súng này có cải tiến đủ nhiều và thêm các chức năng đủ để có thể được gọi là súng thế hệ thứ năm chưa nên một số báo chí Nga đã gọi AK-12 là một sự "lừa phỉnh" khi gọi AK-12 là súng thế hệ thứ năm[27]. Còn hiện tại thì việc thử nghiệm AK-12 do Bộ Nội vụ tiến hành cho kết quả tốt[28].

Năm 2012, Hãng sản xuất AK của Nga Izhmash đã tuyên bố phá sản do tình hình tài chính bi đát. Vào năm 2011, Izmash lỗ hơn 80 triệu USD với sản lượng sản xuất giảm đến 45% về giá trị.[29] Lý do quan trọng nhất là AK-47 bị sản xuất lậu ở khắp nơi trên thế giới với số lượng lớn và rẻ hơn nhiều so với mua tại chính hãng, thị trường toàn cầu tràn ngập AK lậu được sản xuất lậu ở Belarus, Bulgari, Romania và Serbia, ở các quốc gia châu Phi... và đặc biệt là ở Trung Quốc[30]. Sau đó công ty đã sát nhập và trở thành một chi nhánh của tập đoàn nhà nước Rostexnology của Nga để tái cơ cấu và tiếp tục sản xuất cũng như tiếp tục nghiên cứu phát triển các mẫu mã mới[31].


Thông số cấu tạo kỹ thuật cơ bản và tính năng của một số phiên bản AK[sửa | sửa mã nguồn]










































































































































Phiên bảnThời kỳĐặc điểmKích thước
ф đầu đạn х độ dài đạn
(mm)
Độ dài toàn bộ/
Độ dài khi
gập báng (mm)
Chiều dài
nòng súng
(mm)
Trọng lượng
(với hộp đạn rỗng)
(kg)
Tốc độ bắn
lý thuyết
(phát/phút)
Tầm bắn
sát thương
Sơ tốc đầu
đạn m/giây
AK-47Liên XôPhiên bản chuẩn7,62×398704154,3600800710
AKMLiên Xô, NgaPhiên bản cải tiến vỏ máy súng, nòng, bộ phận ngắm và các bộ phận gỗ. Có thêm chụp đầu nòng bù giật làm tăng hiệu quả chụm đạn khi bắn liên thanh.7,62×398704153,146001000715
AK-74Liên Xô, NgaPhiên bản của Nikonov5,45×399404153,3600-6501000900
AKS74ULiên XôPhiên bản AK-74 cho lính dù5,45×39730/490206,52,7700500735
AK74MLiên XôPhiên bản AK-74 cải tiến5,45×39934/7054153,636501000900
AK-101NgaPhiên bản xuất khẩu5,56×45943/7004153,66001000910
AK-102NgaPhiên bản AK-101 nòng ngắn5,56×45824/5863143,2600500850
AK-103NgaPhiên bản xuất khẩu7,62×39934/7054153,66001000715
AK-104NgaPhiên bản AK-103 nòng ngắn7,62×39824/5863143,2600500670
AK-105NgaPhiên bản thu ngắn của AK-745,45×39824/5863143,2600500840
AK-107NgaPhiên bản kết hợp của AK-101 và AK-74 với hệ thống lên đạn kiểu lùi tự động cân bằng (BARS)5,45×39943/7004153,88501000900
AK-108NgaPhiên bản AK-107 dùng cỡ đạn của NATO5,56×45943/7004153,89001000910
AEK-971NgaBiến thể do Sergey Koksharov thiết kế5,45×39965/7204203,53800-9001000900
AN-94 [32]NgaBiến thể do Gennadiy Nikonov thiết kế5,45×39943/7284054,081800/6001000900

Một số biến thể ở các nước khác[sửa | sửa mã nguồn]



AK-2000P của Trung Quốc

Valmet M76 của Phần Lan

Sa 58 do Tiệp Khắc sản xuất

KWZ-88 do Ba Lan sản xuất

Khẩu INSAS do Ấn Độ sản xuất

Khẩu AIM do Rumani sản xuất

Ba LanAKMŁ: Do Ba Lan sản xuất, có kính ngắm hồng ngoại khuếch đại ánh sáng yếu dùng để xạ kích ban đêm, ống giảm thanh gắn ở đầu nòng còn có tác dụng hạn chế chớp lửa đầu nòng khi xạ kích. Các bộ phận này có thể tháo rời được.
Trung QuốcSúng trường tự động kiểu 56: Do Trung Quốc dập nguyên mẫu AK-47 để chế tạo. Tất cả các bộ phận đều làm từ thép và gỗ, súng nặng 5,1 kg (kể cả đạn)
Trung QuốcAK-2000P: Do Trung Quốc phát triển từ K-56, có thêm loa che lửa đầu nòng, báng gập hai tầm, toàn bộ các bộ phận bằng gỗ được thay bằng nhựa composit và hợp kim.
Phần LanValmet M76: Do Phần Lan sản xuất dựa trên thân, nòng, băng đạn, cơ cấu trích khí và khóa nòng lùi của AK-47. Cơ cấu ngắm bắn được thay bằng thước ngắm tương tự khẩu Carbine M2 và đẩy lùi về cuối hộp khóa nòng, tăng độ dài đường ngắm cơ bản, đầu nòng có sử dụng loa che lửa và giảm giật, báng súng bằng nhựa hoặc ống lồng giảm xóc.
Tiệp KhắcSa 58-JH: Còn gọi là AK Tiệp, do Tiệp sản xuất trên mẫu AK-47. Nòng súng, thân súng và các bộ phận kim loại hầu hết được thay bằng hợp kim cứng và nhẹ hơn, trọng lượng súng giảm xuống 4,5 kg (kể cả đạn). Không có thay đổi lớn so với nguyên mẫu. Riêng báng súng được làm cong xuống nhiều hơn hoặc báng gấp, báng liền với tay nắm bóp cò.
Ba LanKarabinek wz. 1988 Tantal: Do Ba Lan chế tạo. Hai thay đổi lớn nhất là báng súng gập về một bên, có nòng phụ rời với loa che lửa và lỗ thoát khí giảm giật được lắp bằng ren xoáy vào nòng chính để tăng tầm bắn. Ngoài ra còn có một phiên bản nòng phụ dài hơn, trang bị thêm kính ngắm dùng cho lính bắn tỉa.
Ấn ĐộINSAS: Biến thể AK do Ấn Độ sản xuất. So với AK nguyên bản, INSAS có độ dài nòng lớn hơn, sử dụng đạn tiêu chuẩn riêng của Ấn Độ cũng với cỡ nòng 7,62 mm, có lắp thêm tay xách để người lính tiện mang theo khi di chuyển, Khe ngắm và cụm chỉnh tầm được đẩy về cuối hộp khóa nòng như loại Valmet M76 của Phần Lan.
România AIM: Mẫu AK do Rumani sản xuất, thường được gọi là AK Rumani. Toàn bộ cấu tạo, chất liệu đều như AK nguyên bản. Ốp che tay dưới bằng gỗ được chế thêm một tay cầm phụ ngắn song song với băng đạn để giữ súng chắc hơn khi xạ kích.



Phần Lan RK-62: Mẫu AK-47 do Phần Lan chế tạo, với báng súng có thể gập được, cùng một vài thay đổi về hệ thóng ngắm bắn.



IsraelIMI Galil: Thiết kế dựa trên RK-62 của Phần Lan, do IMI Ltd. của Israel sản xuất.

Mô tả cấu tạo, tính năng, thông số kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]


Một sĩ quan huấn luyện của lực lượng cảnh sát quốc gia Afghanistan với khẩu AKS-47 (phiên bản AK báng gấp) trong tay.

Một binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dạy một binh sĩ lực lượng Phòng vệ Iraq cách sử dụng một khẩu MPi-KM (phiên bản AKM do Đông Đức sản xuất).

Ưu điểm chính của AK-47 chính là thiết kế đơn giản, kích thước nhỏ gọn và dễ sản xuất đại trà. Khẩu súng có chi phí sản xuất thấp, dễ lau chùi và bảo trì; đồng thời độ bền và độ tin cậy cao của nó đã trở thành huyền thoại.[33][34]

Khẩu AK-47 ban đầu được thiết kế sao cho nó dễ dàng được sử dụng và sửa chữa bởi các binh sĩ Liên Xô đóng quân ở vùng Bắc Cực - đôi bàn tay phải mang những chiếc găng tay chống rét. AK có piston trích khí lớn, độ rơ rộng giữa các bộ phận chuyển động, ngay cả trong trường hợp các chuẩn mực chế tạo bị giảm so với thiết kế vẫn cho phép súng có thể chịu đựng được một lượng lớn tạp chất khi không có điều kiện bảo dưỡng định kỳ. Điều này làm cho độ chính xác trở nên kém tin cậy hơn, các dung sai lớn hơn của các phát bắn lớn hơn, nhưng thực ra vấn đề này không cần phải để ý khi người ta cần bắn trúng một mục tiêu bằng nhiều phát đạn. Đây là ảnh hưởng của học thuyết bộ binh Liên Xô trong thời gian đó, khi những súng trường được hiểu là một phần của sự tập trung hỏa lực bộ binh tầm gần chứ không phải độ chính xác đối với tầm xa (nhiệm vụ bắn chính xác ở tầm xa đã có trung liên RPK và súng bắn tỉa SVD Dragunov thực hiện). Tuổi thọ của khẩu AK-47 dao động từ 20 đến 40 năm tùy theo môi trường sử dụng vào bảo trì.[35]


Một số đặc điểm cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]


Cơ chế trích khí và nạp đạn của AK-47.

  • Các đặc điểm chính (xem infobox)

  • Rãnh xoắn: 4 rãnh, bước xoắn: 235 mm

  • Thước ngắm nằm ở phía đầu hộp khóa nòng (một số biến thể bố trí cuối hộp khóa nòng), có thể điều chỉnh dễ dàng bằng con chạy; được đúc liền với vai ngắm phía sau. Trên vai ngắm xẻ một khe ngắm hình chữ V ở chính giữa.

  • Đầu ruổi chỉ thị điểm ngắm có hai vách bảo vệ, có thể vặn vít lên cao, xuống thấp để hiệu chỉnh chi tiết về tầm bắn khi bắn chỉnh súng. Đầu ruồi được đặt trên một bệ đầu có chốt ngang dùng để chỉnh hướng. Khi đã chỉnh đúng hướng bắn, chốt này được cố định.

  • Lỗ trích khí ngang 1/3 nòng súng tính từ ngoài vào

  • Hệ thống thoi đẩy (pít-tông) liền khối với khóa nòng.

  • Búa đập quay, có lẫy hãm để bắn từng viên.

  • Thoi móc đạn kiểu rãnh xoay có tác dụng kéo vỏ đạn khỏi buồng đạn. Khi khóa nòng bị lực của khí trích đẩy lùi hoặc người bắn dùng tay kéo khóa nòng lùi, móc đạn vừa xoay vừa kéo vỏ đạn ra, lực kéo phân chia đều và xoay quanh vành vỏ đạn. So với cơ chế kéo thẳng vào vành vỏ đạn tại một điểm ở một số loại súng, cách xoay kéo vỏ đạn này làm giảm tối đa hiện tượng tắc đạn do không hất được vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.

Tính năng[sửa | sửa mã nguồn]


So sánh chiều dài giữa AK-47 (dưới) và M16 (trên)

Tốc độ bắn lý thuyết: 600 phát/phút

Tốc độ bắn trong chiến đấu: 40 phát/phút khi bắn phát một và 100 phát/phút khi bắn liên thanh.[2]

Chế độ điểm xạ 2 phát liên tiếp:

Do cấu tạo của súng không có chế độ điểm xạ 3 phát liên tiếp như M-16 hoặc AR-15, nhưng do nhịp bắn chậm hơn hai loại súng này nên xạ thủ có thể tập luyện việc bóp cò, nhả cò đúng lúc để hai viên đạn liên tiếp được bắn ra. Phương pháp này được nhiều xạ thủ giỏi của QĐNDVN sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Việt Nam, hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới mà không phụ thuộc vào tính năng của súng. Một xạ thủ cấp I có thể bắn điểm xạ hai viên AK-47 trúng bia số 7 ở khoảng cách 100 m với hai điểm chạm chỉ cách nhau 10 đến 15 cm.

Tầm bắn hiệu quả:


  • Chế độ bắn từng viên: 800 m [36]

  • Chế độ bắn liên thanh: 400 m (góc tà bằng 0 hoặc góc tà dương không quá 10 độ); 200 m (góc tà âm không quá 15 độ), có độ chụm cao nhất ở 300 m với góc tà bằng 0.

Trong thực tế thì loại súng này thường được đặt thước ngắm ở cự ly 300m tương ứng với tầm bắn thẳng và xạ thủ tự chỉnh đường ngắm đúng lên trên hoặc xuống dưới so với mục tiêu tùy theo mục tiêu ở trong hay ngoài khoảng cách này. Những xạ thủ giỏi thường cảm nhận được mức độ nảy lên của nòng súng khi điểm hỏa để điều chỉnh lực giữ súng trên ốp che tay cho phù hợp, bảo đảm loạt đạn bắn ra có độ tản mát nhỏ nhất.



Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các quốc gia Liên Xô, CHND Trung Hoa, Hoa Kỳ đã cung cấp và viện trợ hàng loạt vũ khí cũng như các công nghệ quân sự cho các tổ chức và quốc gia đồng minh với mình. Lúc đó, các loại súng sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ như M14, M16 rất đắt tiền, vì vậy Hoa Kỳ chủ yếu viện trợ các vũ khí dư thừa thuộc thế hệ cũ hơn cho các đồng minh. Trong khi đó, chi phí sản xuất thấp của súng AK khiến cho Liên Xô có thể chế tạo vũ khí này với số lượng rất lớn và cung cấp cho các đồng minh của họ thay cho các vũ khí thừa thuộc thế hệ cũ. Kết quả là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, khẩu AK được Liên Xô và CHND Trung Hoa xuất khẩu với số lượng lớn (thậm chí là cho không) đến các quốc gia và tổ chức đồng minh của họ, ví dụ như Quân Giải phóng miền Nam ở Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Sandinista ở Nicaragua. Những khẩu súng AK đã có mặt trong quân đội của hơn 60 quốc gia và hàng trăm tổ chức bán quân sự khác.

Sau nhiều lần hoàn thiện, AK-47 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh. Trong toàn bộ thời kỳ chiến tranh lạnh và trong các cuộc xung đột lớn nhỏ trên toàn cầu hiện nay, AK-47 vẫn là loại súng phổ biến nhất thế giới, được rất nhiều lực lượng quân đội, các lực lượng vũ trang của trên thế giới cho đến các tổ chức tội phạm, tổ chức khủng bố sử dụng vì tính năng độ tin cậy rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn. Thậm chí, khi vớt khỏi bùn, chỉ cần tháo ra, dùng nước rửa sạch các bộ phận, lắp ráp lại là có thể bắn được. Các nguyên vật liệu để chế tạo súng tương đối phổ cập, chủ yếu là thép và gỗ. Trong điều kiện công nghệ phát triển không cao nhưng nhiều nước đang phát triển và cả một số nước kém phát triển cũng đã chế tạo được khẩu súng này với giá thành khá rẻ.[1] Theo số liệu của nhà kinh tế Phillip Killicoat, Đại học Oxford, Anh, giá trung bình của một khẩu AK-47 bán vào năm 2005 là 534 USD. Trong khi đó, riêng ở châu Phi, súng AK-47 được bán với giá rẻ hơn khoảng 200 USD (chỉ bằng 1/8 so với giá của 1 khẩu M-16), các khẩu AK sản xuất lậu có thể còn rẻ hơn nữa.

Do cấu tạo không quá phức tạp, dễ tháo lắp, chỉ cần một số dụng cụ cơ khí đơn giản (búa, kìm, đột, tống chốt, giũa, chổi con sâu), xạ thủ có thể bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ dễ dàng. Các bộ phận phụ: ốp che tay, báng, tay nắm bóp cò đều làm bằng gỗ nên rất dễ tự chế tạo theo mẫu. Súng có thể chịu được bùn, nước, cát bụi; rất phù hợp với những chiến trường có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.[37][38][39]. Ở Việt Nam, AK-47 được Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam sử dụng liên tục và phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam từ giữa thập niên 1960 cho đến khi kết thúc cuộc chiến với số lượng hàng triệu khẩu.

Tính đến giữa năm 2012, thì nhu cầu về súng AK-47 trên thị trường thế giới vẫn rất lớn với hơn 100 triệu khẩu đã được chế tạo trên khắp thế giới[40]. Ngay cả dân chúng Hoa Kỳ cũng đổ xô đi mua AK-47 với số lượng tương đương số lượng mà lực lượng quân đội và cảnh sát Nga sở hữu và được đánh giá là "Chất lượng và tính linh hoạt vượt xa bất cứ thứ gì khác trên thị trường"[4][41].


Các quốc gia sản xuất AK ngoài Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]


Danh sách này chỉ tính các quốc gia sản xuất AK-47 chỉ với mục đích cung cấp cho quân đội. Tất nhiên AK-47 còn được sản xuất ở những nơi khác và mục đích khác. Một phiên bản AKM nâng cấp vẫn còn được sản xuất ở Nga.
























Quốc giaCác biến thể
Albania
Automatiku Shqiptar tipi 1982 (ASH-82) Súng trường tự động do Albania sản xuất năm 1982 (Bản sao nguyên mẫu của K-56, một trong những phiên bản của AKM Liên Xô)[42]
Tip C (Kiểu C) Súng trường bắn tỉa
Ấn Độ
AK-47
Ai Cập
AK-47, súng trường tấn công (AKM), Maadi (tên do Ai Cập đặt)
Ba Lan
pmK/kbk AK (tên viết tắt được chuyển đổi từ pmK - nghĩa là "súng tiểu liên Kałasznikowa", Kalashnikov SMG trở thành kbk AK - "karabinek AK" nghĩa là súng Kalashnikov Carbine ra đời giữa những năm 1960) (AK-47), kbkg wz. 1960, kbk AKM (mẫu AKM), kbk AKMS (mẫu AKMS), kbk wz. 1988 Tantal dựa trên kiểu kbk AKMS wz. 81 sử dụng đạn 7.62 mm, kbs wz. 1996 Beryl
Bulgaria
AKK (AK-47 kiểu thứ ba), AKKS (Kiểu 3 với báng gấp bên cạnh)
AKKMS (AKMS) AKKN-47 (dùng cho lính đặc công, biệt kích đánh đêm)
AK-47M1 (Kiểu thứ 3 với báng, ốp bằng hỗn hợp gỗ nhựa ép màu đen)
AK-47MA1/AR-M1 (Tương tự loại -M1, nhưng dùng đạn 5.56 mm NATO)
AKS-47M1 (AKMS dùng đạn 5.56 NATO), AKS-47MA1 (tương tự AKS-47M1, nhưng chỉ có chế độ bán tự động)
AKS-47S (AK-47M1, phiên bản nòng ngắn, với báng súng gấp kiểu Đông Đức, có đèn laser chỉ thị mục tiêu)
AKS-47UF (Phiên bản nòng ngắn của -M1, báng gấp kiểu Nga), AR-SF (tương tự kiểu -47UF, nhưng dùng đạn 5.56 mm NATO)
AKS-93SM6 (Giống như -47M1, không có súng phóng lựu kèm theo)
RKKS, AKT-47 (dùng để huấn luyện)
CHDC Đức
MPi-K (AK-47), MPi-KS (AKS), MPi-KM (AKM), MPi-KMS-72 (AKMS). Riêng kiểu KK-MPi kiểu 69 (dùng để huấn luyện xạ thủ bắn tỉa chọn lọc);
Hungary
AK-63D/E (AMM/AMMSz), AKM-63, AMD-65, AMD-65M, AMP, NGM 5.56
Iraq
Súng trường bắn tỉa Tabuk, Súng trường tự động Tabuk (từ mẫu AKM/AKMS), Súng trường tự động nòng ngắn Tabuk (tên do Iraq đặt)
Iran
KLS (AK-47), KLF (AKS), KLT (AKMS)
Nam Tư
M64 (AK-47 với nòng dài), M64A (có gắn súng phóng lựu), M64B (kiểu M64 với báng gấp), M66, M70, M70A, M70B1, M70AB2
Nigeria
OBJ-006[43]
Pakistan
Sao chép từ đối thủ bằng thủ công và cơ khí tại các bộ lạc bán tự trị của Pakistan
Phần Lan
RK 62, RK 95 TP
România
PM md. 63 (mẫu AKM), PM md. 65 (mẫu AKMS), PM md. 90 (mẫu AKMS), sản xuất để xuất khẩu với tên gọi AIM hay AIMS
PA md. 86 (mẫu AK-74), phiên bản xuất khẩu AIMS-74
PM md. 90 nòng ngắn (mẫu AK-104), PA md. 86 nòng ngắn (mẫu AK-105) phiên bản xuất khẩu có tên AIMR
Serbia
Zastava M76, M77, M92, M21
Sudan
MAZ,[44] dựa trên mẫu K-56
CHDCND Triều Tiên
Kiểu 58A (Kiểu thứ ba của AK-47), Kiểu 58B (toàn bộ bằng thép với báng gấp), Kiểu 68A (mẫu AKM-47) Kiểu 68B (Bắc triều tiên) (mẫu AKMS)
TrungQuốc
K-56
Venezuela
Nhà máy đang được xây dựng sẽ sản xuất theo giấy phép của Nga[45]
Israel
IMI Galil, Galil ACE, Galil ARM
Việt Nam
K56 của Trung Quốc, phiên bản AK-47 của Liên Xô (sản xuất trong thập niên 1970-1980)
AKM-VN (phiên bản AKM, sản xuất tại Việt Nam từ thập niên 1990)
STL-1A (phiên bản AKM cải tiến: trang bị báng gấp và ốp tay bằng plastic, ống bù giật giống như AK-103, sản xuất từ đầu thập niên 2010)
Galil ACE (các phiên bản ACE-31 và 32, sản xuất tại Việt Nam từ năm 2014)

Bản quyền[sửa | sửa mã nguồn]


Nga lâu nay luôn khẳng định rằng một lượng lớn súng AK-47 được sản xuất mà không được cấp phép từ IZH[46][47] Nhà máy sản xuất máy móc và công cụ Izhevsk (IZH) được cấp bằng sáng chế trong năm 1999, nước nào đã có bản quyền của AK-47? Thực sự rất khó hiểu. Vì vậy trên lý thuyết, việc những xưởng sản xuất khác ngoài Izhevsk tự tiện sản xuất AK được xem như là bất hợp pháp[22]. Tuy nhiên, hiện nay gần một triệu khẩu AK-47 đã được sản xuất trái phép mỗi năm[5].


Việc buôn bán trái phép các khẩu súng AK[sửa | sửa mã nguồn]



Khẩu AK và các biến thể của nó là một trong những vũ khí cầm tay thịnh hành nhất trong thị trường chợ đen trên toàn thế giới, nó đã được bán trái phép cho các chính quyền, các phiến quân, các tổ chức tội phạm và các cá nhân với sự giám sát rất lỏng lẻo[48]. Ở một số quốc gia, giá của khẩu AK rất rẻ; tại Pakistan, Somalia, Rwanda, Mozambique, CHDC Congo và Ethiopia, giá cả dao động từ 30 đến 125 USD mỗi khẩu và càng ngày càng thấp trong những thập niên gần đây do vô số các sản phẩm nhái của khẩu AK gốc đã được sản xuất. Khi Moisés Naím khảo sát một thị trấn nhỏ của Kenya năm 1986, một khẩu AK-47 có giá bằng 15 con bò nhưng vào năm 2005 giá giảm xuống chỉ còn bốn con bò, việc này có nghĩa là nguồn cung cấp súng AK rất phong phú.[49] AK-47 đã xuất hiện trong các cuộc xung đột vũ trang tại bán đảo Balkan, tại Iraq, Afghanistan và Somalia[50].

Sau khi quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan, họ để lại quốc gia này rất nhiều vũ khí trong đó có những khẩu súng AK[cần dẫn nguồn], thứ vũ khí đã được dùng trong cuộc chiến giữa chính quyền Taliban với Liên minh miền Bắc và được xuất khẩu sang Pakistan. Khẩu súng hiện đang được chế tạo trên các vùng lãnh thổ bán tự trị tại (xem thêm bài Khyber Pass Copy). Nó được sử dụng rộng rãi bởi các bộ lạc châu Phi ví dụ như các bộ tộc Hamer.[cần dẫn nguồn]

Tổ chức Ngân hàng Thế giới đã ước tính: trong số 500 triệu vũ khí cầm tay được lưu hành trên thế giới, có đến 100 triệu là các vũ khí thuộc họ Kalashnikov, và 75 triệu là các khẩu AK-47[51]. Vì được sử dụng quá rộng rãi nên thương vong do AK-47 gây ra cũng vượt xa các loại vũ khí khác. Người ta ước tính rằng số thương vong do súng trường AK-47 gây ra nhiều hơn số người chết do các loại pháo binh, không kích và rocket cộng lại. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết do trúng đạn từ súng trường Kalashnikov với nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau.

Trong một hội nghị của Liên Hiệp Quốc về việc giải quyết những vấn nạn gây ra bởi các vũ khí được buôn bán trái phép vào năm 2006, Mikhail Kalashnikov nói rằng ông đánh giá cao vai trò của súng AK-47 trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng việc những sản phẩm nhái lại khẩu AK-47, việc những kẻ buôn lậu lợi dụng thương hiệu Kalashnikov để bán loại súng này cho các thành phần khủng bố và những kẻ tội phạm đã khiến ông rất tức giận[52].


Ảnh hưởng của AK-47 trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]


Các mẫu súng tiểu liên AK do CHDC Đức sản xuất trưng bày tại Bảo tàng Tăng Munster. Từ trên xuống: MPi-K 7.62 mm, MPi-KM 72 7.62 mm, MPi 69 7.62 mm, MPi-KMS (bản báng gấp của MPi-K), MPi-KmS 72 (bản báng gấp của MPi-KM 72), MPi-AKS 74 5.45 mm, MPi-AKS 74NK 5.45 mm

Sự phổ biến của AK-47 không chỉ được thể hiện ở mặt doanh số sản xuất và doanh số bán ra của nó. Danh tiếng của AK-47 trong các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự và các hoạt động bạo lực đã làm cho hình ảnh của nó in sâu vào tiềm thức con người và trở thành một biểu tượng cho tinh thần chiến đấu. Trong chiến tranh Việt Nam và cho đến tận cuối những năm 1989, hình bóng khẩu AK-47 có mặt ở hầu hết các tranh cổ động, các bích trương từ thành thị đến nông thôn. Trong số các súng đạo cụ (súng giả và súng thật) sử dụng tại các đoàn nghệ thuật, các xưởng phim, khẩu AK-47 chiếm một số lượng lớn so với các loại khác.

Thậm chí, biểu tượng của một số quốc gia và một số tổ chức cũng sử dụng hình dạng của khẩu AK-47 như một yếu tố hình tượng bên cạnh các yếu tố hình tượng khác. Hình ảnh của khẩu AK đã xuất hiện trong cờ và quốc huy Mozambique, một sự thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo của các quốc gia này giành được quyền lực phần nào nhờ vào việc sử dụng hiệu quả các khẩu AK-47[53]. Nó cũng xuất hiện trên quốc huy Zimbabwe và Đông Timor, quốc huy của Burkina Faso những năm 1984-1997, cờ của tổ chức Hezbollah, và biểu trưng của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.



Ở các nước phương Tây, nhất là Mỹ, khẩu AK-47 thường được xem là nằm trong tay các quốc gia mà Mỹ liệt vào "trục ác": ban đầu là Liên Xô, sau đó là các đồng minh theo khối Xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 1980, Liên Xô trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chủ yếu cho các nước có tư tưởng chống Mỹ - trong đó bao gồm nhiều nước Trung Đông như Syria, Libya và Iran - những nước này sẵn sàng liên minh với Liên Xô để chống lại các nước theo phe Mỹ như Israel. Sau khi Liên Xô sụp đổ, AK-47 được sản xuất lậu khắp nơi và được bán công khai lẫn bán lén lút trên chợ đen cho bất cứ tổ chức nào, kể cả cho các băng đảng tội phạm, băng đảng ma túy, các chính quyền độc tài và gần đây nhất AK xuất hiện trong tay các tổ chức có đường lối cực đoan, các tổ chức khủng bố như Taliban, Al-Qaeda ở Afghanistan, Iraq và các du kích FARC ở Colombia. Trong các bộ phim Mỹ, các băng đảng tội phạm và khủng bố thường được trang bị các khẩu AK.

Ở México, khẩu súng này mang tên là Cuerno de Chivo và hình ảnh của nó thường gắn liền với các băng đảng mafia cũng như các hoạt động buôn bán ma túy. Trong một số bài hát dân ca cũng có nhắc đến khẩu súng AK.

Vào năm 2006, nhạc sĩ kiêm nhà hoạt động hòa bình người Colombia César López đã chế tạo một nhạc cụ mang tên escopetarra, thực chất đây là một chiếc đàn ghi-ta được làm từ một khẩu súng AK. Một cây đàn như thế này đã được bán với giá 17000 USD trong một buổi gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ những nạn nhân của mìn. Một cây đàn khác đã được trưng bày tại Hội nghị giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc.[54]


Biểu tượng của quốc gia có hình khẩu AK-47
[sửa | sửa mã nguồn]




Biểu tượng của tổ chức có hình khẩu AK-47
[sửa | sửa mã nguồn]


Viện bảo tàng Kalashnikov[sửa | sửa mã nguồn]


Viện bảo tàng Kalashnikov (hay còn gọi là Viện bảo tàng AK-47) mở cửa vào ngày 11 tháng 4 năm 2004 tại Izhevsk, một thành phố nằm ở vùng Ural của nước Nga.

Nadezhda Vechtomova, Giám đốc Viện bảo tàng nói:




Các quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng AK-47[sửa | sửa mã nguồn]


Khẩu AK-12 được Nga nghiên cứu và sản xuất từ năm 2014, đây là mẫu thiết kế mới nhất của dòng súng AK-47

Khẩu Galil ACE 32 được Israel chế tạo dựa trên AK-47

Vũ khí dòng AK[sửa | sửa mã nguồn]


Khác[sửa | sửa mã nguồn]



  1. ^ a ă â Kahaner, Larry (26 tháng 11 năm 2006). “Weapon Of Mass Destruction”. The Washington Pos. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008. 

  2. ^ a ă Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, trang 4, bản in năm 1996

  3. ^ Kahaner, Larry (2006). AK-47: The Weapon that Changed the Face of War. Wiley. ISBN 0471726419. 

  4. ^ a ă “American civilians buy as many AK47s as the Russian military and police... and demand is surging because gun owners fear they will be banned”. Mail Online. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015. 

  5. ^ a ă “AK-47 Inventor Doesn't Lose Sleep Over Havoc Wrought With His Invention”. Foxnews.com. Ngày 6 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 

  6. ^ Bolotin, D.N, "Soviet Small-Arms and Ammunition", pp 68.

  7. ^ Bolotin, D.N, "Soviet Small-Arms and Ammunition", pp 69-71.

  8. ^ Hogg, Ian V.; John S. Weeks (2000). Military Small Arms of the 20th Century. Krause Publications. tr. p 271. ISBN 0873418247. 

  9. ^ Zabecki, David T. (1999). World War II in Europe: An Encyclopedia. Taylor & Francis. tr. p 1010. ISBN 0824070291. 

  10. ^ http://www.ak-info.ru/joomla/index.php/aaka/5-ak/143-akvsstg

  11. ^ https://www.youtube.com/watch?v=509SRLb5jHA&nohtml5=False

  12. ^ https://www.youtube.com/watch?v=WTcMykz_dkc

  13. ^ J.F.S. (tháng 7 năm 1983). “IMI Galil”. Soldier of Fortune (AK-47.net). Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008. 

  14. ^ the safety mechanism of the John Browning designed Remington Model 8 rifle,

  15. ^ “AK-47 Inventor Says Conscience Is Clear, Mikhail Kalashnikov Blames Politicians For Millions Of Deaths Involving His Assault Rifle”. CBS News. 6 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008. 

  16. ^ Ezell, Edward Clinton (1986). The AK-47 Story: Evolution of the Kalashnikov Weapons. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 0-8117-0916-7.

  17. ^ Bolotin, pp 64.

  18. ^ Poyer, 8

  19. ^ a ă Poyer, 9

  20. ^ a ă Ezell, 36

  21. ^ Poyer, 11

  22. ^ a ă Poyer, 2

  23. ^ [1]

  24. ^ [2]

  25. ^ “Russia Unveils New Kalashnikov Assault Rifle”. Truy cập 25 tháng 9 năm 2015. 

  26. ^ “Russia unveils fifth-generation Kalashnikov assault rifle”. English pravda.ru. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015. 

  27. ^ “Fifth-generation Kalashnikov only a bluff?”. English pravda.ru. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015. 

  28. ^ “Новый автомат «АК-12» был продемонстрирован МО РФ”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015. 

  29. ^ [3]

  30. ^ http://kienthuc.net.vn/channel/5504/201209/Con-bi-cuc-cua-huyen-thoai-aK-47-1850549/

  31. ^ “Статьи: Lenta.ru: Наука и техника: Самая надежная схема”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015. 

  32. ^ АН-94 на сайте world.guns.ru

  33. ^ “An AK for Every Market by James Dunnigan 23 tháng 4 năm 2003”. Web.archive.org. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 

  34. ^ Rivas, Oswaldo (2007). “Soldiers from special force unit "COE" take part in a military training exercise at the military base, near Managua”. Reuters. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2008. 

  35. ^ “Weaponomics: The Economics of Small Arms” (PDF). 

  36. ^ “AKM (AK-47) Kalashnikov modernized assault rifle, caliber 7.62mm;”. Izhmash OJSC (công ty sản xuất gốc súng Ak-47). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008. 

  37. ^ Thử nghiệm bắn AK-47 sau khi rắc đất, cát lên súng

  38. ^ Thử nghiệm bắn AK-47 sau khi vớt dưới nước lên

  39. ^ Thử nghiệm độ bền của nòng súng AK-Zastava với 700 viên đạn

  40. ^ http://www-wds.worldbank.org/servlet/WDSContentServer/WDSP/IB/2007/04/13/000016406_20070413145045/Rendered/PDF/wps4202.pdf

  41. ^ Discovery xếp AK-47 đầu bảng trong tốp 10 súng trường tấn công tốt nhất thế giới

  42. ^ “Medialb.com”. Medialb.com. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 

  43. ^ Nigeria to mass-produce Nigerian version of AK-47 rifles. Truy cập 5 tháng 10 năm 2008.

  44. ^ “MAZ”. Military Industry Corporation. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2009. 

  45. ^ MARTIN SIEFF (15 tháng 8 năm 2007). “Defense Focus: Venezuela's Kalashnikovs”. UPI.com. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008. 

  46. ^ “Восточная Европа захватила рынок продаж автоматов Калашникова”. Lenta.ru. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006. .

  47. ^ 'Ижмаш' подсчитал контрафактные автоматы Калашникова”. Lenta.ru. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006. 

  48. ^ “Khủng bố lấy AK-47 ở đâu để gây ra vụ thảm sát Paris”. vnexpess.net. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015. 

  49. ^ “Carnegie Council. ILLICIT: How Smugglers, Traffickers, and Copycats Are Hijacking the Global Economy. Moisés Naím, Joanne J. Myers. 9 tháng 11 năm 2005”. Cceia.org. Ngày 9 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 

  50. ^ "The AK-47: The World's Favourite Killing Machine." ControlArms Briefing Note. Internet, available from http://www.controlarms.org/en/documents%20and%20files/reports/english-reports/the-ak-47-the-worlds-favourite-weapon/at_download/file, truy cập 11/02/2008.

  51. ^ Worldbank. Post-Conflict Transitions Working Paper No. 10. Weaponomics: The Global Market for Assault Rifles. Phillip Killicoat, Economics, Oxford University. tháng 4 năm 2007

  52. ^ United Nations. United Nations Conference to Review Progress Made in the Implementation of the Programme of Action to Prevent, Combat and Eradicate the Illicit Trade in Small Arms and Light Weapons in All Its Aspects. New York, 26 June-7 tháng 7 năm 2006

  53. ^ Michael R. Gordon, "Burst of Pride for a Staccato Executioner: AK-47" The New York Times, 13 tháng 3 năm 1997.

  54. ^ Latorre, Héctor (ngày 24 tháng 1 năm 2006). “Escopetarras: disparando música”. BBC World. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2007. 

  55. ^ [4] 26 tháng 8 năm 2009



  • Bolotin, D.N, "Soviet Small-Arms and Ammunition"

  • Cutshaw, Charlie; Shilin, Valery. Legends and Reality of the AK: A Behind-the-Scenes Look at the History, Design, and Impact of the Kalashnikov Family of Weapons. Boulder, CO: Paladin Press, 2000 (paperback, ISBN 1-58160-069-0).

  • Ezell, Edward Clinton (1986). The AK-47 Story: Evolution of the Kalashnikov Weapons. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 0-8117-0916-7.  (Before his death, Ezell was the curator of military history at the Smithsonian Museum.)

  • Ezell, Edward Clinton; R. Blake Stevens (2001). Kalashnikov: The Arms and the Man. Cobourg, ON: Collector Grade Publications. ISBN 0-88935-267-4. 

  • Guinness World Records 2005. ISBN 1-892051-22-2. 

  • Hodges, Michael. AK47: the Story of the People's Gun. Luân Đôn: Sceptre, 2007 (hardcover, ISBN 0-340-92104-8).

  • Kahaner, Larry. AK-47: The Weapon that Changed the Face of War. Hoboken, NJ: Wiley, 2006 (hardcover, ISBN 0-471-72641-9).

  • Kalashnikov, Mikhail. The Gun that Changed the World. Cambridge: Polity Press, 2006 (hardcover, ISBN 0-7456-3691-8; paperback, ISBN 0-7456-3692-6).

  • Long, Duncan. AK47: The Complete Kalashnikov Family Of Assault Rifles. Boulder, CO: Paladin Press, 1888 (paperback, ISBN 0-87364-477-8).

  • Poyer, Joe (2004). The AK-47 and AK-74 Kalashnikov Rifles and Their Variations (Paperback). Tustin, CA: North Cape Publications. ISBN 1-882391-33-0. 

  • Small Arms of the World. ISBN 0-88029-601-1. 

  • Walter, John. Kalashnikov (Greenhill Military Manuals). Luân Đôn: Greenhill Books, 1999 (Hardcover, ISBN 1-85367-364-1).

No comments:

Post a Comment