Monday 15 October 2018

Tự do ngôn luận – Wikipedia tiếng Việt




Tự do ngôn luận là quyền trình bày ý kiến một cách mạch lạc, rõ ràng của một người nào đó mà không sợ sự trả thù hoặc kiểm duyệt của chính quyền, hay chịu sự trừng phạt của xã hội.[1][2][3][4] Thuật ngữ đồng nghĩa với tự do biểu đạt/diễn đạt hoặc tự do thể hiện đôi khi còn được dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, quan điểm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào. Trong thực tiễn, không có quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế, chẳng hạn như sự hạn chế đối với các phát ngôn có tính chất thù ghét.

Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR).

Công ước ICCPR thừa nhận quyền tự do ngôn luận là "quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận":[5][6]




Tự do ngôn luận, hay tự do biểu đạt, còn được thừa nhận trong luật nhân quyền của một số khu vực. Quyền này được khẳng định tại Điều 10 Hiệp ước châu Âu về Nhân quyền (European Convention on Human Rights).

Khoản 13 Công ước Mỹ về Nhân quyền (American Convention on Human Rights), Điều 9 của Hiệp ước châu Phi về quyền con người (African Charter on Human and Peoples' Rights), và Tu chính thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ (First Amendment to the United States Constitution).[7]


Các tín đồ của Westboro Baptist Church đã bị cấm đến Canada vì các phát ngôn mang tính chất thù ghét của họ.[8]

Người ta đã tìm thấy tự do ngôn luận trong các tài liệu cổ về nhân quyền, chẳng hạn như bản "Đại Hiến chương" (Magna Carta, 1215) của Vương quốc Anh thời vua John và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789), một tài liệu quan trọng của phong trào Cách mạng Pháp.[9] Sau khi lên nối ngôi vào năm 1740, vua Friedrich II Đại Đế cũng ban Thánh Chỉ cho phép nhân dân có quyền tự do ngôn luận, dù vẫn có hạn chế, song báo chí được xuất bản và thậm chí người dân còn có thể châm biến nhà vua.[10][11] Dựa trên lập luận của John Stuart Mill, khái niệm tự do ngôn luận hiện đại được hiểu là một quyền đa diện bao gồm không chỉ quyền được biểu đạt hay phát tán thông tin và tư tưởng, mà còn bao gồm 3 khía cạnh sau:


  • Quyền tìm kiếm thông tin và tư tưởng;

  • Quyền tiếp nhận thông tin và tư tưởng;

  • Quyền chia sẻ thông tin và tư tưởng.[7]

Một số chuẩn quốc tế, khu vực, và quốc gia cũng thừa nhận rằng quyền tự do ngôn luận áp dụng cho mọi phương tiện truyền thông, dù bằng cách nói, viết, tài liệu in ấn, qua Internet hay qua các hình thức nghệ thuật. Điều này có nghĩa rằng việc bảo vệ tự do ngôn luận như là một quyền không chỉ nói đến nội dung mà còn nói đến phương tiện biểu đạt.[7]

Tự do ngôn luận có quan hệ gần gũi nhưng không giống với tự do thông tin và một số quyền khác. Tự do ngôn luận có thể bị hạn chế khi xung đột với các quyền khác. Theo Freedom Forum Organization, các hệ thống luật pháp và xã hội nói chung thừa nhận các hạn chế đối với tự do ngôn luận, đặc biệt khi tự do ngôn luận xung đột với các giá trị hay quyền khác.[12] Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể theo "nguyên tắc gây hại" (harm principle) hoặc "nguyên tắc xúc phạm" (offense principle), ví dụ trong trường hợp khiêu dâm hoặc các nội dung thù ghét (nhằm hạ thấp một cá nhân hay nhóm người vì chủng tộc, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, định hướng tình dục, tật nguyền, khả năng ngôn ngữ, hệ tư tưởng, địa vị xã hội, nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng tư duy hay bất cứ dị biệt nào...).[13] Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể được thực thi bằng luật pháp hoặc/và sự lên án của xã hội[14]



  1. ^ Mill, John Stuart (1859). “Introductory”. On Liberty (ấn bản 4). London: Longman, Roberts & Green (xuất bản 1869). para. 5. Society can and does execute its own mandates... it practises a social tyranny more formidable than many kinds of political oppression, since, though not usually upheld by such extreme penalties, it leaves fewer means of escape, penetrating much more deeply into the details of life, and enslaving the soul itself. Protection, therefore, against the tyranny of the magistrate is not enough... 

  2. ^ Mill, John Stuart (1859). “Of the Liberty of Thought and Discussion”. On Liberty (ấn bản 4). London: Longman, Roberts & Green (xuất bản 1869). para. 19. In respect to all persons but those whose pecuniary circumstances make them independent of the good will of other people, opinion, on this subject, is as efficacious as law; men might as well be imprisoned, as excluded from the means of earning their bread. 

  3. ^ Ten Cate, Irene M. (2010). “Speech, Truth, and Freedom: An Examination of John Stuart Mill's and Justice Oliver Wendell Holmes's Free Speech Defenses”. Yale Journal of Law & the Humanities 22 (1). Article 2. [A] central argument for freedom of speech in On Liberty is that in order to maximize the benefits a society can gain... it must permanently commit to restraining dominant groups from their natural inclination to demand conformity. 

  4. ^ Wragg, Paul (2015). “Free Speech Rights at Work: Resolving the Differences between Practice and Liberal Principle” (PDF). Industrial Law Journal (Oxford University Press) 44 (1): 11. (cần đăng ký mua (trợ giúp)). Comparison may be made between Mill's ‘tyrannical majority’ and the employer who dismisses an employee for expression that it dislikes on moral grounds. The protection of employer action in these circumstances evokes Mill's concern about state tolerance of coercive means to ensure conformity with orthodox moral viewpoints and so nullify unorthodox ones. 

  5. ^ "the right to hold opinions without interference. Everyone shall have the right to freedom of expression".OHCHR

  6. ^ Using Courts to Enforce the Free Speech Provisions of the International Covenant on Civil and Political Rights | Australia & Oceania > Australia & New Zealand from All Business...

  7. ^ a ă â Andrew Puddephatt, Freedom of Expression, The essentials of Human Rights, Hodder Arnold, 2005, pg.128

  8. ^ Church members enter Canada, aiming to picket bus victim's funeral

  9. ^ “Timeline: a history of free speech”. the Guardian. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015. 

  10. ^ Thomas Raphael Phillips, "Instructions of Frederick the Great to His Generals 1747", trong Roots of strategy: the 5 greatest military classics of all time, trang 305

  11. ^ Franz Kugler, The pictorial history of Germany: during the reign of Frederick the Great: comprehending a complete history of the Silesian campaigns, and the seven years war, trang 151

  12. ^ When May Speech Be Limited?

  13. ^ Freedom of Speech (Stanford Encyclopedia of Philosophy)

  14. ^ Freedom of Speech





No comments:

Post a Comment