Sunday 14 October 2018

Tiếng Hàn Quốc – Wikipedia tiếng Việt



Tiếng Hàn Quốc (Hangul: 한국어; Hanja: 韓國語; Romaja: Hangugeo; Hán-Việt: Hàn Quốc ngữ) hay tiếng Triều Tiên (Chosŏn'gŭl: 조선말; Hancha: 朝鮮말; MR: Chosŏnmal) là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Hàn Quốc và Triều Tiên, và là ngôn ngữ chính thức của cả hai miền Bắc và Nam bán đảo Triều Tiên. Tiếng Hàn Quốc cũng được sử dụng rộng rãi ở Diên Biên và các vùng bao quanh, thuộc Trung Quốc, nơi có người Triều Tiên sinh sống. Trên toàn thế giới, có khoảng 78 triệu người nói tiếng Triều Tiên, bao gồm các nhóm lớn người nhập cư tại Nga, Úc, Mỹ, Canada, Brasil, Nhật Bản và gần đây là Philippines. Ngôn ngữ này liên hệ mật thiết với người Hàn Quốc.

Việc phân loại phả hệ cho tiếng Hàn Quốc vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng nó thuộc ngữ hệ Altai, mặc dù một số thì cho rằng nó là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ chắp dính về mặt hình thái và có dạng "chủ-tân-động" về mặt cú pháp.

Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với hai miền bán đảo Triều Tiên ở hai thời điểm khác nhau. Tuy chỉ mới gần đây nhưng so với Bắc Triều Tiên, quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc rộng và phong phú hơn về kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, ngôn ngữ này được gọi là "tiếng Hàn Quốc" hay "tiếng Hàn" nhiều hơn là "tiếng Triều Tiên".


Tên gọi của loại ngôn ngữ này được cơ bản đặt theo tên gọi tại quốc gia mà nó được sử dụng, ở (Bắc) Triều Tiên hoặc Hàn Quốc, bằng cách ghép đơn giản "quốc gia + ngữ/tiếng" theo nguyên tắc chữ Hán.
Trong đó quốc gia là Hàn Quốc (한국 / 韓國 / Hanguk) hoặc Triều Tiên (조선 / 朝鮮 / Chosŏn) và ngữ (trong từ ngôn ngữ, 어 / 語 / eo) hoặc tiếng (trong từ thuần Triều Tiên 말 / mal). Các tổ hợp tên gọi được tạo lập mang đủ ý nghĩa biểu trưng gồm: Hàn Quốc ngữ (한국어 / 韓國語 / Hangugeo), Hàn Quốc tiếng (한국말 / 韓國말 / Hangukmal), Triều Tiên ngữ (조선어 / 朝鮮語 / Chosŏnŏ) và Triều Tiên tiếng (조선말 / 朝鮮말 / Chosŏnmal).


  • Tại CHDCND Triều Tiên và CHND Trung Hoa (Diên Biên, Trường Bạch), ngôn ngữ này được gọi chính thức là Chosŏnmal có liên quan đến việc hạn chế sử dụng và hạn chế tầm ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thông qua Hán tự. CHDCND Triều Tiên chọn phương ngữ Bình An làm tiêu chuẩn phát âm, gọi là Munhwaŏ (문화어 / 文化語 / văn hoá ngữ, tức "ngữ điệu thể hiện văn hoá").

  • Tại Hàn Quốc, tên gọi phổ quát là Hangugeo và lấy phương ngữ Seoul làm phát âm tiêu chuẩn quốc gia, đặt tên Pyojun-eo (표준어 / 標準語 / tiêu chuẩn ngữ).

Một số tên gọi khác được chấp nhận và vẫn xuất hiện phổ biến trong giao tiếp, như Gugeo (국어 / 國語 / Quốc ngữ), Gungmun (국문 / 國文 / Quốc văn), Urimal (우리말, "tiếng của chúng ta"). Ngoài ra, những người Triều Tiên di cư sống tại Nga lại gọi ngôn ngữ này là Goryeomal (고려말 / 高麗말 / Cao Ly tiếng).


Phân loại và các ngôn ngữ liên quan[sửa | sửa mã nguồn]


Việc phân loại tiếng Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều nhà ngôn ngữ học Triều Tiên và phương Tây nhận thấy mối quan hệ họ hàng với ngữ hệ Altai. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, và nhiều người vẫn xem tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Một số khác lại tin rằng có mối quan hệ giữa tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên.

Mối quan hệ của tiếng Triều Tiên với các ngôn ngữ Altai và ngôn ngữ Altai nguyên thủy đã được đưa ra, những giả thuyết này nay đa phần bị bác bỏ. Tiếng Triều Tiên giống với các ngôn ngữ Altai ở chỗ chúng đều thiếu một số thành phần ngữ pháp, bao gồm số, giống, các mạo từ, sự hình thành cấu trúc các từ (fusional morphology), thể và đại từ liên kết (Kim Namkil). Tiếng Triều Tiên đặc biệt giống về sự hình thành cấu trúc từ với một số ngôn ngữ thuộc nhánh phía Đông của nhóm ngôn ngữ Turk trong hệ Altai, đặc biệt là tiếng Yakut.

Khả năng về quan ngữ hệ giữa Triều Tiên và Nhật là một vấn đề tế nhị vì mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa hai nước này. Khả năng về quan ngữ hệ giữa vương quốc Bách Tế (百濟/백제/Baekje) (tồn tại một thời trong bán đảo Triều Tiên) và Nhật đã được nghiên cứu, và các nhà ngôn ngữ học Triều Tiên chỉ ra mối giống nhau về hệ thống âm vị, bao gồm việc một số âm không có phụ âm cuối. Ngoài ra, có rất nhiều từ giống nhau giữa ngôn ngữ của vương quốc Bách Tể và tiếng Nhật, như mirmi đều được dùng để chỉ "số 3".

Tiếng Cao Câu Ly (高句麗/고구려/Koguryo) và tiếng Bách Tế được xem là có liên hệ với nhau, có thể đều cùng xuất phát từ vương quốc Cổ Triều Tiên (Kochoson) trong cổ sử của Triều Tiên. (Xem ngôn ngữ Fuyu.) Ít biết hơn là về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ Cổ Triều Tiên, Cao Câu Ly và Bách Tế ở một phía và các ngôn ngữ của hai vương quốc Tam Hàn (Samhan) và Tân La (新羅/신라/Silla) ở phía kia, mặc dù nhiều học giả Triều Tiên tin rằng chúng có cùng gốc, và là cơ sở nền tảng cho tiếng Triều Tiên hiện đại.


Hầu hết cư dân nói ngôn ngữ này sống ở Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên, có một bộ phận người Triều Tiên sống ở Trung Quốc, Úc, Nga, Nhật Bản, Brasil, Canada và Mỹ.


Tiếng Triều Tiên có rất nhiều tiếng địa phương, gọi là 方言/방언/bang-eon - "phương ngôn", hay 사투리/saturi.

Tiếng tiêu chuẩn (標準語/표준어/Pyojuneo - tiêu chuẩn ngữ hay Pyojunmal) của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) được tiêu chuẩn hóa dựa trên tiếng địa phương của các khu vực xung quanh Seoul, và tiếng tiêu chuẩn của Bắc Triều Tiên dựa trên tiếng địa phương xung quanh Bình Nhưỡng. Hai phương ngữ này là như nhau (đều là tiếng địa phương miền trung Triều Tiên), và thật ra người Triều Tiên có thể hiểu được tất cả các phương ngữ, ngoại trừ thổ ngữ của đảo Jeju. Tiếng địa phương Jeju được xem như là một thứ tiếng khác bởi các nhà ngôn ngữ học Triều Tiên. Một trong những khác biệt để ý được giữa các phương ngữ là cách nhấn âm: người nói giọng Seoul rất ít khi nhấn giọng, và tiếng Nam Triều Tiên chuẩn có ngữ âm rất ngang; trong khi đó, những người dùng giọng Gyeongsang có một ngữ điệu phát âm nghe giống với tiếng châu Âu hơn đối với những người phương Tây.

Có một liên hệ mật thiết giữa các thổ ngữ Triều Tiên và các vùng của Triều Tiên, bởi vì biên giới của cả hai thứ đa số được xác định bởi các núi và biển. Sau đây là liệt kê tên của các thổ ngữ truyền thống và các địa phương tương ứng:













Giọng chuẩn quốc giaNơi sử dụng
Seoul

giọng chuẩn quốc gia[3]


Seoul, Incheon, Gyeonggi (Hàn Quốc); Kaesong (CHDCND Triều Tiên)
P'yŏngan
Bình Nhưỡng, vùng P'yŏngan, Chagang (CHDCND Triều Tiên)
Giọng địa phươngNơi sử dụng
Chungcheong
Daejeon, vùng Chungcheong (Hàn Quốc)
Gangwon
Vùng Gangwon (Hàn Quốc)/vùng Kangwŏn (CHDCND Triều Tiên)
Gyeongsang
Busan, Daegu, Ulsan, vùng Gyeongsang (Hàn Quốc)
Hamgyŏng
Rasŏn, vùng Hamgyŏng, vùng Ryanggang (CHDCND Triều Tiên)
Hwanghae
Vùng Hwanghae (CHDCND Triều Tiên)
Jeju
Đảo Jeju (Hàn Quốc)
Jeolla
Gwangju, vùng Jeolla (Hàn Quốc)

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]


Âm tiếng Triều Tiên

Các từ ví dụ cho các phụ âm:




















































































Âm vị
IPA
Ví dụ
Latin hóa
Nghĩa tiếng Việt

p

bal
bàn chân



bbal




pal
cánh tay

m

mal
mã (ngựa)

t, d

dal
mặt trăng



ttal
con gái



tal
cưỡi

n

nal
ngày

ts

jal
tốt

d̬s

jjal
ép, vắt

tsʰ

chal
đá

k, g

gal
đi

ɡ̬

kkal
lan tỏa



kal
con dao

ŋ

bang
phòng

s

sal
thịt



ssal
cơm

r, l
바람
baram
gió

h

hal
làm

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]




Âm vị nguyên âm ngắn


Âm vị nguyên âm dài


Nguyên âm cơ bản của tiếng Triều



Nguyên âm đơn
/i/ , /e/ , /ɛ/ , /a/ , /o/ , /u/ , /ʌ/ , /ɯ/ , /ø/
Nguyên âm đôi
/je/ , /jɛ/ , /ja/ , /wi/ , /we/ , /wɛ/ , /wa/ , /ɰi/ , /jo/ , /ju/ , /jʌ/ , /wʌ/

Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính. Dạng cơ bản của một câu trong tiếng Triều Tiên là "chủ ngữ - tân ngữ - động từ" (ngôn ngữ dạng chủ-tân-động) và từ bổ nghĩa đứng trước từ được bổ nghĩa. Chú ý là một câu có thể không tuân thủ trật tự "chủ-tân-động", tuy nhiên, nó phải kết thúc bằng động từ.

Câu nói "Tôi đang đi đến cửa hàng để mua một chút thức ăn" trong tiếng Triều Tiên sẽ là "Tôi thức ăn mua để cửa hàng-đến đi-đang."

Trong tiếng Triều Tiên, các từ "không cần thiết" có thể được lược bỏ khỏi câu khi mà ngữ nghĩa đã được xác định. Nếu dịch sát nghĩa từng từ một từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Việt thì một cuộc đối thoại bằng có dạng như sau:


H: "가게에 가세요?" (gage-e gaseyo?)

G: "예." (ye.)
H: "cửa hàng-đến đi?"

G: "Ừ."

trong tiếng Việt sẽ là:


H: "Đang đi đến cửa hàng à?"

G: "Ừ."

Khác với hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, tiếng Triều Tiên không chia động từ theo chủ ngữ (subject-verb aggreement), và danh từ không có giống ngữ pháp. Thay vào đó, động từ được chia phụ thuộc vào thì và vào mối quan hệ giữa người nói với nhau. Khi nói với hay về bạn bè, người nói dùng một cách chia, với bố mẹ hay với những người đáng kính trọng, lại dùng cách chia khác.


Cốt lõi của từ vựng tiếng Triều Tiên là từ các từ có nguồn gốc Triều Tiên thuần túy. Tuy nhiên, khoảng 70% từ vựng, đặc biệt là các thuật ngữ khoa học, là các từ Hán-Triều mượn từ tiếng Hán. Con số này gần như tương đương với số lượng từ Hán Việt của người Việt. Ngoài ra cũng có các từ có gốc từ tiếng Mông Cổ, tiếng Phạn và một số ngôn ngữ khác. Ngày nay, có nhiều từ mượn từ các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Đức và gần đây là tiếng Anh.

Các con số là một ví dụ về sự vay mượn. Giống như tiếng Việt và tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên có hai hệ thống số – một hệ số thuần Triều Tiên và một hệ số Hán-Triều (Hán Hàn).


Trong lịch sử thì người Triều Tiên sử dụng "Hanja" hay Hán tự để ký âm cho ngôn ngữ của mình. Vào thế kỷ 15, vua Triều Tiên Thế Tông (世宗/세종) phát minh ra chữ Hàn (조선글 - Chosŏn'gŭl hay 한글 - Hangul), có thể kết hợp với hanja để viết các từ Hán-Triều. Tiếng Việt có 6 thanh điệu và bộ phụ âm phong phú hơn tiếng Triều Tiên nên việc phát âm Hán tự là tương đối dễ dàng và người Việt phát âm Hán Việt thường ít khi đồng âm, nếu như đồng âm thì có nghĩa là các từ đó ở trong Hán ngữ cổ cũng đồng âm. Tuy nhiên, tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ không thanh điệu nên khi phát âm các từ Hán-Triều, người Triều Tiên sẽ phát âm rất nhiều từ đồng âm, do vậy, để tránh tình trạng hiểu sai nghĩa và dùng sai từ, Hàn Quốc vẫn dạy 1800 ký tự Hanja cho trẻ em, trong khi đó CHDCND Triều Tiên đã hủy bỏ việc sử dụng Hán tự cách đây hàng thập kỷ.

Chosŏn'gŭl bao gồm 24 ký tự - 14 phụ âm và 10 nguyên âm mà chủ yếu được viết bằng các khối âm tiết gồm 2 đến 5 thành phần. Khác với hệ thống chữ viết Hán tự, Chosŏn'gŭl không phải là hệ thống viết biểu ý. Điều đó có nghĩa là, nếu người Việt phát âm từ '男' (người đàn ông) là "nam", viết là 'n + a + m = nam' thì người Triều Tiên cũng phát âm là 'nam' và viết là 'nam' (ㄴ + ㅏ + ㅁ = 남)

Dưới đây là một bảng các ký hiệu của bảng chữ cái tiếng Triều Tiên và các giá trị theo chuẩn Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA):













































Phụ âm
IPA
p
t
c
k


ɟ̬
ɡ̬




s
h

m
n
ŋ
w
r
j
Chosŏn'gŭl


















 

 









































Nguyên âm
IPA
i
e
ɛ
a
o
u
ʌ
ɯ
ɯi
je

ja
jo
ju

wi
we

wa

Chosŏn'gŭl




















Xem thêm bảng phụ âm và nguyên âm Hangul

Tiếng Triều Tiên hiện đại sử dụng các khoảng trắng để phân biệt giữa các từ, đây là một đặc điểm không thấy ở tiếng Trung và tiếng Nhật. Các dấu câu trong tiếng Triều Tiên hầu như giống với các dấu câu ở các ký tự latin. Trước đây, chữ Triều Tiên được viết theo cột từ trên xuống dưới, phải sang trái, nhưng bây giờ cũng được viết từ trái sang phải, trên xuống dưới giống như cách người Việt viết chữ quốc ngữ.


Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]


Tiếng Triều Tiên sử dụng ở Bắc và Nam Triều Tiên thể hiện những khác biệt trong phát âm, chính tả, ngữ pháp và từ vựng.

Cách phát âm ở các bảng dưới được thể hiện dưới dạng Revised Romanization, McCune–Reischauer và Hangul.


Phát âm[sửa | sửa mã nguồn]


Một số từ được đánh vần giống nhau nhưng phát âm khác nhau


































Từ
Nghĩa trong tiếng Việt
Cách phát âm
Bắc (RR/MR)
Bắc (hangul)
Nam (RR/MR)
Nam (hangul)
읽고
đọc
ilko (ilko)
일코
lkko (ilkko)
일꼬
압록강
Áp Lục giang
am-rok-gang (am-rok-kang)
암록깡
am-nok-kang (am-nok-kang)
암녹깡
독립
độc lập
dong-rip (tong-rip)
동립
dong-nip (tong-nip)
동닙
관념
quan niệm
gwal-lyeom (kwal-lyŏm)
괄렴
gwan-nyeom (kwan-nyŏm)
관념
혁신적
cách tân đích (để cách tân)
hyeok-sin-jjeok (hyŏk-sin-tchŏk)
혁씬쩍
hyeok-sin-jeok (hyŏk-sin-jŏk)
혁씬적

Đánh vần[sửa | sửa mã nguồn]


Một số từ được đánh vần khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, nhưng phát âm thì giống nhau.






















Đánh vần
Nghĩa
Phát âm(RR/MR)
Chú ý
Bắc
Nam
해빛
햇빛
ánh nắng
haetbit (haetpit)
Phía Bắc không ghi ra "sai siot" (âm ㅅ ở giữa).
벗꽃
벚꽃
hoa đào
beotkkot (pŏtkkot)

못읽다
못 읽다
không thể đọc
monnikda (monnikta)
Khoảng trắng.
한나산
한라산
Hallasan
hallasan (hallasan)
Ở miền Bắc, ít khi nn được phát âm như ll.

Cả phát âm và đánh vần[sửa | sửa mã nguồn]

















































Từ
Nghĩa
Ghi chú
Đánh vần miền Bắc
Phát âm miền Bắc
Đánh vần miền Nam
Phát âm miền Nam
력량
ryeong-ryang (ryŏng-ryang)
역량
yeong-nyang (yŏng-nyang)
lực lượng
Phụ âm đầu r theo sau bởi i hoặc y sẽ bị lược bỏ ở miền Nam
로동
ro-dong (ro-dong)
노동
no-dong (no-dong)
lao động
Phụ âm đầu r sẽ đổi thành n nếu không theo sau bởi i hoặc y (miền Nam)
원쑤
won-ssu (wŏn-ssu)
원수
won-su (wŏn-su)
nguyên thủ
Từ đồng âm của rất nhiều từ: nguyên thủ, nguyên soái, nguyên sổ, oán thù, nguyên thủy, viên thủy, oan tù, viễn thủy...
라지오
ra-ji-o (ra-ji-o)
라디오
ra-di-o (ra-di-o)
radio

안해
anhae (anhae)
아내
anae (anae)
vợ

꾸바
kku-ba (kku-ba)
쿠바
ku-ba (k'u-ba)
Cuba


pe (p'e)

pye (p'ye), pe (p'e)
phế (phổi)
Đôi khi người ta phát âm giống nhau (pe) và bỏ qua 'y'.
웻남
wet-nam
월남
wol-lam
Việt Nam
Sau này người Hàn Quốc sử dụng từ 베트남 để gọi tên Việt Nam. (betunam, ký âm sát với cách phát âm. Tiếng Triều Tiên không có phụ âm 'v' nên họ phải dùng 'b' để phát âm tương tự).

Ngoài ra, các từ Hán Triều kết thúc là ㄷ hoặc ㅅ (đều phát âm là /t/ khi ở vị trí phụ âm cuối) thì tiếng tiêu chuẩn miền Nam đổi thành ㄹ /r/.


Văn phạm[sửa | sửa mã nguồn]


Một số phần văn phạm cũng khác biệt:






















Từ
Nghĩa
Chú ý
Đánh vần miền Bắc
Phát âm miền Bắc
Đánh vần miền Nam
Phát âm miền Nam
되였다
doeyeotda (toeyŏtta)
되었다
doeeotda (toeŏtta)
thì quá khứ của 되다 (doeda/toeda), "được"
Mọi dạng văn phạm giống nhau thì miền Bắc dùng 여 còn miền Nam dùng 어.
고마와요
gomawayo (komawayo)
고마워요
gomawoyo (komawŏyo)
cảm ơn
ㅂ-Mọi động từ bất quy tắc ở phía Bắc dùng 와 (wa) cho mọi kết thúc bằng nguyên âm; còn ở miền Nam thì chỉ dùng với động từ có một âm tiết.
할가요
halgayo (halkayo)
할까요
halkkayo (halkkayo)
Có làm không? (Lời đề nghị)
Mặc dù hangul khác nhau, nhưng phát âm là giống nhau (i.e. với âm mạnh ㄲ).


Wikipedia-logo-v2.svg




No comments:

Post a Comment