Monday 15 October 2018

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc – Wikipedia tiếng Việt



Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
United Nations Educational, Scientific
and Cultural Organization

UNESCO logo.svg
Loại hình
Tổ chức chuyên môn LHQ
Tên gọi tắt
UNESCO
Lãnh đạo
Pháp Audrey Azoulay (Tân cử)
Hiện trạng
Đang hoạt động
Thành lập
16 tháng 11 năm 1945
Trụ sở
Pháp Paris, Pháp
Trang web
unesco.org
Trực thuộc
Liên Hiệp Quốc

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên[1] và 9 quan sát viên[2][3]. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các văn phòng của UNESCO làm việc với 3 nước hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực.

Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...


UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:


  1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;

  2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
    • Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;

    • Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;

    • Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;

  3. Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
    • Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;

    • Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;

    • Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
Nguồn: Công ước thành lập UNESCO

UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng, một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại hội đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên ứng cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.

Hiện UNESCO có 195 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.

Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu bang và các cơ quan phụ cần thiết khác.


UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 1 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận:


Thập niên 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo chủ nghĩa cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương Tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào năm 1997 và 2003.

Những năm cuối thập niên 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).

Năm 1998, UNESCO ủng hộ phần mềm tự do.


Các tổ chức phi chính phủ UNESCO NGO[sửa | sửa mã nguồn]


UNESCO có quan hệ chính thức với 322 tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO).[4] Phần lớn số đó được UNESCO gọi là "operational", và một số chọn lọc là "formal".[5]
Mức quan hệ cao nhất với UNESCO là "formal associate" và có 22 NGO như vậy[6].


Các viện và trung tâm


Những ngày hành động quốc tế do UNESCO đề xuất và được thừa nhận[18]


Các chủ tịch (Director-General) từ 1946[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội đồng UNESCO từ 1946:[19][sửa | sửa mã nguồn]


Ban điều hành[sửa | sửa mã nguồn]


Ban điều hành được bầu tại kỳ họp của Đại hội đồng UNESCO. Mỗi ủy viên được bầu đảm trách nhiệm kỳ 4 năm, tính từ 01 tháng 1 năm sau trúng cử. Kỳ họp tháng 11/2015 chưa có kết quả cuối cùng.


The Garden of Peace, tại trụ sở chính của UNESCO, Paris. Được chính phủ Nhật Bản tài trợ, vườn hoa này được Isamu Noguchi, một nhà điêu khắc mang hai dòng máu Mỹ-Nhật thiết kế và được Toemon Sano, một người làm vườn Nhật Bản thực hiện.

UNESCO có văn phòng tại nhiều nơi trên toàn cầu; trụ sở chính của nó đặt tại Place de Fontenoy, Paris, Pháp, hiện tại đã đổi tên thành World Heritage Centre.[23]

UNESCO's field offices are categorized into four primary office types based upon their function and geographic coverage: cluster offices, national offices, regional bureaux and liaison offices.


Các văn phòng theo vùng[sửa | sửa mã nguồn]


Danh sách sau đây bao gồm tất cả các văn phòng UNESCO được phân chia theo vùng và được đánh dấu bằng tên các nước văn phòng đó phục vụ.[24]


Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]


  • Abuja – Văn phòng Quốc gia Nigeria

  • Accra – Văn phòng chung cho Bénin, Bờ Biển Ngà, Ghana, Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Togo

  • Addis Ababa – Văn phòng cho Liên minh châu Phi (AU, African Union) và Economic Commission for Africa

  • Bamako – Văn phòng chung cho Burkina Faso, Guinea, Mali và Niger

  • Brazzaville – Văn phòng Quốc gia Cộng hòa Congo

  • Bujumbura – Văn phòng Quốc gia Burundi

  • Dakar – Văn phòng cấp vùng cho Giáo dục ở châu Phi và Văn phòng chung cho Cape Verde, Gambia, Guinea-Bissau, và Sénégal

  • Dar es Salaam – Văn phòng chung cho Comoros, Madagascar, Mauritius, Seychelles và Tanzania

  • Harare – Văn phòng chung cho Botswana, Malawi, Mozambique, Zambia và Zimbabwe

  • Kinshasa – Văn phòng Quốc gia Cộng hòa Dân chủ Congo

  • Libreville – Văn phòng chung cho Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea xích đạo, Gabon và Sao Tome và Principe

  • Maputo – Văn phòng Quốc gia Mozambique

  • Nairobi – Văn phòng cấp vùng cho Sciences in Africa và Văn phòng chung cho Burundi, Djibouti, Eritrea, Kenya, Rwanda, Somalia, Nam Sudan và Uganda

  • Windhoek – Văn phòng Quốc gia Namibia

  • Yaoundé – Văn phòng chung cho Cameroon, Cộng hòa Trung Phi và Chad

Các nước A rập[sửa | sửa mã nguồn]


  • Iraq – Văn phòng Quốc gia Iraq (hiện tại đang đặt ở Amman, Jordan)

  • Amman – Văn phòng Quốc gia Jordan

  • Beirut – Văn phòng cấp vùng cho Giáo dục tại các nước A rập và Văn phòng chung cho Liban, Syria, Jordan, Iraq và Palestine

  • Cairo – Văn phòng cấp vùng cho Khoa học tại các nước A rập và Văn phòng chung cho Ai Cập, Libya và Sudan

  • Doha – Văn phòng chung cho Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen

  • Khartoum – Văn phòng Quốc gia Sudan

  • Rabat – Văn phòng chung cho Algérie, Mauritanie, Maroc và Tunisia

Châu Á Thái Bình dương[sửa | sửa mã nguồn]


  • Almaty – Văn phòng chung cho Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan

  • Apia – Văn phòng chung cho Australia, Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Nauru, New Zealand, Niue, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu, Vanuatu và Tokelau (quan sát viên)

  • Bangkok – Văn phòng cấp vùng cho Giáo dục tại châu Á Thái Bình Dương và Văn phòng chung cho Thái Lan, Miến Điện, Lào, Singapore, Việt Nam và Campuchia

  • Bắc Kinh – Văn phòng chung cho Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc và Hàn Quốc

  • Dhaka – Văn phòng Quốc gia Bangladesh

  • Hà Nội – Văn phòng Quốc gia Việt Nam

  • Islamabad – Văn phòng Quốc gia Pakistan

  • Jakarta – Văn phòng cấp vùng cho Khoa học tại châu Á Thái Bình Dương và Văn phòng chung cho Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines và Đông Timor

  • Kabul – Văn phòng Quốc gia Afghanistan

  • Kathmandu – Văn phòng Quốc gia Nepal

  • New Delhi – Văn phòng chung cho Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal và Sri Lanka

  • Phnom Penh – Văn phòng Quốc gia Campuchia

  • Tashkent – Văn phòng Quốc gia Uzbekistan

  • Tehran – Văn phòng chung cho Afghanistan, Iran, Pakistan và Turkmenistan

Châu Âu và Bắc Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]


Mỹ Latinh và quần đảo Caribê[sửa | sửa mã nguồn]



  • Brasilia – Văn phòng Quốc gia Brazil

  • Guatemala City – Văn phòng Quốc gia Guatemala

  • Havana – Văn phòng cấp vùng cho Văn hóa ở châu Mỹ Latinh và quần đảo Caribê và Văn phòng chung cho Cuba, Cộng hòa Dominicana, Haiti và Aruba

  • Kingston – Văn phòng chung cho Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname và Trinidad và Tobago cũng như cho các quan sát viên Quần đảo Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman, Curaçao và Sint Maarten

  • Lima – Văn phòng Quốc gia Peru

  • México City – Văn phòng Quốc gia México

  • Montevideo – Văn phòng cấp vùng cho Khoa học vùng Mỹ Latinh và quần đảo Caribê và Văn phòng chung cho Argentina, Brazil, Chile, Paraguay và Uruguay

  • Port-au-Prince – Văn phòng Quốc gia Haiti

  • Quito – Văn phòng chung cho Bolivia, Colombia, Ecuador và Venezuela

  • San José – Văn phòng chung cho Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, México, Nicaragua và Panama

  • Santiago de Chile – Văn phòng cấp vùng cho Giáo dục vùng Mỹ Latinh và quần đảo Caribê và Văn phòng Quốc gia Chile

Các Đại sứ thiện chí của UNESCO là người sử dụng tài năng hay sự nổi tiếng của mình để truyền bá tư tưởng của UNESCO, đặc biệt là thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Chất chuyên ngành khác nhau của người ủng hộ bao gồm những ngưới hoạt động vì hòa bình, hoạt động thể thao, hay làm Đặc phái viên cho UNESCO.


UNESCO có 22 giải thưởng[26] trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và hòa bình:


Các giải thưởng ngừng trao tặng[sửa | sửa mã nguồn]


Trật tự thông tin và truyền thông thế giới mới[sửa | sửa mã nguồn]


UNESCO đã từng là trung tâm của tranh cãi trong quá khứ, đặc biệt là trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Singapore và Liên Xô cũ.

Trong những năm 1970 và 1980, UNESCO hỗ trợ cho một "Trật tự thông tin và truyền thông thế giới mới" (New World Information and Communication Order), và báo cáo MacBride (MacBride report) của nó kêu gọi dân chủ hóa phương tiện truyền thông và tiếp cận bình đẳng hơn với các thông tin, đã bị lên án ở các nước vốn có nỗ lực kiềm chế tự do báo chí.

UNESCO đã được một số nước cảm nhận như là sân đấu cho các nước cộng sản và các nhà độc tài của thế giới Thứ ba để tấn công phương Tây[27]. Nó thể hiện rõ rệt trong tố cáo của Liên Xô vào những năm cuối thập niên 1940 và đầu những năm 1950. Năm 1984, Hoa Kỳ đã cắt giảm của mình đóng góp và rồi rút lui khỏi UNESCO để phản đối, tiếp theo năm 1985 là Vương quốc Anh. Singapore cũng rút theo, với lý do phí thành viên tăng.[28]

Sau khi thay đổi chính phủ trong năm 1997, Anh gia nhập trở lại. Hoa Kỳ gia nhập lại vào năm 2003, tiếp theo là Singapore ngày 08/10/2007.


Israel[sửa | sửa mã nguồn]


Wikileaks và UNESCO[sửa | sửa mã nguồn]


Vào ngày 16 và 17 tháng 2 năm 2012, UNESCO đã tổ chức một hội nghị mang tên Truyền thông thế giới sau WikiLeaks và Tin tức thế giới (The Media World after WikiLeaks and News of the World). Mặc dù tất cả sáu tấm áp phích đều tập trung về WikiLeaks, nhưng lại không có ai từ WikiLeaks được mời là diễn giả. Sau khi nhận được đơn khiếu nại từ người phát ngôn WikiLeaks Kristinn Hrafnsson, UNESCO đã mời ông tham dự, nhưng không đưa ra bất kỳ một vị trí trên bảng.[29] Các đề nghị cũng chỉ được đưa ra một tuần trước khi hội nghị được tổ chức tại Paris, Pháp. Những diễn giả khác như David Leigh và Heather Brooke thì lên tiếng công khai chống lại WikiLeaks và người sáng lập Julian Assange trong quá khứ.

WikiLeaks phát hành một thông cáo báo chí vào ngày 15/02/2012 tố cáo UNESCO trong đó nói: "UNESCO đã tự biến mình thành một trò đùa về nhân quyền quốc tế. Sử dụng "tự do ngôn luận" để kiểm duyệt WikiLeaks từ một hội nghị về WikiLeaks là một điều Orwellian ngớ ngẩn vượt mọi ngôn từ. Đây là một sự lạm dụng quá quắt Hiến chương UNESCO. Đây là thời gian để chiếm UNESCO."[30] Kèm theo tuyên bố là email trao đổi của người phát ngôn WikiLeaks Kristinn Hrafnsson và ban tổ chức hội nghị UNESCO.



  1. ^ UNESCO's General Conference voted on ngày 31 tháng 10 năm 2011 "to admit Palestine as a member State". However, it notes that, for "its membership to take effect, Palestine must sign and ratify UNESCO's Constitution". “UNESCO " Media Services " General Conference admits Palestine as UNESCO Member State”. UNESCO. 

  2. ^ “Member States | United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization”. UNESCO. 

  3. ^ “The Faroes become associated <ny specialized institutes and centres throughout the world”. [liên kết hỏng]

  4. ^ “Quoted on UNESCO official site”. Ngo-db.unesco.org. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012. 

  5. ^ “Full list of NGOs that have official relations with UNESCO”. UNESCO. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012. 

  6. ^ “UNESCO Headquarters Committee 107th session 13 Feb 2009”. Ngo-db.unesco.org. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012. 

  7. ^ IBE official site

  8. ^ UIL official site

  9. ^ IIEP official site

  10. ^ IITE official site

  11. ^ IICBA official site

  12. ^ IESALC official site

  13. ^ UNEVOC official site

  14. ^ CEPES official site

  15. ^ UNESCO-IHE official site

  16. ^ ICTp official site

  17. ^ UIS official site

  18. ^ International Days | United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. UNESCO. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.

  19. ^ UNESCO official site: Previous Sessions of the General Conference

  20. ^ “President of the 38th session of the General Conference”. UNESCO. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015. 

  21. ^ Executive Board - Results of elections. UNESCO General Conference, November 2015. Truy cập 12/11/2015.

  22. ^ Table_2013-2015.pdf UNESCO Membership by Electoral Groups. Truy cập 12/11/2015.

  23. ^ Charlotte L Joy (ngày 15 tháng 1 năm 2012). The Politics of Heritage Management in Mali: From UNESCO to Djenné. Left Coast Press. tr. 79–. ISBN 978-1-61132-094-7. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012. 

  24. ^ “List of All UNESCO Field Offices by Region with Descriptions of Member State Coverage”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2011. 

  25. ^ “City of Quito – UNESCO World Heritage”. UNESCO. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010. 

  26. ^ UNESCO Executive Board Document 185 EX/38, Paris, ngày 10 tháng 9 năm 2010

  27. ^ "UNESCO Gets Chummy With Equatorial Guinea's Dictator". News.change.org. Truy cập 11/05/2015.

  28. ^ Singapore to withdraw from UNESCO, The Telegraph, ngày 28 tháng 12 năm 1984.

  29. ^ "UNESCO-leaks to refute wikileaks accusation". UNESCO. ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập 01/05/2015.

  30. ^ "WikiLeaks denounces UNESCO after WikiLeaks banned from UNESCO conference on WikiLeaks". WikiLeaks. ngày 15 tháng 2 năm 2012. Truy cập 15/02/2012.


No comments:

Post a Comment