Thời đại Khám phá hay Những khám phá lớn về địa lý là cách gọi thông thường về những khám phá địa lý đạt được trong khoảng giữa thế kỉ 15 và thế kỉ 16, đặc biệt là sự kiện: bơi thuyền vượt qua Mũi Hảo Vọng của Bartolomeu Diaz vào năm 1488, việc Cristoforo Colombo phát hiện ra Châu Mĩ vào năm 1492, rồi sau đó là việc xâm chiếm nó, cuộc du hành của Vasco da Gama đến Ấn Độ vào năm 1498 và chuyến viễn du vòng quanh thế giới của Ferdynand Magellan trong những năm 1519-1522. Những sự kiện này đã mở đầu cho một loạt các chuyến đi thám hiểm và khám phá khác, để rồi chúng đã mở rộng thêm nhiều cho cái gọi là chân trời địa lý của người châu Âu.
Trải qua nhiều thế kỉ, thậm chí là thiên niên kỉ, muối ăn vốn là thứ gia vị và đồng thời cũng là chất bảo quản thực phẩm duy nhất, được biết đến tại châu Âu. Ở vào thời La Mã cổ đại đã bắt đầu xuất hiện những thứ khác, như: bột quế, hoa hồi, gừng và nhất là hạt tiêu. Tất cả đều bắt nguồn từ Viễn Đông - Ấn Độ hoặc Đông Nam Á. Ở thời Trung cổ đối với châu Âu thì cả hai vùng địa lý này đều bị lẫn lộn coi như là một miền huyền thoại mang tên là Ấn Độ. Một đất nước giàu có, với nhiều loại củ gia vị thơm, nhiều vàng bạc.
Việc nhập khẩu những thứ gia vị được tiến hành liên tục trong suốt thời Trung cổ, cho tới khi Đế chế Byzantine sập đổ vào năm 1453. Lúc này thì tất cả các tuyến đường buôn bán đều nằm dưới sự kiểm soát của người Ả Rập, họ đã nắm độc quyền về nhập khẩu những mặt hàng này. Trong một thời gian ngắn, giá của những thứ củ gia vị trên thị trường châu Âu đã tăng kinh khủng. Ví dụ: một tạ hạt hồi tại quần đảo Moluc giá là 2 đồng tiền vàng. Tại thành phố Malakka đã là 14 đồng tiền vàng, còn tại Kozhikode, một điểm trung chuyển hàng của Ấn Độ vào thời ấy, đã là 50 đồng tiền vàng. Cuối cùng thì tại siêu thị Luân Đôn là 213 đồng tiền vàng. Vấn đề tìm ra một con đường khác để tới được Ấn Độ đã trở thành một nhu cầu kinh tế khẩn cấp cho châu Âu - đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của hệ thống tiền tệ tại châu Âu đã đạt mức cao, với các nhà băng sẵn sàng đầu tư cho các dự án kinh tế. Thiếu nó thì không thể có được một "khám phá" nào cả. Ấn Độ vốn có rất sẵn những "củ gia vị" và vàng bạc. Song việc đi tới đó là một kế hoạch đầy rủi ro.
Hoa tiêu trong thời gian này còn lạc hậu, mà việc bơi thuyền lại chủ yếu dựa vào cách vừa bơi vừa quan sát bờ để định hướng. Các thủy thủ gặp rất nhiều tai biến. Vào thời mà Colombo đang chuẩn bị cho chuyến viễn chinh, thì lý thuyết về Quả Đất tròn cũng đang được phổ cập tại các trường cao học của châu Âu. Trong xã hội, nhất là trong giới thủy thủ, vẫn còn nỗi lo lắng ám ảnh là: ở nơi xa nào đó trên Đại Tây Dương sẽ có một "đường tận thế", mà từ đó sẽ không có đường trở về.
Đầu thế kỉ 15 là giao thời của phong trào reconquista (1085-1492), muốn đuổi hết người Moor ra khỏi lục địa châu Âu, nhất là ở Tây Ban Nha. Vào thời này hai vùng tiếp theo của Tây Ban Nha đã được sát nhập vào thế giới của Đạo Kitô. Người châu Âu cũng đã chiếm được một số điểm dọc bờ biển châu Phi để làm bàn đạp cho sự xâm lấn tiếp theo.
Bước ngoặt trong kỉ nguyên của những khám phá lớn là năm 1415, khi mà người Bồ Đào Nha chiếm được Ceuta – một cảng ven bờ biển Mauretan, và nó đã trở thành căn cứ hậu thuẫn tuyệt vời cho sự xâm lăng tiếp về phía Đại Tây dương và vào sâu trong lục địa châu Phi.
Trong giai đoạn trước kỉ nguyên khám phá, đã xuất hiện hai ý tưởng về khả năng tới được Ấn Độ. Con "đường Đông tiến" thứ nhất là – vòng quanh châu Phi, con "đường Đông tiến" thứ hai là – vòng quanh thế giới. Tài liệu xuất bản của Ptolemy (thuyết về dạng cầu của hành tinh) đã giành được sự ủng hộ rộng rãi tại châu Âu và đã tạo ưu thế cho việc mở đường về phương Tây. Song để tính được khoảng cách xa gần thì phải có những điểm mốc, nhưng chẳng ai biết một cái mốc nào cả. Cho đến thời của Colombo thì học thuyết của Ptolemy đã được dạy ở trên hầu hết các trường cao học của châu Âu.
Những hiểu biết địa lý về vùng châu Á, ở vào thời kỳ này, nó còn mờ ảo tới mức mà người ta đã coi Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ là một vùng.
Cũng không rõ từ khi nào thì người Bồ Đào Nha đã quyết định đi theo con đường vòng quanh châu Phi. Dưới sự lãnh đạo của hoàng tử Henry Thủy thủ họ đã chọn con đường Đông tiến bằng sự kế tục theo sau những chuyến khảo sát châu Phi đã từng được biết.
Thành công đầu tiên của người Bồ Đào Nha, mặc dù rằng cũng chưa định đoạt được cái gì cả, là chuyến du hành của Borotoloneu Dias, mà vào năm 1487 ông đã đến được hòn mũi Nam của châu Phi. Mười năm sau, vào năm 1497, một thủy thủ thám hiểm nổi tiếng khác tên là Vasco da Gama đã lái thuyền vòng quanh châu Phi và tới tận Kozhikode nhưng đã không gặp một "lục địa lạ" nào cả. Như vậy là học thuyết hoang tưởng của Ptolemy về terra australis (miền đất phía nam, tức Úc ngày nay) đã bị thực nghiệm làm sụp đổ. Sáu năm trước khi đối thủ đạt được thành công này, Cristoforo Colombo đã hành trình chuyến đầu tiên của mình về phương Tây, với mục đích là để khám phá ra lục địa mới.
Colombo, sau khi đã khởi hành một chuyến ngắn từ Quần đảo Canaria, vào năm 1492 đã tới một lục địa mà ông đã cho rằng đó là bờ biển Đông của Ấn Độ (người da đỏ Anh-Điêng ở Châu Mĩ, theo nghĩa đen chính là "người Ấn Độ" – đã bị nhầm tưởng). Trong bốn chuyến viễn chinh của mình, chuyến cuối cùng vào những năm 1502-1504, thực tế là ông đã ghé tới vùng biển Caribe. Ông đã đến Haiti, Cuba, Jamaica, Puerto Rico, Trinidad. Đã bơi vòng quanh bán đảo Yucatán và đến tận lục địa tại khu vực của Venezuela và Panama ngày nay.
Rồi cuối cùng họ cũng hiểu ra rằng: lục địa được khám phá là một châu lục to lớn, có lẽ là một vật cản không thể vượt qua được trên con đường "Tây tiến" để tới Ấn Độ. Truyền thuyết kể rằng người thủy thủ đầu tiên đã reo lên "Đất liền!" khi nhìn thấy nó, có tên là Amerigo. Cũng vì vậy mà lục địa này về sau mang tên "America" (châu Mĩ). Vào năm 1513 một thủy thủ Tây Ban Nha khác tên là Balboa đã cưỡi ngựa vượt qua Eo Panama để rồi đến tận bờ biển Đông của Thái Bình Dương.
Sau khi đã khám phá ra châu Mĩ, người Tây Ban Nha, và người Bồ Đào Nha cũng vậy, đã tranh thủ thực hiện các chuyến thám hiểm về miền hải ngoại này. Để nhằm mục đích này, theo kiến nghị của Giáo hoàng vào năm 1494 hai nước đã ký Hiệp ước tại Tordesillas, mà theo đó hai nước đã phân chia với nhau những miền đất mới được khám phá. Đường ranh giới phân chia là kinh tuyến 46 độ Tây tính từ Greenwich (Luân Đôn). Bồ Đào Nha được kiểm soát những miền đất nằm về phía Đông của kinh tuyến 46 độ Tây, bao gồm: lục địa châu Phi và Nam Á. Còn toàn bộ châu Mĩ mới được khám phá sẽ thuộc về Tây Ban Nha. Về sau mới té ra rằng về phía Đông của kinh tuyến 46 độ Tây còn một phần khá lớn của Nam Mĩ và quả nhiên về sau này người Bồ Đào Nha đã khống chế miền đất này và gọi nó là Brasil.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 1519 từ cảng Sanlúcar de Barrameda một đoàn gồm 5 chiếc thuyền buồm lớn dưới sự chỉ đạo của Ferdinand Magellan đã xuất hành. Cuộc hành trình này có ý định làm giảm uy tín của Cristoforo Colombo và Vasco da Gama cùng với những khám phá thành công của họ. Mặc dù rằng bản thân Magellan đã không trở về, ông đã chết trong một cuộc đụng độ với thổ dân vùng Philippines, nhưng cuộc hành trình của ông là hành trình đầu tiên đã đi vòng quanh thế giới. Với 5 chiếc thuyền buồm cùng 265 thủy thủ lúc ra đi, mà gần 3 năm sau, khi trở về cảng Sanlúcar, chỉ còn lại 1 chiếc thuyền buồm với 18 thủy thủ trên boong. Các thủy thủ hơi bị ngạc nhiên vì một chuyện, đó là: theo tính toán của họ thì họ đã trở về vào ngày thứ 7, song tại cảng Sanlúcar đã là ngày chủ nhật. Vô tình họ đã khám phá ra sự khác biệt về ngày tháng! Cuộc hành trình của Magellan đã chứng tỏ rằng Quả Đất có dạng cầu, và đã làm thay đổi những phỏng đoán về độ lớn của nó.
Theo dấu của Colombo, da Gama và Magellan, đã có nhiều kẻ lên đường đi tìm cảm xúc mạnh, sự giàu có và vinh quang. Đến cuối thế kỉ 17 thì hệ thống các lục địa trên thế giới đã được định hình khá rõ nét. Chỉ còn mỗi châu Đại Dương và châu Nam cực là vẫn đang chờ được khám phá mà thôi. Những khám phá lớn, mặc dù rất bi kịch, lại rất khó chuyển sang dạng kiến thức cụ thể về địa lý. Những nhà khám phá đã từng là những người thủy thủ, hoa tiêu, hoặc lái buôn, hay sứ giả truyền Đạo Kitô. Họ thường bị thiếu khả năng khảo sát khoa học và tổng kết những tin tức đã thu thập được. Mặt khác, các thông tin chi tiết thường được giữ bí mật – theo lệnh của Nhà nước và các tập đoàn tài trợ, vì lo sợ bị cạnh tranh. Cái lợi lớn nhất mà khoa học địa lý đã nhận được là sự đánh đổ học thuyết cũ, chứ không phải xây được cái mới. Phải chờ tới kỉ nguyên sau thì mới có sự thay đổi trong lĩnh vực này.
Người Bồ Đào Nha đã bắt đầu khám phá bờ biển Đại Tây Dương từ năm 1418, dưới sự bảo trợ của Hoàng tử Henry. Dưới sự chỉ đạo của Henry, một chiếc tàu mới và nhẹ hơn đã được phát triển, chiếc thuyền có thể chạy bằng buồm nhanh hơn và [1], và trên hết là rất dễ di chuyển và có thể đi thuyền gần gió hoặc vào gió. Năm 1488, Bartolomeu Dias đến được Ấn Độ Dương bằng con đường này[2]. Năm 1492 các Vua của Ca-tô của Castile và Aragon tài trợ cho kế hoạch của Christopher Columbus để đi về phía tây để đến Ấn Độ bằng cách băng qua Đại Tây Dương. Ông đã hạ cánh xuống một lục địa mà người Châu Âu chưa khám phá và được coi là một thế giới mới, châu Mỹ. Để ngăn ngừa mâu thuẫn giữa Bồ Đào Nha và Castile (vương miện theo đó Columbus thực hiện chuyến đi), Hiệp ước Tordesillas đã ký kết chia rẽ thế giới thành hai khu vực thăm dò, trong đó mỗi quốc gia đều có quyền độc quyền khai thác những vùng đất mới phát hiện được[3][4].
Năm 1498, một cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha do Vasco da Gama chỉ huy đến Ấn Độ bằng cách đi thuyền buồm xung quanh Châu Phi, mở cửa thương mại trực tiếp với châu Á [5]. Trong khi các đoàn tàu thăm dò khác đã được gửi từ Bồ Đào Nha sang Bắc Bắc Mỹ, trong những năm tiếp theo, Bồ Đào Nha Ấn Độ Armadas cũng mở rộng tuyến đường biển phía đông, chạm vào đôi khi Nam Mỹ và bằng cách này mở một mạch từ Thế giới Mới đến Châu Á (bắt đầu từ năm 1500, dưới Lệnh của Pedro Alvares Cabral), và khám phá các hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương và Nam Ấn Độ Dương. Chẳng bao lâu, người Bồ Đào Nha đi thuyền về phía đông, tới Quần đảo Spice có giá trị năm 1512, hạ cánh tại Trung Quốc một năm sau đó. Năm 1513, Vasco Núñez de Balboa của Tây Ban Nha vượt qua eo biển Panama và đến "biển khác" từ Thế giới Mới. Do đó, Châu Âu lần đầu tiên nhận được thông tin về phía đông và tây Thái Bình Dương trong vòng một năm khoảng năm 1512. Cuộc khảo sát ở Đông và Tây trùng lặp lại vào năm 1522, khi cuộc thám hiểm Castilian (Tây Ban Nha) do thuyền trưởng người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan và sau đó Sebastián Elcano, đi thuyền về phía tây, hoàn thành chuyến đi bộ đầu tiên của thế giới[6], trong khi những người chinh phục Tây Ban Nha khám phá nội thất của châu Mỹ, và sau đó, một số hòn đảo Nam Thái Bình Dương.
Từ năm 1495, người Pháp và người Anh, và sau đó, người Hà Lan bước vào cuộc đua thăm dò sau khi biết được những hành động khai thác này, thách thức độc quyền Iberia về thương mại hàng hải bằng cách tìm kiếm các tuyến đường mới, trước tiên là tới các bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ, thông qua Cuộc viễn chinh Anh và Pháp đầu tiên (bắt đầu với cuộc thám hiểm đầu tiên của John Cabot năm 1497 ở phía bắc, phục vụ Anh Quốc, tiếp theo là các cuộc thám hiểm của Pháp tới Nam Mỹ và sau đó đến Bắc Mỹ) và vào Thái Bình Dương quanh Nam Mỹ, Nhưng cuối cùng bằng cách đi theo người Bồ Đào Nha xung quanh Châu Phi vào Ấn Độ Dương; Khám phá Úc vào năm 1606, New Zealand vào năm 1642 và Hawaii vào năm 1778. Trong khi đó, từ những năm 1580 đến những năm 1640, người Nga khám phá và chinh phục gần như cả Siberia và Alaska vào những năm 1730.
Kiến thức thời trung cổ của châu Âu về châu Á vượt quá tầm với của Đế chế Byzantine được lấy từ các báo cáo một phần, thường bị che khuất bởi các huyền thoại[7], kể từ thời Alexander Đại Đế và những người kế nhiệm ông. Một nguồn khác là mạng lưới buôn bán người Do Thái Radhanite của các thương gia được thiết lập như là sự kết hợp giữa châu Âu và thế giới Hồi giáo trong thời gian của các quốc gia Thập tự chinh.
Năm 1154, nhà địa lý Ả rập Muhammad al-Idrisi đã tạo ra một mô tả về thế giới và một bản đồ thế giới, Tabula Rogeriana, tại triều đại vua Roger II của Sicily [8][9], nhưng vẫn còn một phần của Châu Phi Kitô hữu, Genoese và Venetians, hoặc các thủy thủ Ả Rập, và mức độ khu vực phía nam của nó không rõ. Có những báo cáo về Sahara châu Phi tuyệt vời, nhưng kiến thức thực tế đã được giới hạn đối với người châu Âu đến các bờ biển Địa Trung Hải và ít người khác kể từ khi cuộc phong tỏa Ả Rập của Bắc Phi ngăn cản việc thăm dò nội địa. Kiến thức về bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi đã bị phân mảnh và bắt nguồn chủ yếu từ các bản đồ Hy Lạp và La Mã cũ dựa trên kiến thức Carthage, bao gồm thời gian thăm dò Mauritanie.của La Mã. Biển Đỏ chỉ được biết đến và chỉ liên kết với các nước Cộng hòa Hàng hải, đặc biệt là Cộng hòa Venice, thúc đẩy việc thu thập kiến thức hàng hải chính xác[10].
Các tuyến thương mại Ấn Độ Dương đã được các thương gia Ả Rập đi thuyền. Từ năm 1405 đến năm 1421, Hoàng đế Vĩnh Lạc của nhà Minh Trung Quốc đã tài trợ cho một loạt các sứ mệnh dài hạn dưới sự chỉ huy của Trịnh Hà[11]. Các hạm đội đã đi thăm Ả Rập, Đông Phi, Ấn Độ, Hàng hải Đông Nam Á và Thái Lan. Tuy nhiên, những chuyến đi, do Ma Huan, một người đi du lịch và dịch giả Hồi giáo, đã bị đình chỉ đột ngột sau khi hoàng đế băng hà [12] và không được theo sau, khi triều đại nhà Minh Trung Quốc rút lui trong haijin (Hải Cấm), một chính sách cô lập,.
Vào năm 1400 một bản dịch tiếng Latinh của Địa lý Ptolemy đến Italia đến từ Constantinople. Việc khám phá lại kiến thức về địa lý La mã là một sự công bố[13] cả về lập bản đồ và thế giới quan,[14], mặc dù đã củng cố ý tưởng rằng Ấn Độ Dương đã không có động đất.
- ^ Merson, John (1990). The Genius That Was China: East and West in the Making of the Modern World. Woodstock, New York: The Overlook Press. tr. 72. ISBN 0-87951-397-7A companion to the PBS Series The Genius That Was China
- ^ “Bartolomeu Dias”. infoplease. Sandbox Networks, Inc. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Columbus to the Caribbean”. fsmitha.com.
- ^ “Christopher Columbus – Exploration”. history.com.
- ^ Diffie, Bailey W. and George D. Winius, "Foundations of the Portuguese Empire, 1415–1580", p. 176
- ^ Zweig, Stefan, "Conqueror of the Seas – The Story of Magellan", Read Books, 2007, ISBN 1-4067-6006-4
- ^ Arnold 2002, p. xi.
- ^ Houben, 2002, pp. 102–04.
- ^ Harley & Woodward, 1992, pp. 156–61.
- ^ Abu-Lughod 1991, p. 121.
- ^ Arnold 2002, p. 7.
- ^ Mancall 2006, p. 17.
- ^ Arnold 2002, p. 5.
- ^ Love 2006, p. 130.
No comments:
Post a Comment