Sunday 14 October 2018

Đại thành tựu – Wikipedia tiếng Việt


Đại thành tựu (zh. 大成就, sa. mahāsiddha), hoặc là Đại thành tựu giả, cũng dịch âm là Ma-ha-tất-đạt (zh. 摩訶悉達), là danh hiệu chỉ những vị tu khổ hạnh, đã đạt cốt tuỷ của giáo pháp Đát-đặc-la của Phật giáo (Vô thượng du-già) một cách siêu việt. Người ta nhắc đến nhiều nhất 84 vị Đại thành tựu của thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 12 tại Ấn Độ, là những vị tu học khác hẳn truyền thống tu tập ở các Tinh xá (sa., pi. vihāra) của Đại thừa. Đó là những vị nam nữ, thuộc tầng lớp xã hội khác nhau, là những người đã để lại cho Phật giáo Bắc Ấn Độ và Tây Tạng một ảnh hưởng quyết định.

Thành tựu giả (sa. siddha) là các vị đã đạt thần thông, thần thông này được gọi là Thành tựu pháp (sa. siddhi, hoặc Tất-địa). Người xuất gia hay cư sĩ đều có thể đạt Tất-địa.

Trong thời Phật còn tại thế, người ta đã thừa nhận trong quá trình tu tập, hành giả có thể đạt thần thông nhất định, nhưng các thần thông đó đều vô ích, không đáng quan tâm. Chính Phật cũng không cho phép đệ tử mình thi triển thần thông, trừ khi cần phải thi triển vì mục đích giáo hoá. Thế nhưng, Mật tông, nhất là truyền thống Đát-đặc-la có khuynh hướng khuyến khích việc thi triển thần thông, xem nó như một trong những phương tiện thiện xảo để giáo hoá. Vì thế phần lớn các vị Thành tựu hay xiển dương thần thông như bay trên không, đi dưới nước, xuyên qua tường hay kéo dài thọ mệnh. Các vị đạt một ít thần thông nhất định được gọi là Thành tựu, các vị đạt được nhiều thần thông được gọi là Đại thành tựu. Người ta kể ra khoảng 34 thần thông khác nhau. Các vị đạt Tất-địa không nhất thiết là đã đạt giải thoát. Theo sách vở truyền lại thì ít có vị nào được ghi là "nhập Niết-bàn". Phần lớn được gọi là "đi vào cõi của Không hành nữ", được hiểu là nơi không còn tái sinh, tiếp tục tu học để giải thoát hoàn toàn.

Truyện về 84 vị Đại thành tựu do Vô Uý Thí Cát Tường (sa. abhayadatta śrī), một cao tăng Ấn Độ ghi lại trong thế kỉ 11,12 trong một tập dưới tựa Tiểu sử của 84 Đại thành tựu giả (sa. caturraśīti-siddha-pravṛtti, bản dịch của Keith Dowman và H.-W. Schumann). Truyền thống Tây Tạng cũng có những tập nói về chư vị nhưng có khác đôi chút. Trong quyển sách này, sự tích các vị là dựa vào tập của Vô Uý Thí Cát Tường. Đa số 84 vị này đều sống trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến 12 và truyền thừa cho nhau. Các vị thường có rất nhiều tên khác nhau, phần lớn dựa vào tính chất đắc đạo hay nghề nghiệp các vị đó. Các câu chuyện truyền lại với những thần thông khác nhau có thể được thêm bớt, nhưng người ta cho rằng tất cả các vị đó đều là những nhân vật lịch sử, đã sống thật trên trái đất này.

Ngày nay người ta còn tìm thấy tiểu sử của 84 vị Đại thành tựu trong kinh sách Tây Tạng như Chatraba (sa. catrapa), người hành khất; Kantalipa (sa. kantalipa), thợ may và Kumbaripa (sa. kumbharipa), thợ gốm. Người ta cũng phải kể các vị như nhà vua Indrabhuti (sa. indrabhūti) và người em gái Lakshminkara (sa. lakṣmīṅkarā) cũng như Luận sư Shantipa (sa. śāntipa). Đời sống các vị đó khác nhau rất nhiều nhưng tất cả đều có chung một điều là các vị đều phải trải qua một cơn khủng hoảng trong đời, gặp một lời khai thị của một vị Đạo sư và biến khủng hoảng đó thành đạo giải thoát. Các vị thường có thái độ khó hiểu và ưa dùng nghịch lý để diễn tả cái không thể lĩnh hội được của sự thật vô thượng. Trong tiểu sử của vị Đại thành tựu Tantepa (sa. tantepa), người ta thấy sự hoà nhập giữa một cuộc đời tối tăm nhất và sự giác ngộ cao cả. Ông là người đánh bạc, phá tan gia sản và chỉ nhờ câu khai thị—thế giới thật ra cũng trống rỗng như túi tiền của mình—ông đạt giác ngộ và trực chứng Niết-bàn.

Các bài kệ ca tụng Chân như, trong đây được tạm dịch là Chứng đạo ca (sa. dohā, phiên âm Hán-Việt là Đạo-bả, 道把) của các vị Đại thành tựu thường rất thi vị và kích thích sức tưởng tượng. Tại Tây Tạng, truyền thống ca hát đó được Mật-lặc Nhật-ba và Drugpa Kunleg tiếp nối. Bài ca sau đây của người thợ rèn Saraha, một trong những vị Đại thành tựu danh tiếng nhất, để lại ấn tượng khó quên: "Ai thấu hiểu rằng, đầu đuôi chẳng có tâm thức nào cả, người đó đã thực hiện tâm Phật ba đời."


Danh Sách Các Đại Thành Tựu Giả[sửa | sửa mã nguồn]

































































































































































































































































































































































































































































































































































































Stt
Tên
Danh hiệu
Địa phương
Thượng sư
Pháp môn hành trì
Thời gian tu tập
Ghi chú
1
Sharaha
Đại Bà La Môn
Roli miền Đông Ấn Độ
Được một nhà sư mật truyền tâm pháp



2
Nagajuna - Long Thọ
Nhà Hiền triết, luyện kim
Kanchi

chân Ngôn Tara, ngũ minh môn

thời trẻ là người gàn dở, hay cưỡng đoạt tài sản của người khác
3
Vyalipa
Nhà luyện kim

Long Thọ


vốn là 1 bà la môn giàu có nuôi ước mơ trường sinh bất tử
4
Samudra
Thợ Mò ngọc trai

Đại sư Acintapa

3 năm

5
Lkashimikara
Công chúa giả điên
Shabhala



em gái vua Indrabhuti
6
Mekhala và Kanakhala
2 chị em nâng thủ cấp
Devikota
Đại Sư Krsnacarya
Kim Cương Tâm Pháp
12 năm

7
Kumbharipa
Người thợ gốm
Jomanasri
một nhà sư Du già

6 tháng

8
Capripa






9
Manibhadra
Bà nội chợ hạnh phúc
thị trấn Agaru
Đại sư Kukkuripa
định tâm vào một điểm duy nhất
12 năm

10
Udhilipa
Người bay

Đại sư Kanaripa
tụng chân ngôn Kim cương thánh nữ 10.000 lần tại 24 thánh địa


11
Celuka
Kẻ ăn không ngồi rồi lấy lại sức sống
Mangalapur
Yogi Maitripa
tantra Chakrasamvara
9 năm

12
Kilakipana
Người rộng mồm
Bhiralipa




13
Kantali
Người khâu vải vụn

Thánh nữ Dakini
Tứ vô lượng tâm: Từ Bi Hỷ Xả


14
Dhahuli
Người bện dây thừng
Dhokara
một Du già sư

12 năm

15
Medhini
Người nông dân
thành Hoa Thị


12 năm

16
Dhokaripa
Người mang bình
Thành Hoa Thị
du già sư

3 năm
vốn là người hành khất
17
Yogipa
Người Hành hương

Chân sư Savanpa
hành hương tới 24 thánh địa, vừa đi vừa tụng chân ngôn Kim Cương Tát Đỏa
12 năm
vốn là 1 người kém trí tuệ, sau khi đắc đạo thọ 500 năm
18
Ghandhapa
Người rung chuông
Sri
Kim cương thánh nữ
Chakrasamvara

vốn là tu sĩ đại học viện Nalanda
19
Pankaja
Bà la môn sinh từ hoa sen

Long Thọ



20
Dharmapa
Thư sinh chăm chỉ

1 du già sư



21
Kucipa
Người bướu cổ
Kahari
Long Thọ
Guhyasamaja


22
Dharmapa
Học giả uyên bác

Kim cương thánh nữ

6 năm

23
Rahula
Ông già lẩm cẩm
Kamarupa
1 du già sư
quán chữ Ah trên đỉnh đầu...
24
Jalandhari
Người được chọn

Kim cương thánh nữ

7 năm

25
Tinkapa
Yogi màn đen

mẹ là 1 kim cương thánh nữ

26
Kukkuripa
Người quý chó





27
Tandhepa
Người đánh bạc



20 năm

28
Bhandhepa
Vị thần cầu pháp
Sravarti
Krsnacarya



29
Krsnacarya(Kanhapa)


Đại thành tựu giả Jalandhara
Bản tôn Hevajra

vốn là con trai một vị quan văn
30
Dombipa
Người cưỡi hổ
nước Ma Kiệt Đà
Đạo sư Virupa
du già mật pháp
12 năm
vua Ma Kiệt Đà
31
Kankana
Nhà Vua Tu sĩ
Visnunarga
một nhà sư du già
chú tâm vào mặt 1 viên ngọc
6 tháng

32
Dhobipa
Người thợ gặt
nước Pataliputra
một nhà sư du già

12 năm

33
Aryadeva (thanh tịnh thánh nhân)
Đại sư độc nhãn

Long Thọ


ngài sinh ra từ 1 đóa sen
34
Santipa
Học giả
xứ Magadha


12 năm

35
Vinapa
Nhạc sĩ
xứ Gauda
Đạo sư Buddhapa
chú tâm vào tiếng đàn
9 năm
ngài là hoàng tử xứ Gauda
36
Khadgapa
Bậc thầy ăn trộm

Du già sư Carpati
21 ngày cầu nguyện trước pho tượng Quan Thế Âm, sau đó dùng gươm chém con rắn chui ra từ đó
21 ngày
ngài vốn là 1 tướng cướp
37
Camaripa
Thợ sửa giày
Visnunarga
Một nhà sư du già

12 năm

38
Tantipa
Người thợ dệt
Sendhonarga
Sư Jalandra

12 năm

39
Putalipa

Bangala
Một nhà sư du già
bản tôn Hevajra
12 năm

40
Dharikapa
Vua nô lệ

Đạo sư Luipa

12 năm

41
Courangipa
Người không chân tay

Đạo sư Yoga Acinta
Nội hỏa
12 năm
Ngài vốn là 1 hoàng tử
42
Goraksa
Người chăn bò

Đại sư Minapa



43
Nigunapa


Một vi Yogi



44
Kirava
Người chinh phục

Một nhà sư du già
Bồ tát giới, tứ vô lượng tâm, thiền định

Ngài vốn là một vị vua
45
Kapalapa
Người mang bình bát sọ
Xứ Rajapuri
Chân sư Krsnacarya
Bản Tôn Hevajra, quán tưởng bình bát và hư không là một
9 năm

46
Nagabhodhi
Nhà Luyện Kim





47
Sarvabhaksa
Kẻ háu ăn
Vương quốc Abhira
Đại sư Saraha



48
Sakara
Người sinh từ hoa sen
Vương quốc Kanci
Bồ tát Quan Thế Âm
Bản Tôn Hevajra
12 năm

49
UPahana
Thợ đóng giày

Một nhà sư Du Già

9 năm

50
Pacari
Người bán bánh
Thành Campa
Bồ tát Quan Thế Âm
Lục tự đại minh chân ngôn


51
Godhuri
Người bẫy chim
Xứ Disunagar
Một nhà sư du già
Quán tất cả âm thanh trong thế gian và tiếng chim hót giống nhau
9 năm
Ngài thọ 100 năm hóa độ trên 300 đệ tử
52
Jayananda
Điểu sư - người dạy chim
Xứ Belgan

Pháp " Bi điền ", gia trì chân ngôn vào thức ăn rồi tung lên không trung để cúng dường

53
Lucika
Người đào tẩu

Một vị tăng

12 năm

54
Kotali
Người bán rong

Chân sư Santipa

12 năm

55
Campaka
Ông vua thích hoa
Vương quốc Campa
Một nhà sư khất thực

12 năm
Ngài là 1 vị vua
56
Bhiksana
Hành giả hai răng
Vùng Pataliputra
Một vị Dakini

7 năm

57
Dhilipa
Người bán dầu
Satapuri
Đạo sư Bhahana

9 năm

58
Kampari (2 vợ chồng)
Người Thợ rèn

Một nhà sư Yoga
Thiền Nội Hỏa


59
Ananga
Đẹp trai ngu ngốc
Gahura
Một Yogi
Bản tôn Chakrasamvara
6 tháng
Sau cùng ngài đi vào cảnh giới các Dakas
60
Indrabhuti
ông vua giác ngộ
vua xứ Shambhola
Chân sư Kambala

12 năm

61
Mekopa
Người có ánh mắt dữ tợn

Một nhà sư du già

6 tháng
Ngài làm nghề bán cơm
62
Santideva (Tịch Thiên Tôn giả)
Thầy Tu lười biếng





63
Nalinapa
Người hái hoa sen
Saliputra
Một Yogi
Guhyasamaja
9 năm
Ngài thọ 400 năm, hóa độ 550 đệ tử, sau đó đi vào cõi Dakas
64
Mahipa
Người vĩ đại
Xứ Ma - Kiệt - Đà
Một Yogi



65
Thagana
Người nói dối

Một nhà sư

7 năm

66
Acinta
Ẩn sĩ

Đại sư Kampala


Ngài vốn là 1 tiều phu nghèo khó và luôn bị ám ảnh bởi sự giàu sang
67
Babhahi
Người lấy sữa từ nước
Thành Dhanjura
Một Yogi
Yoga Chuyển di thần thức, Thiền Đại Thủ ấn
12 năm
Sau khi chuyển xác phàm thành thân ánh sáng ngài đi vào cõi các Dakas
68
Luipa
Hoàng tử ăn cá Thối
Quốc đảo Tích Lan
Các Dakini, một kỹ nữ (tiền kiếp là Dakini)
Tâm pháp Yogini, quán ruột các hôi thối như một loại tiên dược
12 năm

69
Catrapa
Người hành khất

Một nhà sư Thông thái

6 năm

70
Bhadrapa
Người độc nhất
Xứ Manidhara
Một nhà sư du già
Hàng ngày quyét dọn hố xí để hoán cải tâm kiêu ngạo
6 năm
Ngài vốn là 1 bà la môn giàu có và xa hoa
71
Naropa
Người bất khuất
Vùng Đông Ấn
Tilopa
Bản tôn Hevajra
6 tháng
Ngài mất 12 năm phụng sự thượng sư của mình mặc dù hàng ngày đi xin ăn để cúng thượng sư nhưng vẫn bị đánh chửi
72
Shalipa
Linh cẩu đại sư

Một nhà sư khất thực
Quán niệm tất cả âm thanh thế gian giống tiếng chó tru
9 năm

73
Minapa
Người bị cá nuốt
Vùng Belgan
Thần Siva

12 năm
Ngài là ngư dân bị cá lớn nuốt và thiền định 12 năm trong bụng cá, ngài thọ 500 năm
74
Kankali
Người góa vợ
Ma Kiệt Đà
Một du già sư
quán hình ảnh vợ mình như 1 thánh nữ
6 năm

75
Tilopa
Người Từ bỏ
Visnunagar



Ngài vốn là quốc sư nhưng từ bỏ để thành một vị ẩn tu
76
Khandipa
Người mặc áo vá
Vùng Gandhapur
Một nhà sư du già
Bản Tôn Yamantaka
12 năm

77
Ajokipa
Người không cố gắng

Một yogi
Bản tôn Hevajra
9 năm
Sau cùng ngài chuyển xác phàm thành thân ánh sáng và đi vào cõi các Dakas
78
Virupa
Đạo sư của các Thiên Nữ
Xứ Triputa, vương quốc Belgan
Kim cương nữ bồ tát
Kim cương chân ngôn
24 năm
Ngài thọ 700 tuổi
79
Kalapa
Người kỳ bí

Một du già sư
Bản tôn Chakrasamvara

Do đời trước tu phép nhẫn nhục nên ngài cực kỳ tuấn tú, sau cùng ngài đi vào cõi các Dakas
80
Lilapa
Nhà vua ấn sĩ
Vùng Tây Ấn
Một đạo sĩ
Bản tôn Hevajra


81
Kokalipa
Người Bị phân tâm bởi tiếng chim cu
Vua xứ Campara
Một Nhà Sư
Bản tôn Chakrasamvara

Quám tiếng chim, cũng như mọi âm thanh khác đều như thần chú của Bản Tôn


6 tháng
Đi vào cõi các Dakas bằng thân ánh sáng
82
Shawaripa
Người Thợ Săn

Bồ Tát Quan Thế Âm

12 năm

(có nhưng vị có quan hệ vợ chồng, nên được gom chung một đầu mục).


Ngoài 84 vị được mô tả trong sách vở kinh điển còn nhiều vị khác ngay cả trong thời kỳ cận hiện đại thậm chí ngay hiện nay minh chứng cho sự truyền thừa quý báu của truyền thống Kim Cương Thừa cao quý này. Một Số vị đó là:


  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

No comments:

Post a Comment