Sunday 14 October 2018

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt


Trường Đại học Bách khoa (tiếng Anh: HCM University of Technology) là một trường đại học đa ngành về khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam,[1] là thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.


Lịch sử


Năm 1957: Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ được thành lập, gồm 4 trường thành viên: Cao đẳng Công Chánh, Cao đẳng Điện lực, Quốc gia Kỹ sư Công nghệ và Việt Nam Hàng hải.

Năm 1972:Trung tâm được đổi tên thành Học viện Kỹ thuật Quốc gia. Khoa Kỹ thuật và Khoa Khoa học Cơ bản được thành lập.

Năm 1973: Học viện được đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật.

Năm 1976: Trường được mang tên Đại học Bách khoa với 5 khoa chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Thủy lợi, Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Hóa học.

Năm 1978: Khoa Địa chất được thành lập.

Năm 1990: Chương trình đào tạo sau Đại học được hình thành.

Năm 1991: Khoa Kỹ thuật Thủy lợi và Xây dựng được sát nhập thành khoa Kỹ thuật Xây dựng.

Năm 1992: Khoa Quản lý Công nghiệp được thành lập.

Năm 1993: Hệ thống đào tạo theo tín chỉ được áp dụng. Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính được thành lập.

Năm 1996: Trường Đại học Bách Khoa trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Năm 1999: Khoa Kỹ thuật Môi trường được thành lập.

Năm 2000: Khoa Kỹ thuật Giao thông được thành lập.

Năm 2001: Khoa Công nghệ Vật liệu được thành lập.

Năm 2003: Khoa Khoa học Ứng dụng được thành lập.

Năm 2006: Trường chính thức sử dụng logo mới do Trường Đại học Kiến trúc thiết kế.


Chất lượng đào tạo


Đội ngũ giảng viên


Tính đến tháng 3 năm 2017, trường có 930 giảng viên. Trong đó có 9 giáo sư, 103 phó giáo sư, 276 tiến sĩ, 443 thạc sĩ và 98 giảng viên có trình độ Đại học.[2]


Chất lượng đầu ra thực tế












Chất lượng đầu ra thực tế tính theo các ngành có thời gian tốt nghiệp vào năm 2016[3]
Cấp bậc đào tạo
Số lượng nhập học
Số lượng tốt nghiệp đúng hạn
Tỉ lệ có việc làm sau khi ra trường 1 năm
Đại học
Trường công khai thiếu số liệu
2703
94,7%
Thạc sĩ
917
785 (16,9% người tốt nghiệp trễ)
100%

Chương trình đào tạo


Đại học:


Chương trình đại trà

Chương trình chất lượng cao


Kỹ sư tài năng


Các sinh viên trong chương trình kỹ sư tài năng được tuyển chọn từ những sinh viên có điểm số cao nhất có nguyện vọng ở chương trình đào tạo chính quy bình thường sau năm I hoặc năm II và được sàng lọc qua từng học kỳ. Những sinh viên thuộc chương trình Tài năng được tách riêng thành 1 lớp (sĩ số khoảng 35 sinh viên/lớp) với điều kiện học tập tốt hơn lớp thường, do giảng viên đầu ngành trong Khoa giảng dạy, bài tập và đề thi đòi hỏi cao hơn, một số môn học và thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bằng tốt nghiệp của các lớp này khác với chương trình chính quy thông thường.[4]

Hiện nay chương trình đào tạo kỹ sư tài năng bao gồm các ngành: Điều khiển tự động, Kỹ thuật Điện và Điện tử - Viễn thông (Khoa Điện-Điện tử); Cơ khí chế tạo máy, Cơ điện tử (Khoa Cơ khí); Khoa học và Kỹ thuật Máy tính (Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính); Xây dựng dân dụng công nghiệp, Xây dựng Cầu- Đường (Khoa Kỹ thuật Xây dựng); Kỹ thuật Hóa học (Khoa Kỹ thuật Hóa học).


Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV)


Đây là một chương trình đào tạo Đại học được quản lý bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Đại sứ quán Pháp. Chương trình mở khóa đầu tiên vào năm học 1999–2000 ở 4 trường Đại học hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, chương trình đang có 12 ngành đào tạo.

Khác với các chương trình khác của Trường, chương trình PFIEV đào tạo theo hệ niên chế với thời gian là 5 năm có số lượng ngành và sinh viên PFIEV nhiều nhất cả nước. Sinh viên muốn theo chương trình PFIEV phải đăng ký ngay sau khi trúng tuyển vào trường và được tuyển chọn dựa vào kết quả thi Đại học (Toán x3, Lý x2, Hóa x1). Kết quả đầu vào không yêu cầu tiếng Pháp nhưng trong quá trình học sinh viên phải học cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Chương trình PFIEV rất nặng so với chương trình đào tạo thông thường nên nếu sinh viên không thích nghi được với chương trình có thể xin rời khỏi lớp sau năm I và trở lại chuyên ngành đã đăng ký lúc tuyển sinh.

Hiện tại trường đang dạy 7 ngành: hệ thống năng lượng, viễn thông,xây dựng dân dụng và năng lượng, hàng không, cơ điện tử, vật liệu tiên tiến polyme và composit.[5]


Sau Đại học:


Đào tạo thạc sĩ


Chương trình đào tạo thạc sĩ được thiết kế trên 2 hình thức, gồm hình thức nghiên cứu - research và hình thức ứng dụng - coursework.


Chương trình đào tạo của hệ thạc sĩ[6]


  • Với hình thức đào tạo thạc sĩ hệ nghiên cứu (research), chương trình đào tạo sẽ gồm 5 tín chỉ cho các khối kiến thức chung (Triết học và Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Nâng cao), 10 tín chỉ các môn học tự chọn và 30 tín chỉ thực hiện luận văn thạc sĩ.

  • Với hình thức ứng dụng (coursework), chương trình đào tạo gồm 7 tín chỉ cho khối kiến thức chung (Triết học, Kỹ năng lãnh đạo -Leadership và Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp -Innovation & Entreupreunership), 12 tín chỉ cho khối kiến thức bắt buộc và 13 tín chỉ khối kiến thức tự chọn và luận văn tốt nghiệp - 15 tín chỉ.

Đào tạo Tiến sĩ


Hiện nay, Trường Đại học Bách khoa có 30 ngành đào tạo tiến sĩ. Các ứng viên phải đạt yêu cầu xét tuyển sinh được tổ chức 2 lần trong một năm cộng với trình độ Anh văn  TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 61, TOEIC 600, IELTS 5,5 hoặc trình độ tương đương.

Để tốt nghiệp, nghiên cứu sinh phải hoàn tất luận án trong khoảng thời gian tối thiểu 3 năm nghiên cứu tập trung. Luận văn phải được bảo vệ thành công trước các  hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ.


Các khoa


Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính


Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy Tính

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính được thành lập năm 1978 với tên là Bộ môn Điện toán thuộc khoa Điện - Điện tử. Năm 1985, khoa được tách ra thành Trung tâm điện toán và đến năm 1993 là Khoa Công nghệ Thông tin. Năm 2007, khoa được tái cơ cấu lại thành khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính.[7] Hiện khoa tổ chức thành 2 chuyên ngành với 5 bộ môn:


Khoa Điện - Điện tử


Khoa Điện - Điện tử

Khoa Điện - Điện tử được thành lập từ năm 1957.[8] Cho đến nay, Khoa đào tạo 3 chuyên ngành với tất cả bảy bộ môn:


Khoa Cơ khí



Là một trong những khoa thành lập đầu tiên của trường (1956, trên nền trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ). Năm 1976, khoa có tên chính thức là Khoa Cơ khí. Các bộ môn của khoa gồm: Cơ điện tử, Chế tạo máy, Thiết kế máy, Công nghệ nhiệt lạnh, Cơ giới hoá xí nghiệp & Xây dựng, Kỹ thuật điều khiển tự động (nay là Cơ điện tử), Thiết bị & công nghệ vật liệu Cơ khí, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật dệt may.


Khoa Kỹ thuật Hóa học


Khoa Kỹ thuật Hoá học tiền thân là Trường Cao đẳng Hoá học thuộc Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ, được thành lập từ năm 1962. Sau tháng 4 năm 1975 được đổi tên là Khoa Kỹ thuật Hoá học.[9]


Khoa Kỹ thuật Xây dựng


Được thành lập năm 1957, trong trường Cao đẳng Công chánh thuộc khuôn viên Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ. Năm 1976, chính thức trở thành khoa Kỹ thuật Xây dựng. Hiện nay, khoa có 7 chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng Cầu Đường, Cảng và công trình biển, Vật liệu xây dựng, Thủy lợi – Thủy điện – Cấp thoát nước, Trắc địa – Địa chính, Kiến trúc.[10]


Khoa Công nghệ Vật liệu


Khoa Công nghệ Vật liệu được thành lập năm 2001 với các chuyên ngành đào tạo: công nghệ Vật liệu Kim loại và Hợp kim, công nghệ Vật liệu polyme và công nghệ Vật liệu silicat.[11]


Khoa Khoa học Ứng dụng


Khoa Khoa học Ứng dụng được thành lập vào năm 2003, hiện có 4 bộ môn: Vật lý Kỹ thuật y sinh, Vật lý Ứng dụng, Toán Ứng dụng, Cơ Kỹ thuật, đào tạo 2 chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật, Cơ kỹ thuật.[12]


Khoa Quản lý Công nghiệp


Khoa Quản lý Công nghiệp được thành lập năm 1990. Hiện nay khoa này có 2 ngành là Quản lý Sản xuất & Dự án và Quản trị Kinh doanh với 4 bộ môn: Hệ thống Thông tin Quản lý và Khoa học Ra quyết định, Quản lý Sản xuất và Điều hành, Tiếp thị và Quản lý, Tài chính.[13]


Khoa Môi trường và Tài nguyên


Tiền thân của Khoa Môi trường hiện nay là Bộ môn Kỹ thuật môi sinh thuộc Khoa Xây dựng được thành lập vào năm 1981. Đến ngày 28 tháng 9 năm 1999, Bộ môn chính thức trở thành Khoa Môi trường. Năm 2014, khoa được đổi tên thành khoa Môi trường và Tài nguyên.

Khoa Môi trường và Tài nguyên hiện nay gồm 5 bộ môn:


  • Bộ môn Kỹ thuật Môi trường

  • Bộ môn Quản lý Môi trường

  • Bộ môn Hệ thống Thông tin Môi trường và Tài nguyên

  • Bộ môn An toàn, sức khỏe và môi trường

  • Bộ môn Khoa học và Công nghệ nước.[14]

Khoa Kỹ thuật Giao thông


Năm 2000, khoa Kỹ thuật Giao thông được thành lập do sự hợp nhất của 3 ngành: Kỹ thuật Ô tô - Máy động lực, Kỹ thuật Tàu thủy và Kỹ thuật Hàng không.[15]


Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí


Tiền thân là khoa Địa chất, được thành lập năm 1978. Qua nhiều năm phát triển và thêm nhiều chuyên ngành, năm 2004, khoa có tên chính thức là Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí. Khoa đào tạo các chuyên ngành: Địa chất môi trường, Địa kỹ thuật, Địa chất dầu khí, Địa chất khoáng sản, Khoan và khai thác dầu khí.[16]

Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu Khí hiện tại có 4 bộ môn:


  • Bộ môn Địa kỹ thuật

  • Bộ môn Tài nguyên Trái đất và Môi trường

  • Bộ môn Địa chất Dầu Khí

  • Bộ môn Khoan và Khai thác dầu khí

Trung tâm trực thuộc


  • Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật xây dựng;

  • Trung tâm Thiết bị nhiệt và năng lượng mới;[17]

  • Trung tâm Nghiên cứu lọc hóa dầu;[18]

  • Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ thuật Văn hóa Bách Khoa;[19]

  • Trung tâm Ngoại ngữ[20];

  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Silicat;

  • Trung tâm Kỹ thuật điện toán;[21]

  • Trung tâm Du học;[22]

  • Trung tâm Đào tạo bảo dưỡng công nghiệp;[23]

  • Trung tâm Công nghệ thông tin địa lý[24];

  • Trung tâm Chuyển giao công nghệ;

  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu mới;

  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polymer;

  • Trung tâm BR&T;[25]

  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu mài cao cấp.

Thành tích đạt được


Trường Đại học Bách Khoa đã nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), Huân chương Độc lập hạng Ba (2002), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2007) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (2012) cùng với nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành, đoàn thể.

Đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Trong 10 năm gần đây đã đạt 208 giải Olympic trong đó có 31 giải nhất, 29 giải nhì, 72 giải ba. Đặc biệt sinh viên trường Đại học Bách khoa đã ba lần đạt chức vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm 2002 (Nhật Bản), 2004 (Hàn Quốc) và 2006 (Malaysia).[26]

Năm 2017, trường đạt tiêu chuẩn AUN-QA do Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) đánh giá. Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp trường của AUN-QA được các chuyên gia hàng đầu trong ASEAN xây dựng gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, bao quát tất cả các lĩnh vực của một trường Đại học như quản lý chiến lược, hệ thống, chức năng và kết quả hoạt động. Bộ tiêu chuẩn này tương thích với bộ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và châu Âu. Đây là trường Đại học thành viên đầu tiên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và là trường thứ hai trong cả nước được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, trường thứ tư được đánh giá trong toàn khu vực Đông Nam Á.[27]


Cựu sinh viên


  • Những nhân vật nổi tiếng từng học tập tại trường Đại học Bách khoa:

  • Trần Huỳnh Duy Thức là một kỹ sư - doanh nhân Việt Nam, nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI, là một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010 phạt 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

  • Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và từng là Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Lâm Du Sơn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

  • Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Ô tô Trường Hải (Thaco).

  • Trần Thị Thu Hà, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM.

  • Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty American Dye Source và Tập đoàn Mỹ Lan.[28].

  • Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM.

  • Trần Quí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

  • Lê Trí Thông, Phó Tổng Giám đốc DongA Bank.

  • Chi Bảo, diễn viên chuyên nghiệp.

  • Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN).

  • Nguyên Khang, nhà vô địch Cầu Vồng của VTV6 năm 2009 và "Sinh ra để tỏa sáng" lĩnh vực chơi nhạc cụ dân tộc năm 2017

Biểu trưng


Logo-hcmut.svg

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Hiệu trưởng lúc đó là Phan Thị Tươi đã ký quyết định chọn mẫu biểu trưng chuẩn để sử dụng trong các hoạt động của trường và do Đại học Kiến trúc thiết kế.[29][29]

Biểu trưng Đại học Bách khoa là một khối không gian 3 chiều. Tạo thành từ trung tâm là 1 hình lục giác đều nội tiếp vòng tròn. Cấu trúc theo kiến trúc của hình tổ ong (tổ ong được coi là một hình có kiến trúc đơn giản và khoa học). Tổ ong cũng có nghĩa là sự chăm chỉ, siêng năng, vững chắc và sáng tạo của Đại học Bách khoa. Các hình khối xung quanh tượng trưng cho các khoa của Bách khoa. Nhìn từng phần giống như là quyển sách. Màu sắc được hợp thành bởi 2 sắc độ của màu xanh, biểu thị cho sự trang nhã, lịch sự thanh bình.


Logo kỷ niệm 50 năm thành lập trường Phú Thọ - Bách Khoa (1957-2007)

Xem thêm


Chú thích


Liên kết ngoài


No comments:

Post a Comment