Monday 15 October 2018

Trường bộ kinh – Wikipedia tiếng Việt


Trường bộ kinh (zh. 長部經, sa. dīrghāgama, pi. dīgha-nikāya) là bộ đầu tiên của năm Bộ kinh trong Kinh tạng Phật giáo. Các bài kinh trong bộ này tương đối dài nên được gọi là Trường Bộ Kinh.

Trường bộ kinh văn hệ Pali của Thượng toạ bộ bao gồm 34 bài kinh. Trường bộ kinh của Đại thừa được viết bằng văn hệ Sanskrit (Phạn ngữ), được dịch ra chữ Hán với tên gọi Trường a hàm kinh (sa. dīrghāgama) với 30 bài kinh. Trường bộ kinh của hai văn hệ này không giống nhau hoàn toàn, có 27 kinh là giống nhau.

Các kinh quan trọng nhất của kinh Trường bộ Pali là:


  • Kinh Phạm võng (sa., pi. brahmajāla, nghĩa là "tấm lưới của Phạm thiên"), nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai;

  • Kinh Sa-môn quả (pi. sāmaññaphala), nói về giáo lý của sáu đạo sư ngoại đạo thời Phật giáo sơ khai và về kết quả của đời sống Sa-môn;

  • Kinh Đại Bổn (pi. mahāpadāna), tích truyện về sáu vị Phật đã ra đời trước vị Phật lịch sử;

  • Kinh Đại duyên (pi. mahānidāna), luận giảng về giáo lý Duyên khởi (sa. pratītya-samutpāda);

  • Kinh Đại Bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna), kể lại những ngày tháng cuối cùng trước khi Phật Thích-ca nhập diệt;

  • Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (pi. singālovāda), đặc biệt quan trọng cho giới cư sĩ, nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, thầy dạy, học trò v.v…

Nikàya:


Trường bộ kinh là bộ Kinh thứ nhất trong Hệ 5 tạng kinh Pali, Phật giáo nguyên thủy, được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1991, do Hoà thượng Thích Minh Châu phiên dịch sang tiếng Việt.

Trường bộ kinh phân ra làm 3 Phẩm (Vagga), gồm có 34 bản Kinh; vì nội dung mỗi bản Kinh khá dài so với các bản Kinh Phật khác, nên được kết tập lại dưới nhan đề Trường bộ kinh.


Phẩm Giới-Uẩn (Silakkhandha Vagga Pali): 13 bản Kinh giảng về các cấp giới luật: tiểu-giới dành cho mọi người; trung giới và đại giới dành cho bực tu hành cao.


  • 01 Kinh Phạm Võng (Brahmajàla Sutta) Lưới Phạm-võng bao trùm 62 kiến chấp

  • 02 Kinh Sa-môn quả (Sàmanna-Phala Sutta) Các lợi ích thiết thực của Quả-vi Sa-môn

  • 03 Kinh A-ma-trú (Ambbattha Sutta) Chớ hãnh diện về dòng họ và giai cấp

  • 04 Kinh Chủng Ðức (Sonadanda Sutta) Thế nào mới xứng danh là Bà-la-môn

  • 05 Kinh Cứu-la-đàn-đầu (Kutadanta Sutta) Cách tế lễ được nhiều phước đức.

  • 06 Kinh Ma-ha-li (Mahàli Sutta) Thắc mắc về Thiên-âm và về mạng-căn.

  • 07 Kinh Xa-li-da (Jàliya Sutta)

  • 08 Kinh Ca-diếp Sư tử hống (Kassapa-Sihanàda Sutta) Thiếu sót của việc tu Phạm-chí khổ hạnh quá ép xác

  • 09 Kinh Bố-sá-ba-lâu (Potthapàda Sutta) Cách diệt tận các tư tưởng.

  • 10 Kinh Tu-ba (Subha Sutta) Ba Thánh-uẩn: Giới, Định, Huệ.

  • 11 Kinh Kiên-cố (Kevaddha Sutta) Ba loại Thần-thông, thắc mắc về tứ-đại.

  • 12 Kinh Lô-già (Lohicca Sutta) Phá tà-kiến 'đừng nói pháp cho kẻ khác'.

  • 13 Kinh Tam Minh (Tevijja Sutta) Con đường thẳng tắp đi đến cõi Trời Phạm.

Đại-Phẩm (Mahà Vagga Pali): 10 bản Kinh quan trọng nhất về lịch sử (như Kinh Bát-Đại Niết-bàn, Kinh Đại Bổn) và về giáo lý (như Kinh Đại Duyên, Kinh Tứ niệm xứ).


Phẩm Ba-lê-tử (Pathika Vagga Pali) (Patikaputta, Ba-lê-tử là tên một tu sĩ ngoại đạo): 11 bản Kinh bàn về các vấn đề khác nhau như vấn đề vũ trụ thành-hoại, vấn đề bổn phận công dân trong xã hội, vấn đề tu khổ hạnh của ngoại đạo.


  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.

Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

No comments:

Post a Comment