Vịnh Thái Lan (tên gọi cũ: Vịnh Chân Lạp, Vịnh Xiêm La) là một vịnh nằm ở biển Đông (thuộc Thái Bình Dương), được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đỉnh phía bắc của vịnh này là vịnh Băng Cốc ở cửa sông Chao Phraya, gần Băng Cốc. Vịnh này có diện tích khoảng 320.000 km². Ranh giới của vịnh này được xác định theo đường nối từ mũi Cà Mau ở miền nam Việt Nam tới thành phố Kota Baru trên bờ biển Malaysia.
Vịnh Thái Lan tương đối nông, độ sâu trung bình của nó chỉ khoảng 45 m, và độ sâu lớn nhất là 80 m. Điều này làm cho sự đối lưu nước tương đối chậm, và dòng chảy mạnh của nước các con sông làm cho nước vịnh tương đối nhạt (3,05–3,25%) và giàu trầm tích. Chỉ ở những vùng nước sâu thì nước biển có độ mặn cao hơn (3,4%) từ biển Đông chảy vào vịnh và chiếm lĩnh các chỗ trũng có độ sâu hơn 50 m. Các sông chính chảy vào vịnh này là Chao Phraya (bao gồm cả sông nhánh của nó là Ta Chin) và Maeklong ở vùng lõm Băng Cốc, và ở mức độ thấp hơn là sông Tapi vào vịnh Bandon ở phía tây nam của vịnh này.
Không ảnh vệ tinh với Vịnh Xiêm la ở góc dưới bên trái
Ở vào giai đoạn đỉnh điểm của thời kỳ băng hà cuối cùng, thì vịnh Thái Lan không tồn tại do mực nước biển xuống thấp, nó khi đó là một phần của thung lũng sông Chao Phraya.
Do nhiệt độ của vùng nhiệt đới là tương đối cao nên trong các vùng nước của vịnh Thái Lan có nhiều bãi đá san hô ngầm, vì thế nó tạo tiền đề cho một số nhà nghỉ ven biển phục vụ cho du khách có sở thích bơi lặn. Nổi tiếng nhất đối với du khách là đảo Ko Samui ở tỉnh Surat Thani, trong khi Ko Tao là trung tâm của du lịch bơi lặn ngầm.
Vịnh này có chứa một số nguồn dầu mỏ và ở mức độ lớn hơn là khí đốt.
Vịnh Thái Lan cũng là nơi diễn ra các mâu thuẫn về việc phân chia lãnh hải giữa các quốc gia Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Malaysia và Thái Lan đã đạt được các thỏa thuận chung nhằm hợp tác khai thác vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai quốc gia này.
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vịnh Thái Lan |
No comments:
Post a Comment