Sunday 14 October 2018

Trung Á – Wikipedia tiếng Việt


Trung Á

Map of Central Asia
Diện tích
4,003,451km2
Các thành phố lớn
Almaty
Astana
Tashkent
Bishkek
Ashgabat
Dushanbe
Dân số
69,787,760 người
Các quốc gia
 Kazakhstan
 Uzbekistan
 Turkmenistan
 Tajikistan
 Kyrgyzstan
GDP danh nghĩa
$295.331 billion (2012)
GDP bình quân đầu người
$6,044 (2012)
Demonym
Central Asia
Ngôn ngữ
Tiếng Kazakh, Tiếng Uzbek, Tiếng Tajik, Tiếng Turkmen, Tiếng Kyrgyz, Tiếng Nga

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương. Có nhiều định nghĩa về Trung Á, nhưng không có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi. Các tính chất chung của vùng đất này có thể kể ra như: vùng này trong lịch sử có Con đường Tơ lụa và có những người dân du mục, từng là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Đông Á, Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Đôi khi người ta còn gọi nó là vùng Nội Á.


Có tổng cộng hơn 71 triệu người sống tại Trung Á, chiếm 0,94% số dân châu Á. Vùng Bắc Á dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ vào khoảng 9 người trên một cây số vuông, thấp hơn rất nhiều so với mật độ trung bình của châu Á là 80.5 người trên một cây số vuông.


Người Nga bị quân Khiva đánh bại ở Uzbekistan, Trung Á năm 1871

Vào trung kỳ đồ đá cũ, cách đây 100.000 đến 35.000 năm, cư dân Trung Á bị những đầm lầy, biển, những mảng băng,… cô lập với châu Âu và những vùng khác. Những di cốt của người tinh khôn Neandertal tìm thấy ở hang Aman Kutan gần Samarkand có niên đại cách đây khoảng 100.000 đến 40.000 năm, và là di cốt con người cổ nhất đã phát hiện được ở Trung Á.

Lịch sử Trung Á bắt đầu ghi lại từ thế kỷ thứ 6 TCN, khi đế quốc Ba tư Achemenid rộng lớn bao gồm 3 vương quốc chư hầu bên kia sông Amu-Darya: Sogdiana, Khorezm, Saka. Sogdiana là vùng đất giữa 2 sông Amu-Darya và Syr-Darya, người Hy Lạp gọi là Transoxiana, người Ả rập gọi là Movarannahr. Khorezm nằm ở vùng đất thấp giữa nhánh Amu-Darya với nam biển Aral. Saka là quê hương của những chiến binh du mục, trải dài vô tận qua những thảo nguyên bên kia sông Syr-Darya, bao gồm cả rặng Thiên Sơn.

Vào năm 330 TCN, Alexander Đại đế đã đánh thắng vị vua Achemenid cuối cùng Darius III. Vào năm 329 TCN ông ta băng qua sông Amu-Darya và chiếm Trung Á. Năm 138 TCN, Đại tướng Trung Quốc Trương Kiên đã đến Fergana mong muốn mua được những con ngựa thiên đường Fergana nổi tiếng, những con ngựa này mồ hôi đẫm máu. Những thương nhân địa phương mà ông gặp rất ưa thích chiếc áo dài lụa ông mặc. Parthia là khách hàng nước ngoài tiêu thụ nhiều nhất lụa Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ II TCN. Sau Parthia lụa được đưa sang Rome. Vào khoảng 105, Parthia và Trung Quốc trao đổi sứ thần và trao đổi buôn bán song phương dọc theo tuyến đường bộ hành giữa 2 nước. Từ đó, Con đường Tơ lụa ra đời.

Vào thế kỷ thứ 1 TCN, Kushans Phật giáo (con cháu của bộ lạc Nguyệt Chi, Trung Quốc) điều khiển Bắc Ấn Độ, Afghanistan và Sogdiana từ vùng gốc ở Ghandara. Với sự hùng mạnh của họ trong 3 thế kỷ đầu sau Công nguyên, họ là một trong 4 lực lượng mạnh của thế giới cùng với Rome, China and Parthia. Khoảng 1000 năm sau Công nguyên, Trung Á là một khung cảnh về sự tranh giành quyền lực (giống như con lắc) giữa những bộ lạc du cư trên lưng ngựa Heartland (nam Siberia) và những nền văn minh cố định chung quanh Á – Âu, để thu lợi nhuận từ con đường thương mại Trung Á. Trong chính lúc đó người Turks, mà ngày nay là Turkistan xuất hiện. Vào thế kỷ thứ III Samanids Iran xâm chiếm Sogdiana. Vào thế kỷ thứ IV người Huns lại chiếm được quyền lợi này.


Các dân tộc và ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]


Ngôn ngữ của phần lớn cư dân tại các nước Cộng hòa Trung Á Xô viết cũ thuộc nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ của hệ Altai. Tiếng Turkmen, gần giống với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (đều thuộc nhánh phía Nam của nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ), được nói chủ yếu ở Turkmenistan, Afghanistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếng Kazakh, Kyrgyz và Tatar, thuộc nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, được sử dụng tại Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng như Afghanistan, Tân Cương và Thanh Hải. Tiếng Uzbek và Duy Ngô Nhĩ (Uighur) được nói tại Uzbekistan, Tajikistan và Tân Cương. Tiếng Nga là ngôn ngữ của người Nga sống tại Trung Á, là một lingua franca tại các nước Cộng hòa Trung Á Sô viết cũ. Tiếng Hán cũng có một vị trí quan trọng tại Nội Mông Cổ, Thanh Hải và Tân Cương.

Các ngôn ngữ Turk thuộc hệ Altai, bao gồm tiếng Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ được nói khắp các vùng Mông Cổ, Thanh Hải và Tân Cương.

Nhóm ngôn ngữ Iran từng một thời được dùng khắp Trung Á, tuy vậy các ngôn ngữ một thời được dùng nhiều như tiếng Sogdiana, Bactria và Scythia ngày nay không còn nữa. Tuy nhiên, tiếng Ba Tư vẫn được nói trong vùng này, và được biết dưới tên gọi Dari hay Tajik. Tiếng Pushto được nói tại Afghanistan và Tây Pakistan.

Nhóm ngôn ngữ Tạng có khoảng 6 triệu người sử dụng khắp cao nguyên Thanh Tạng và Thanh Hải.


Cơ sở giáo dục đại học danh tiếng nhất tại các quốc gia Trung Á.


Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Trung Á tập trung theo hai hệ thống, đơn viện gồm các quốc gia Turkmenistan và Kyrgyzstan, lưỡng viện gồm các quốc gia Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan.Quốc hội Uzbekistan được xem là quốc hội có nhiều nhất thành viên tại Trung Á,với 250 thành viên.Quốc hội của Tajikistan có ít thành viên nhất,chỉ có 96 nghị sĩ.


Những tôn giáo chính tại vùng Trung Á gồm có, theo thứ tự số:


[3]


Các nước Cộng hòa Trung Á là năm nước nằm tại khu vực Trung Á trước đây thuộc Liên Xô, bao gồm:








No comments:

Post a Comment