Monday, 15 October 2018

Tào Sơn Bản Tịch – Wikipedia tiếng Việt


Thiền sư Trung Quốc
Tam.jpg


Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng


Ngưu Đầu Thiền


Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư


  • Hi Thiên, Đạo Ngộ, Duy Nghiễm

  • Sùng Tín, Thiên Nhiên
    Đàm Thạnh, Đạo Ngô

  • Đức Sơn, Thiện Hội
    Thạch Sương, Lương Giới

  • Nghĩa Tồn, Nham Đầu, Thuý Nham

  • Vân Môn, Huệ Lăng, Huyền Sa

Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng


Lâm Tế tông


  • Lâm Tế Nghĩa Huyền

  • Huệ Nhiên, Hưng Hoá
    Định Thượng Toạ, Đồng Phong Am Chủ

  • Nam Viện Huệ Ngung

  • Phong Huyệt Diên Chiểu

  • Thủ Sơn Tỉnh Niệm

  • Thiện Chiêu, Quy Tỉnh

  • Thạch Sương, Huệ Giác, Pháp Viễn

  • Hoàng Long, Dương Kì

  • Tổ Tâm, Thủ Đoan

  • Ngộ Tân, Pháp Diễn

  • Huệ Khai, Viên Ngộ

  • Đại Huệ, Thiệu Long

Tào Động tông


  • Động Sơn

  • Tào Sơn, Long Nha, Đạo Ưng

  • Đạo Phi

  • Quán Chí

  • Duyên Quán

  • Cảnh Huyền

  • Nghĩa Thanh

  • Đạo Khải

  • Tử Thuần,Pháp Thành, Duy Chiếu,Tự Giác

  • Chính Giác, Thanh Liễu,Nhất Biện

  • Tông Giác, Huệ Huy,Tăng Bảo

  • Trí Giám,Sư Thể

  • Như Tịnh,Huệ Mãn

  • Hành Tú, Phúc Dụ, Văn Thái

  • Phất Ngộ, Văn Tài, TửNghiêm

  • Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng

  • Văn Tải, Tông Thư

  • Thường Thuận,Phương Niệm, Viên Trừng

  • Minh Tuyết,Tử Mai, Tri Giáo

  • Thông Giác

Quy Ngưỡng tông


Vân Môn tông


Pháp Nhãn tông


Dị Thiền Sư


Tào Sơn Bản Tịch (zh. cáoshān běnjì 曹山本寂, ja. sōzan honjaku), 840-901, là một Thiền sư Trung Quốc, môn đệ đắc pháp của Động Sơn Lương Giới và cùng với thầy, sư thành lập tông Tào Động. Tông Tào Động là một trong hai tông phái Thiền mà ngày nay còn đầy sức sống tại Nhật Bản. Tắc thứ 10 của Vô môn quan có nhắc đến Sư. Ngoài ra sử sách còn lưu truyền các giai thoại của sư trong Phủ Châu Tào Sơn Bản Tịch Thiền sư ngữ lục.


Sư họ Hoàng, ban đầu chuyên học Nho giáo, Năm 19 tuổi, sư lên núi Linh Thạch xuất gia và thụ giới cụ túc. Sư thường đến Động Sơn nghe Thiền sư Lương Giới giảng pháp. Một ngày kia, trong một cuộc Vấn đáp, Động Sơn nhận ra căn cơ của sư và nhận làm đệ tử. Sư tham thiền với Động Sơn và ngộ yếu chỉ nơi đây.

Sau đó, sư từ biệt Động Sơn ra đi. Cảnh Đức truyền đăng lục thuật lại câu chuyện sau:


Động Sơn hỏi: ‘Ngươi đi đến chỗ nào?’

Sư đáp: ‘Đi đến chỗ không biến dị.’

Động sơn lại hỏi: ‘Chỗ không biến dị lại có đến sao?’

Sư đáp: ‘Cái đến cũng chẳng biến dị.’"

Sau khi rời Động Sơn, sư vân du hoằng hoá. Cuối cùng sư được mời về Cát Thuỷ và vì ngưỡng mộ Lục Tổ tại Tào Khê, sư đổi tên núi là Tào Sơn. Về sau sư cũng trụ trì tại núi Hà Ngọc, học trò cả hai chỗ rất đông. Tắc thứ 10 trong Vô môn quan nhắc lại pháp thoại của sư với đệ tử là Thanh Thoát:


Tăng thưa: ‘Thanh Thoát nghèo nàn đơn chiếc, xin sư phụ cứu giúp.’

Sư gọi: ‘Thầy Thoát!’

Tăng ứng đáp: ‘Dạ.’

Sư đáp: ‘Đã uống ba chén rượu Thanh Nguyên và dám nói môi không hề ướt!’

Sư là người được Thiền sư Lương Giới truyền dạy Động Sơn ngũ vị và cũng là người khai thác và phát triển công thức này triệt để. Mặc dù môn đệ dưới trướng rất đông và tông phong Động Sơn rất thịnh hành – sư được xem là Nhị tổ – dòng thiền của sư tàn lụi chỉ sau vài thế hệ. Tào Động chính mạch sau này được Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng và môn đệ thủ trì.

Đời Đường niên hiệu Thiên Phục (901), một đêm mùa hạ, sư hỏi Tri sự: "Hôm nay là ngày tháng mấy?" Tri sự thưa: "Ngày rằm tháng sáu." sư bảo: "Tào Sơn bình sinh hành cước chỉ biết 90 ngày là một hạ, sáng mai giờ thìn ta hành cước." Hôm sau, đúng giờ thìn, sư thắp hương ngồi yên viên tịch, thọ 62 tuổi, 37 tuổi hạ. Vua sắc phong là Nguyên Chứng Thiền sư, tháp hiệu Phúc Viên.


  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.

  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.

Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

No comments:

Post a Comment